Làm cách nào để xử lý bị đe dọa gửi video lên mạng nhằm tống tiền?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi de dọa người khác diễn ra dưới nhiều hình thức: Nhắn tin de dọa, dọa dẫm trực tiếp … hoặc tiết lộ những thông tin đời tư, bí mật đời tư cá nhân của người khác nhằm mục đích tống tiền hoặc các mục đích khác. Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Đe dọa video lên mạng nhằm tống tiền?

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi: Làm cách nào để xử lý tình trạng bị người khác uy hiếp, đe dọa gửi video của cá nhân lên mạng nhằm mục đích tống tiền?

Người gửi: Yenle_chan

Đe dọa video lên mạng nhằm tống tiền?

Trả lời:

Theo như thông tin bạn đưa ra thì hành vi của người đó mới dừng lại ở việc đe dọa, uy hiếp để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn. Trước hết, bạn nên đến cơ quan công an ở địa phương để trình báo, và phối hợp điều tra nếu có hành vi vi phạm pháp luật. Việc người đó đe dọa đưa video của bạn lên mạng xã hội nhằm mục đích tống tiền bạn nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý về tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 , thuộc trường hợp dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, có thể vị phạt tù với khung hình phạt thấp nhất là từ một năm đến năm năm tù và khung cao nhất là từ mười hai đến hai mươi năm tù và có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tùy vào tính chất phức tạp và nghiêm trọng của hành vi vi phạm.

Trong trường hợp nội dung video đó mang nội dung đồi trụy và người đó đã tiến hành phát tán video trên mạng xã hội, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, ngoài tội phạm đã định trên (tội cưỡng đoạt tài sản) thì người đó còn có thể bị xử lý về hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 với khung hình phạt cao nhất là từ 07 năm đến 15 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, theo quy định của Bộ luật dân sự, người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người đó những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại và còn có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác theo Điều 155 với khung hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, khung hình cao nhất là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

2. Cách ứng xử khi bạn trai cũ đe dọa tung clip nhạy cảm lên mạng xã hội?

Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn giúp là: Người yêu cũ theo dõi tôi và quay được cảnh tôi với người yêu mới quan hệ và bây giờ tôi đã với cả 2 người vì không hợp nhưng một trong hai người đã uy hiếp tôi phải lấy một trong hai người đó trong khi tôi không còn tình cảm nữa. Nếu không lấy thì anh ta sẽ đăng video tôi quan hệ với người khác lên facebook và youtube, còn đe dọa là mai kia tôi lấy chồng sẽ cho chồng tôi và bố mẹ nhà chồng xem video để tôi bị đuổi ra khỏi nhà. Anh ta có hành vi theo dõi, xúc phạm đến quyền riêng tư của tôi. Mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi nên giải quyết như thế nào? Xin cảm ơn!

Cách ứng xử khi bạn trai cũ đe dọa tung clip nhạy cảm lên mạng xã hội ?

Tư vấn:

Chào bạn,

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thư cho chúng tôi, có lẽ hiện giờ bạn đang rất lo lắng và hoang mang khi bị người yêu cũ uy hiếp tung ảnh lên mạng xã hội. Không ít người cũng đã từng ở trong tình huống như bạn.

Việc bạn yêu một người và quan hệ với người bạn yêu không phải là tội lỗi, việc đe dọa tung video nóng lên mạng xã hội mới là hành vi phạm pháp. Những người yêu thương bạn có thể thông cảm với bạn.

Khi bị đe dọa, uy hiếp như vậy, thông thường ai cũng sẽ hoang mang, lo lắng, bất an, những lúc như vậy hãy ở cạnh người bạn tin tưởng để phần nào được trấn an tâm lý, để sau đó có thể bình tĩnh nhìn nhận, phân tích vấn đề. Trong thời gian yêu nhau bạn trai bạn là người như thế nào? Anh ta có tuân thủ theo những quy tắc đạo đức không? Điều gì khiến anh ta đe dọa, uy hiếp bạn như vậy?

Có thể anh ta tức giận và chưa chấp nhận ngay được việc bạn từ chối anh ta. Trước hết, đừng tỏ thái độ gay gắt, hãy thử nhẹ nhàng nói chuyện, thuyết phục. Nếu anh ta cứ tiếp tục như vậy thì càng khiến các bạn không còn tình nghĩa gì. Đồng thời, nêu lên những dẫn chứng liên quan đến việc pháp luật quy định như thế nào về hành vi đe dọa tung clip nóng của người khác lên mạng xã hội. Cụ thể là căn cứ Điều 155 và Điều 326 quy định về vấn đề này. Chi tiết về các điều luật này đã được chúng tôi phân tích ở trên, bạn vui lòng tham khảo để áp dụng tương tự trong trường hợp của mình.

Dần dần khi đã nguôi cơn giận, anh ta có thể từ bỏ ý định tung ảnh nhạy cảm lên mạng. Nếu không tự giải quyết được bạn cũng có thể suy nghĩ về việc nói chuyện với một người trưởng thành bạn tin tưởng để được trợ giúp.

Khi đã thử nhiều cách nhưng vẫn không có hiệu quả bạn có thể báo cáo sự việc với cơ quan công an để thu giữ, xóa bỏ những clip đó, trước khi quyết định báo công an cũng có trò chuyện với một Luật sư để có thể nhận được những lời khuyên, từ đó đưa ra quyết định phù hợp.

Yêu và có quan hệ với người bạn yêu không phải là việc làm sai trái. Tuy nhiên, qua sự việc lần này bạn cũng có thể rút ra được những bài học cho bản thân để không phải đối mặt với hoàn cảnh tương tự như vậy một lần nữa.

Hi vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi là hữu ích cho bạn.

Chúc bạn mọi điều tốt lành !

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là ý kiến tư vấn chính thức cuối cùng của chuyên gia tâm lý, luật sư. Nếu có điều gì cần chia sẻ, trợ giúp về tâm lý quý khách hãy gọi đến : chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng bạn tháo gỡ khó khăn !

3. Dùng clip để đe dọa, khống chế người khác bị xử lý như thế nào?

Thưa luật sư, xin hỏi: Việc dùng các video, clip nhạy cảm để đe dọa, khống chế người khác thì bị xử lý như thế nào? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Một người phát tán hình ảnh “nhạy cảm” của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội danh sẽ được xác định tùy vào mục đích mà người phạm tội mong muốn đạt được.

Trong trường hợp, chồng cũ của em gái bạn có hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ, đồng thời thực hiện hành vi là do cố ý, phổ biến văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác với nhiều động cơ khác nhau, theo Điều 326 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy:

Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị;

c) Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh;

d) Phổ biến cho 10 người đến 20 người;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được mà còn vi phạm.

…”

Trong trường hợp, chồng cũ của em gái bạn có hành vi sử dụng clip để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của em gái bạn, theo quy định tại Điều 155 , có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội làm nhục người khác.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trong trường hợp chồng cũ của em gái bạn dùng clip nhằm mục đích đe dọa chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 .

>> Tham khảo nội dung liên quan:

4. Hành vi đe dọa tinh thần từ người tình của chồng bị xử lý thế nào?

Chào công ty Xin giấy phép, tôi tên P, 48 tuổi. Chồng tôi 54 tuổi, chúng tôi có ba con trai 1994-1999-2004. Chồng tôi là một người chồng tốt thương yêu chăm sóc vợ con, đối xử tốt với mọi người xung quanh và là một người hiền lành.

Nhưng cách đây 02 tháng tôi biết anh có ra ngoài quan hệ với một người (không chồng, có một đứa con gái khoảng 12-13 tuổi). Cô này lúc quen chồng tôi là nhân viên phục vụ quán nhậu. Tôi đã mời chồng tôi và cô này ra nói chuyện, chồng tôi có nói trước mặt tôi với cô này là nên chấm dứt (vì khi quen chồng tôi luôn kể về vợ con cho cô ta nghe) chồng tôi nói không bao giờ bỏ gia đình và rất thương vợ con. Chồng tôi đã nhiều lần muốn tránh xa cô ta nhưng mỗi lần chồng tôi đề nghị đều bị cô ta hăm tự tử (cắt tay, lấy chai bia đập vào đầu), cô ta hăm doạ sẽ nói cho tôi biết và buộc chồng tôi không được về nhà nữa. Chồng tôi vì điều này suy sụp rất nhiều lo sợ tôi sẽ biết. Chồng tôi chặn tất cả điện thoại và không muốn gặp mặt cô ta. Cô này đã nhắn tin hăm doạ chồng tôi “coi chừng” và nhắn tin chửi tôi, gọi điện thoại “chửi bậy”, thậm chí cô ta còn nhắn tin cho con trai lớn của tôi, gửi hình thân mật hai người cho con trai của tôi.

Cô ta đe doạ tôi là có gia đình, chồng con, bạn bè còn cô ta không có gì nên không sợ, buộc tôi phải chấp nhận cô ta là vợ 2 nếu không đừng trách. Cô ta bắt đầu lên Facebook kết bạn với tất cả người quen của tôi đưa những hình ảnh vui chơi, ôm ấp thậm chí hôn nhau. Nếu ai không kết bạn cô ta vào tin nhắn “đề nghị làm bạn sẽ được xem những hình hay lắm” và vu khống chồng tôi và cô ta có đứa con gái 3 tuổi. Chồng tôi đã xin tôi tha thứ và tôi cũng đã tha thứ cho chồng vì đây cũng là lỗi một phần ở tôi không chăm sóc anh chu đáo. Chồng tôi luôn ở bên tôi và gia đình từ hôm giờ. Nhưng hiện giờ cô ta càng lúc càng quá đáng, tôi đang bị khủng hoảng rất nặng, mục đích cô ta giờ là phát tán hình ảnh làm nhục gia đình tôi buộc chồng tôi phải gặp mặt nếu không cô ta sẽ tiếp tục quậy phá. Hiện giờ, sự việc đã lan truyền nhưng cô ta vẫn tiếp tục. Tôi đang bị cô ta “khủng bố” làm ảnh hưởng tinh thần tôi rất nặng nề.

Xin bạn cho tôi biết tôi phải làm gì với người này? Cô ta có phạm luật dùng Facebook ” làm nhục” người khác không? Tôi có kiện cô ta được không và chồng tôi có bi ảnh hưởng gì không?

Rất mong bạn hiểu tâm trạng tôi lúc này và cho tôi một giải pháp, tình trạng này kéo dài tôi không còn tinh thần làm việc nữa. Xin chân thành cảm ơn!.

Bị đe dọa tinh thần từ người tình của chồng?

, gọi:

Trả lời:

Trong trường hợp của bạn, việc người tình của chồng có những hành động: đe dọa tử tự (cắt tay, lấy chai bia đập vào đầu); hăm dọa chồng bạn và gia đình bạn; chửi bậy gia đình bạn thông qua các tin nhắn, có ý định phát tán các hình ảnh để làm nhục gia đình bạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần gia đình bạn. Theo các dữ liệu trên để bảo vệ quyền và lợi ích gia đình mình, chấm dứt tình trạng bị đe dọa như trên bạn có quyền làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện, quận của người có những hành vi trên về tội làm nhục người khác theo quy định tại ĐIều 155 .

Việc dùng facebook lan truyền những hình ảnh làm nhục gia đình bạn thì theo quy định tại Nghị định tại Điều 5 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Bạn có thể đem tất cả những bằng chứng, những thông tin mà bạn có được đến cơ quan công an yêu cầu họ điều tra về hành vi phạm tội này. Cơ quan điều tra sẽ có nghĩa vụ xác minh làm rõ đối tượng đã thực hiện hành vi và truy tố họ trước pháp luật.

5. Xử lý đối với hành vi đe dọa tinh thần người khác?

Xin chào luật sư. Em có một vấn đề xin được tư vấn như sau. Việc là hôm qua khi đi học về thì người nhà em nói trên kệ của em bị đổ ngập nước, trong nồi cơm điện cũng vậy. Thủ phạm có viết 1 tờ giấy chửi em rồi nói lần trước dám chọc nó. Bức thư này nặc danh và đã bị xé nhỏ thả đầy phòng khách. Do người nhà em hay có thói quen mở cửa rồi bỏ ra ban công ngồi nên có lẽ hung thủ đã nắm cơ hội này mà vô dễ dàng.

Em ở phòng chung cư. Sau đó em đi tắm, cửa vẫn mở nhưng có lẽ do lúc em tắm, người nhà bỏ vô phòng. Khi ra thì thấy nước ngọt đổ trên bàn học em lênh láng, thuốc đỏ đổ thành từng vũng nhỏ trên sàn bếp. Trên dép em thì đầy nước miếng. Cửa phòng lại tiếp tục lá thư chửi rủa bị nhàu nát. Đứa em họ học lớp 6 ở chung nhà em nói lúc nãy nó ở trong phòng nên không hay. Rồi nó tìm lá thư gần bàn nó với nội dung là do em từ chối tình cảm hung thủ. Một tờ giấy nhàu khác ghi kết thúc tại đây. Thật sự em không hề nói chuyện với ai trong khu em ở nên việc xích mích hay tỏ tình gì càng không thể xảy ra.

Em không biết đây là trò đùa quậy phá của con nít nào đó hay tụi em họ em. Nhưng em cảm thấy rất bất an và muốn được giải quyết dứt điểm. Như tình huống trên của em thì có thể thu thập thêm chứng cứ và nhờ đến sự can thiệp của pháp luật không? Nếu có thì giả sử thủ phạm còn trong tuổi vị thành niên thì sẽ thoát tội phải không ạ?

Xin luật sư cho em xin ý kiến!

Tư vấn Đe dọa video lên mạng nhằm tống tiền?

, gọi:

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 34 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, theo đó thì:

– Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

– Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

– Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

– Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

– Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp thì hành vi trên là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và được coi là làm nhục người khác. Trước tiên thì bạn cần phải điều tra, xác minh xem là ai đã làm, mục đích của họ là như thế. Việc xử lý đối với hành vi này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi đó. Cụ thể:

Xử phạt hành chính:

Căn cứ Điều 5 xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi của người này sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Người đó cũng có thể bị xử phạt về hành vi đổ chất bẩn vào nhà người khác theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 như sau:

“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;”

Bạn có thể trình bày với Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan Công an nơi bạn đang cư trú để xử phạt hành chính.

Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Căn cứ Điều 155 quy định về tội làm nhục người khác. Điều này đã được phân tích cụ thể ở trên, bạn có thể tham khảo.

Trường hợp người xâm phạm là người chưa thành niên:

Theo quy định:

“Điều 134. Nguyên tắc xử lý

Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:

1. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;

2. Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;

4. Trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, bí mật riêng tư của người chưa thành niên phải được tôn trọng và bảo vệ;

5. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính phải được xem xét áp dụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Chương II của Phần này. Việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính không được coi là đã bị xử lý vi phạm hành chính.”

Điều 81 quy định về Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

– Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

– Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của , thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định:

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 ( hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của ;

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội ), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của ;

+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.

– Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

– Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.

– Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

– Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

– Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

6. Đe dọa khởi kiện nhằm chiếm đoạt tài sản xử lý như thế nào?

Thưa Luật sư. Xin cho tôi hỏi một vấn đề như sau: Em trai tôi có đi quan hệ bất chính với một người phụ nữ đã có chồng. Chồng cô ta có quay được cảnh hai người quan hệ với nhau. Và đem clip đến nhà chúng tôi dọa nếu không đưa 50 triệu thì sẽ kiện em tôi. Xin luật sư cho tôi xin tư vấn về vấn đề này? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Thứ nhất, xác định hành vi vi phạm:

Clip có hình ảnh em trai bạn như vậy việc sử dụng clip này cần được sự đồng ý của em trai bạn theo quy định tại Điều 32 như sau:

Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, hành vi sử dụng hình ảnh này nhằm mục đích đe dọa đòi tiền là vi phạm pháp luật. Theo đó, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 170 về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

…”

Với số tiền đe dọa sẽ cưỡng đoạt là 50 triệu người chồng này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 170 nêu trên.

Thứ hai, về phương hướng giải quyết: Trong trường hợp này, em trai bạn hoàn toàn có quyền tố cáo hành vi này tới cơ quan công an địa phương. Tuy nhiên, trước hết hai bên nên tự thỏa thuận về phương hướng giải quyết để thống nhất đảm bảo quyền lợi theo mong muốn, tránh khỏi rắc rối pháp lý và đảm bảo quyền đối với hình ảnh cá nhân.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *