Làm sao để nhà phân phối có thể có con dấu?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bạn đang là nhà phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp nhưng bạn không biết làm sao để có con dấu, nhất là khi doanh nghiệp đối tác của bạn đang rất cần ký hợp đồng đại lý với bạn? Nếu đúng như vậy, dưới đây là lời tư vấn của Luật sư Công ty Luật TNHH DV Xingiayphepcho trường hợp của bạn.

Mục lục bài viết

Chào Luật sư, mình làm nhà phân phối gạo cho một công ty. Mình chỉ là kinh doanh cá thể nhưng phía công ty yêu cầu phải có con dấu để ký hợp đồng cho đại lý. Vậy cho mình hỏi, để có con dấu như vậy mình có phải đăng ký thành lập doanh nghiệp không?

Mình không muốn thành lập doanh nghiệp, không thành lập doanh nghiệp thì có thể làm con dấu của nhà phân phối không?Làm thì làm thế nào? Cảm ơn luật sư.

Người gửi: Đặng Thị T.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi đã nghiên cứu và sẽ tiến hành tư vấn dựa trên những vấn đề sau:

– Để có con dấu, có bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp không?

– Nếu không muốn thành lập doanh nghiệp, có cách nào để làm con dấu của nhà phân phối?

1. Cơ sở pháp lý

– .

– .

– .

– .

– .

2. Để có con dấu, có bắt buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp không?

Theo , có ba loại con dấu: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng và con dấu không có hình biểu tượng.

Chúng tôi sẽ không nói đến con dấu có hình Quốc huy trên con dấu vì đây là con dấu được sử dụng bởi các cơ quan nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền khác.

Đối với con dấu có hình biểu tượng và con dấu không có hình biểu tượng, theo Khoản 12, Điều 8 của Nghị định này, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư, giám định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã được phép sử dụng các loại con dấu này.

Từ đó, có thể hiểu rằng, để có con dấu, bạn phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã.

3. Nếu không muốn thành lập doanh nghiệp, có cách nào để làm con dấu của nhà phân phối?

Theo như ý muốn của bạn, bạn không muốn thành lập doanh nghiệp. Bạn có thể thành lập hợp tác xã.

Hợp tác xã được hiểu như sau:

Khoản 1, Điều 3 :

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Có thể thấy, hợp tác xã không phải một loại hình doanh nghiệp. Do vậy, khi so sánh với trường hợp của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên thành lập hợp tác xã.

Về đăng ký thành lập hợp tác xã, và quy định như sau:

– Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Điều lệ;

+ Phương án sản xuất, kinh doanh;

+ Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

+ Nghị quyết hội nghị thành lập.

– Trước khi hoạt động, hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã được quy định tại :

Điều 24: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã

1. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;

2. Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

3. Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật này;

4. Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này.

Sau khi nộp hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ làm việc và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên. Nếu từ chối thì phải gửi câu trả lời bằng văn bản.

Khoản 3, Điều 15 :

Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, nếu hợp tác xã của bạn có trên 10 người lao động, bạn sẽ phải đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn bằng văn bản của Luật sư Xin giấy phép về trường hợp này.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *