Khởi nghiệp với 2 đồng sáng lập nên chọn loại hình công ty nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Mình đang cùng với 1 người bạn khác dự định thành lập công ty, startup, tuy nhiên mình có đọc nhiều bài báo rằng các công ty, startup thường xuất hiện trường hợp người này đuổi người kia khỏi công ty.

Vì vậy nên mình muốn hỏi có loại hình công ty nào có thể ràng buộc hai người đồng sáng lập không thể đuổi nhau khỏi công ty, để có thể tin tưởng, cùng nhau làm việc không ?

Cảm ơn luật sư!

 

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung phân tích

Hiện nay, sau khi 2 đồng sáng lập thành lập công ty xong, không có quy định pháp luật nào có thể ép buộc đồng sáng lập rút vốn hay chuyển nhượng toàn bộ vốn trong công ty. Đấy là quyết định của người nắm giữ vốn. Với 2 người sáng lập, bạn có thể lựa chọn mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty hợp danh. Trong quy định của pháp luật có những căn cứ để đảm bảo quyền của người sáng lập khi công ty muốn thay đổi người góp vốn hay tiếp nhận thành viên mới. Cụ thể:

Với loại hình công ty hợp danh: Theo quy định tại Điều 175 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

….3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.

Điều 181 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về Tiếp nhận thành viên mới

1. Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.

Với loại hình công ty TNHH hai thành viên:

Điều 53 Luật doanh nghiệp 2014 Chuyển nhượng phần vốn góp

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;

b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận Doanh nghiệp – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *