Là đại biểu HĐND huyện, thì có bị luân chuyển cán bộ, công chức cấp xã theo nghị định 158 hay không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mình là 1 công chức địa chính tại xã, đồng thời là đại biểu HĐND huyện đại diện cho xã mình đang công tác. Xin hỏi mình có phải thuộc diện luân chuyển cán bộ, công chức theo nghị định 158/2007 của Chính phủ hay không? Xin cảm ơn luật sư.

>>

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 158/2007/NĐ-CP

Quyết định 04/2014/QĐ-BNV

Hướng dẫn 15/HD-BTCTW

Chuyên viên trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi của mình đến Ban Biên tập – Phòng Tư vấn trực tuyến của Công ty Xin giấy phép. Với thắc mắc của bạn, công ty Xin giấy phép xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Luân chuyển cán bộ là hoạt động phổ biến, là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền, đoàn thể… trong hệ thống chính trị Việt Nam nhằm chuyển đổi lần lượt vị trí công tác của cán bộ trong cơ cấu tổ chức theo những trình tự có tính lặp lại nhằm đạt tới những mục tiêu về lãnh đạo, quản lý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Việc luân chuyển cán bộ được thực hiện bắt buộc, thường xuyên, theo nguyên tắc công tâm, khoa học, hợp lý. Việc thực hiện luân chuyển cán bộ định kì phải được thực hiện đúng nguyên tắc hoán vị và không ảnh hưởng đến tăng, giảm biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc thực hiện luân chuyển công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện bắt buộc, thường xuyên, áp dụng đối với tất cả các cán bộ, công chức, viên chức và tất cả các vị trí công tác.

Căn cứ Điều 2 Nghị định 158/2007/NĐ-CP về Đối tượng áp dụng của Nghị định:

Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tổ chức hành chính trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Kiểm toán Nhà nước; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Tòa án quân sự, Viện kiểm sát quân sự các cấp;

c) Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

d) Các cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội từ cấp xã trở lên;

đ) Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;

e) Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, công ty nhà nước (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhà nước);

g) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang;

h) Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.

2. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ.

Các trường hợp đặc biệt khác:

Căn cứ Điều 11 Nghị định 158/2007/NĐ-CP:

a) Đối với các cơ quan, tổ chức đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kì chuyển đổi vị trí công tác, mà vị trí này yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc chuyển đổi vị trí công tác theo định kì do cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp trên trực tiếp quyết định;

b) Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo định kì đối với cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ .

Theo điểm d khoản 1 của điều khoản trên, nếu hiện tại bạn đang là cán bộ địa chính và đại biểu HĐND xã và không phải đối tượng nằm trong trường hợp đặc biệt khác quy định tại Điều 11 của Nghị định 158, bạn vẫn thuộc đối tượng nằm trong diện định kì chuyển đổi vị trí công tác thuộc quy định của Nghị định 158/2007/NĐ-CP.

Cũng theo Nghị định 158/2007, những hành vi bị cấm trong việc định kì chuyển đối vị trí công tác bao gồm: a) Không thực hiện việc định kì chuyển đổi vị trí công tác trái với chuyên môn, trái với nghiệp vụ đang làm hoặc đang phụ trách; b) Nghiêm cấm việc lợi dụng các quy định về định kì chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vì mục đích vụ lợi hoặc để trù dập cán bộ, công chức, viên chức.

Trong trường hợp bạn đang công tác tại một vị trí lãnh đạo khác từ cấp xã trở lên, bạn có thể tham khảo việc luân chuyển công tác đối với các cán bộ đang giữ chức vụ lãnh đạo được quy định tại Hướng dẫn 15/HD-BTCTW. Theo khoản 2 Điều 3 của Nghị định 158/2007/NĐ-CP: ”Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý” là người được bầu cử hoặc được người có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ có thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và được hưởng phụ cấp lãnh đạo; việc luân chuyển cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về luân chuyển cán bộ cấp lãnh đạo, đúng nhiệm kì, đúng vị trí.

Khi phát hiện sai phạm trong quyết định định kì chuyển đổi vị trí công tác của cơ quan, bạn có quyền yêu cầu thủ trưởng xem xét và thực hiện sửa đổi, khắc phục quyết định đó, nếu không được giải quyết thỏa đáng bạn có thể báo cáo vấn đề lên cơ quan quản lý, cán bộ lãnh đạo cấp cao hơn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *