Khởi tố hành vi “Lén lút” lấy xe máy của bạn cùng khu trọ như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính thưa Luật sư!. Em tên Nguyễn Minh A. Mong luật sư giúp đỡ, tư vấn cho em trường hợp nhua sau: Vào ngày 09/01/2016 trong lúc em ngủ thì có 2 người bạn lấy xe của em đi . Mà đến giờ không về, không liên lạc dược . Khi 2 người đó dắt xe đi thì có người nhìn thấy.

Mục lục bài viết

Em có phường nơi em ở mà thấy không mấy khả quan . Giờ em muốn làm đơn lên viện kiểm sát có được không?.Và phải làm đơn như thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý.

2. Nội dung tư vấn.

2.1 là gì?

Cơ sở pháp lý:

2.2 Khi nào thì cấu thành ?

– Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi. Có hành vi của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Trên thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý, đồng thời những quyền này lại thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện được các quyền này một cách trái pháp luật.

Việc che giấu hành vi phạm tội có thể được thực hiện bằng những hình thức khác nhau, cụ thể là:

Che giấu toàn bộ hành vi: Trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết được bất cứ thông tin nào về người phạm tội cũng như hành vi phạm tội (ví dụ: Lợi dụng đêm tối, lẻn vào nhà người khác lấy trộm tài sản).

Che giấu một phần hành vi: Tức chỉ che giấu riêng hành vi phạm tội (ví dụ: Kẻ phạm tội giả vờ vào hỏi chủ nhà xin nước uống, giả vờ hỏi thăm đường đi… và nhanh tay trộm tài sản giấu vào người). Trong trường hợp này chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản biết rõ người phạm tội nhưng không biết hành vi phạm tội.

Che giấu tính chất của hành vi phạm tội: Được hiểu là hành vi phạm tội được diễn ra công khai nhưng không ai biết việc phạm tội (ví dụ: Lợi dụng đám cưới đông người, người giữ xe tưởng là bạn bè của cô dâu, chú rể nên để cho kẻ phạm tội tự do dắt xe khỏi nơi giữ do mình quản lý).

– Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyển sở hữu tài sản của người khác.

– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Chủ thể: Chủ thể của tội là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.3 Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là như thế nào?

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

– Tố giác của cá nhân;

– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

– Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

– Người phạm tội tự thú.

2.4 Thời hạn giải quyết nguồn tin tố giác về tội phạm là bao nhiêu lâu?

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

– Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

– Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

– Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

– Khám nghiệm hiện trường;

– Khám nghiệm tử thi;

– Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

=>Kết Luận: Như vậy, có nghĩa là, hành vi trên đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản, do đó, để bảo vệ cho quyền và lợi ích của mình, bạn nên làm kèm theo những chứng cứ chứng minh có liên quan để chứng minh hành vi phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội tới cơ quan công an điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để công an tiến hành điều tra xác minh và giải quyết

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật Hình sự

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *