Làm loạn ở Tòa án có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư. Tôi có mộ vụ việc cần luật sư tư vấn: Anh A là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp đất đai, vụ án được xét xử và Tòa án ra quyết định, Nhưng do không đồng ý với quyết định của Tòa án nên anh A đã có hành vi la hét,

Mục lục bài viết

chửi bới cán bộ Tòa án và túm áo đánh thẩm phán, tát thư ký Tòa án…Vậy hành vi của anh A có vi phạm pháp Luật không? Xin cảm ơn Luật sư.

>>

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

2.1. Quy định về tội gây rối trật tự công cộng:

Anh A là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp đất đai, vụ án được xét xử và Tòa án ra quyết định, Nhưng do không đồng ý với quyết định của Tòa án nên anh A đã có hành vi la hét, chửi bới cán bộ Tòa án và túm áo đánh thẩm phán, tát thư ký Tòa án…có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo điều 318, :

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

2.2. Dấu hiệu tội gây mất trật tự công cộng:

Về chủ thể của tội phạm:

+ Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có hành vi gây rối trật tự công cộng đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

+ Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

Về mặt khách thể của tội phạm: Tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi…ở nơi công cộng.

– Về mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan:

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các, quán ăn, quán giải khái có đông người…

Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng.

+ Hậu quả:

Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và pơhi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội. Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc, vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xoá án tích.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là do cố ý.

Như vậy: Hành vi của anh A la hét, chửi bới cán bộ Tòa án và túm áo đánh thẩm phán, tát thư ký Tòa án…là hành vi đã thỏa mãn các dấu hiệu về hành vi gây mất trận tự công cộng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội này. Khung hình phạt về tội gây mất trật tự công cộng như sau:

– Nhẹ sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Nặng sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *