Khởi kiện khi cho vay tiền nhưng không đòi lại được ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư, năm 2013 tôi có cho người hàng xóm (cũng là em họ xa) vay số tiền là 30.000.000đ (ba mươi triệu đồng chẵn) có người làm chứng là một người hàng xóm chung của chúng tôi. Cả 3 chúng tôi cùng ký tên vào tờ giấy vay tiền (hiện giờ tôi vẫn giữ tờ giấy đó). Nhiều lần tôi có đến đòi tiền mà người đó nói là không có, vậy tôi có đủ điều kiện để khởi kiện không ? Cảm ơn luật sư!
Mong nhận được sự tư vấn từ Luật sư, tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Bộ phận Dân sự của . Sau khi nghiên cứu pháp luật liên quan, chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý

2. :  

Vấn đề đầu tiên bạn cần chú ý khi có ý định khởi kiện, đó là thời hiệu khởi kiện. Theo khoản 3 Điều 150 BLDS 2015:

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

Hiểu một cách đơn giản, việc khởi kiện để yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích (ở đây là yêu cầu đòi lại tiền) phải được thực hiện trong thời hạn pháp luật quy định, cụ thể được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Cụ thể trong trường hợp này, nếu người đi vay khẳng định: sẽ không trả lại tiền, thách thức kiện, hoặc có bất kỳ lời nói, hành vi nào khiến bạn hiểu rằng họ sẽ không trả tiền, thì bạn có 03 năm kể từ ngày đó để khởi kiện. Tuy vậy, trong thực tế, việc xác định ngày biết hoặc phải biết này rất khó khăn, và có thể gây bất lợi cho bạn khi ra tòa, nếu việc vay tiền đã diễn ra từ năm 2013 và đối phương vẫn chưa trả chút nào. 

Theo Bộ luật dân sự 2015 thời hiệu khởi kiện sẽ được bắt đầu lại như sau:

Điều 157. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

c) Các bên đã tự hoà giải với nhau.

2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, nếu người vay thừa nhận nghĩa vụ của mình, hoặc đã thực hiện một phần nghĩa vụ, ví dụ như: Đã trả trước 1 triệu đồng, viết cam kết sẽ trả khoản nợ năm 2013,… thì thời hiệu khởi kiện sẽ được tính là 03 năm kể từ ngày tiếp theo sau sự kiện này xảy ra. Bạn nên lưu trữ lại bằng chứng bằng văn bản của những sự kiện này, ví dụ như giấy nhận tiền có đầy đủ thông tin ngày tháng, khoản nợ, xác nhận hai bên, người làm chứng.

Về việc khởi kiện, bạn cần có phù hợp với khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự, cụ thể là

4. phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Ngoài ra, kèm theo đơn khởi kiện, bạn phải nộp các tài liệu, chứng cứ hiện có chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm, như giấy tờ vay tiền, giấy nhận tiền/cam kết trả tiền, …

Hi vọng câu trả lời của chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn. Do mỗi vụ việc có các tình tiết quan trọng khác nhau, thông tin trên đây chỉ nhằm mục đích tham khảo.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *