Không được trả phương tiện khi bị tai nạn ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Vào khoảng 20h tôi lưu thông trên đường 5 hướng từ kẻ sặt về hà nội, tôi đi chậm ( khoảng 30km/h) , đúng làn , phần đường quy định , mở đèn xe , mang đầy đủ giấy tờ, đội mũ bảo hiểm đúng quy định thì bị người đàn ông đi với tốc độ cao, ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, không mở đèn xe xô vào.

Tôi bị thương ở chân nên ở tại hiện trường còn người đàn ông bị thương ở đầu nên csgt đưa đi cấp cứu. Sau đó csgt lấy lời khai của tôi và những nhân chứng, đo kiểm hiện trường. Csgt cũng xác nhận miệng với tôi là tôi không vi phạm gì. Họ máy của tôi và những giấy tờ mà chỉ có 1 giấy biên nhận hẹn giải quyết trong vòng 30 ngày. Hết thời gian trên giấy, không thấy phía csgt có câu trả lời, tôi lặn lội xuống hỏi thì bên csgt trả lời : phía người gây tai nạn chưa có nhu cầu giải quyết nên họ chưa giải quyết và csgt lại viết cho tôi thêm giấy hẹn 30 ngày nữa. Vậy tư vấn giúp tôi xem tôi phải làm gì để nhận lại xe, giấy phép lái xe, đăng ký xe, và được bồi thường như thế nào trong thời gian không có phương tiện đi lại. Csgt làm vậy có đúng trách nhiệm hay không. Và trường hợp tôi đủ điều kiện để khiếu nại , tôi khiếu nại ở đâu ?

 Xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của Minh Khuê

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Khoản 8 và 9 Luật năm 2012 quy định như sau:

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện , giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.”

Như vậy, có thể xác định nếu trường hợp của  bạn chỉ là xử phạt hành chính thì thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày, đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời gian tối đa không quá 30 ngày.

Nếu trường hợp của bạn thì theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, việc trả lại phương tiện cho bạn phụ thuộc vào quyết định của cơ quan điều tra, cụ thể:

“Điều 76. Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;

b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”

Trong trường hợp này bạn đưa ra dữ liệu chưa thực sự đầy đủ do đó bạn có thể xem xét dựa trên những điều luật trên để thực hiện quyền và nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi của mình.

Giả sử bạn đủ điều kiện khiếu nại thì theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 bạn sẽ phải nộp lần đầu lên Thủ trưởng đơn vị nơi đồng chí CSGT đó làm việc, công tác.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Không được trả phương tiện khi bị tai nạn ?​. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Giao thông

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *