Không giao nộp tài sản thuộc di tích lịch sử, văn hoá cho nhà nước bị xử lý như thế nào?

Trong lúc đào đất để làm ao, tôi đã phát hiện được một số chiếc bình cổ, theo như tìm hiểu thì thuộc thời Tiền Lê. Tôi giữ lại làm kỉ niệm và để bày trong tủ kính ở nhà. Một hôm, anh cán bộ xã là người quen tới nhà tôi chơi,…

Trong lúc đào đất để làm ao, tôi đã phát hiện được một số chiếc bình cổ, đĩa cổ, theo như tìm hiểu thì thuộc thời Tiền Lê. Tôi giữ lại làm kỉ niệm và để bày trong tủ kính ở nhà. Một hôm, anh cán bộ xã là người quen tới nhà tôi chơi, đã thấy những chiếc bình tôi bày ở nhà và yêu cầu tôi phải giao nộp lại cho xã vì đó là tài sản thuộc di tích lịch sử. Tôi không đồng ý vì cho rằng đó là tài sản do tôi tìm thấy và tôi có quyền được giữ. Tôi muốn hỏi việc tôi giữ những chiếc bình cổ đó có đúng theo quy định của pháp luật không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 229 thì:

1. Người phát hiện tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Như vậy, việc anh đào được một số chiếc bình cổ, theo như tìm hiểu thì thuộc thời Tiền Lê, nếu tài sản này thuộc di tích lịch sử, văn hoá theo quy định của Luật di sản văn hoá thì thuộc về nhà nước.

Theo thì:

+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm ditích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

+ Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

+ Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.

Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 14 như sau:

1. Sở hu hp pháp di sn văn hóa;

2. Tham quan, nghiên cu di sn văn hóa;

3. Tôn trng, bo v và phát huy giá tr di sản văn hóa;

4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

Ngăn chặn hoc đ ngh quan nhà c có thẩm quyền ngăn chn, x kp thi nhữngnh vi phá hoi, chiếm đot, s dụng trái phép di sn văn hóa.

Ngoài ra, tại Điều 70 quy định:

Người nào phát hiện được di sản văn hóa mà không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt hoặc có hành vi gây hư hại, hủy hoại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; di sản văn hóa đó bị Nhà nước thu hồi.

Tài sản mà anh tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì anh sẽ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật sau khi giao nộp hoặc thông báo cho uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất.

Trường hợp anh không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt thì tuỳ mức độ, tính chất vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *