Làm sao để thực hiện thủ tục làm Căn cước công dân khi mồ côi cha mẹ từ nhỏ?

Căn cước công dân là một trong những giấy tờ tuỳ thân quan trọng của mỗi người. Việc làm căn cước công dân tưởng là đơn giản nhưng có rất nhiều vấn đề mà có thể nhiều người không biết cách xử lý. Dưới đây là tư vấn của Luật sư Công ty Luật TNHH DV Xingiayphepvề một vấn đề liên quan.

Mục lục bài viết

Thưa Luật sư,

Cho em hỏi, em mồ côi từ nhỏ. Em chỉ có giấy khai sinh mà không có tên cha mẹ. Giờ em muốn làm Căn cước công dân thì em phải làm thế nào?

Cảm ơn Luật sư.

Người gửi: Lâm Ngọc L.

Luật sư trả lời:

Chào bạn.

Trước hết, chúng tôi xin cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi của mình về Bộ phận Luật sư Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý

.

2. Nếu trong giấy khai sinh không có tên cha mẹ, việc làm Căn cước công dân sẽ thế nào?

Trên thực tế, khi đến làm Căn cước công dân, bạn sẽ phải điền nhiều thông tin liên quan đến nhân thân. Việc khai thông tin này không chỉ để làm Căn cước công dân mà còn để cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Các thông tin bạn cần cung cấp để cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định theo Khoản 1, Điều 9 bao gồm:

– Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

– Ngày, tháng, năm sinh;

– Giới tính;

– Nơi đăng ký khai sinh;

– Quê quán;

– Dân tộc;

– Tôn giáo;

– Quốc tịch;

– Tình trạng hôn nhân;

– Nơi thường trú;

– Nơi ở hiện tại;

– Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ.

Thông tin bạn cần cung cấp để cập nhật trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được quy định tại Khoản 1, Điều 15 bao gồm:

– Các thông tin được liệt kê tại Khoản 1, Điều 9 Luật này;

– Ảnh chân dung;

– Đặc điểm nhân dạng;

– Vân tay;

– Họ, tên gọi khác;

– Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;

– Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;

– Trình độ học vấn;

– Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Theo quy định tại , nếu bất cứ thông tin nào của công dân mà không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì sẽ được thu thập, cập nhật từ công dân.

Trong trường hợp của bạn, vì bạn mồ côi từ nhỏ, giấy khai sinh cũng không có bất cứ thông tin gì về cha mẹ nên khi đi làm thủ tục cấp (trong tương lai là thủ tục cấp đổi, cấp mới nếu bị mất) Căn cước công dân, để cẩn thận nhất, bạn cần mang theo giấy khai sinh và bất cứ loại giấy tờ nào khác làm minh chứng cho việc này.

3. Một số thông tin liên quan đến việc cấp

Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được quy định tại Khoản 1, Điều 22 như sau:

Điều 22: Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân

a) Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;

b) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo của thủ trưởng đơn vị;

c) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

đ) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Về nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, bạn có bốn lựa chọn theo quy định như sau:

Điều 26: Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *