Khởi kiện công ty cung cấp game online ?

Chào Luật sư, Hiện tại, tôi là khách hàng sử dụng dịch vụ cung cấp trò chơi trực tuyến của công ty X. Trong trò chơi, có giao dịch và mua bán tiền ảo, tổng số tiền mà tôi đã từng chi trả cho công ty X khoảng hơn 10 triệu đồng.

Vì một số lý do, tôi bị mất mật khẩu trò chơi, mặc dù đã đổi lại mật khẩu, hacker vẫn truy cập được vào tài khoản của tôi. Tôi đã liên lạc với kênh hỗ trợ khách hàng thì được trả lời là loại tài khoản này cho dù đổi mật khẩu, hacker vẫn vào được, và khẳng định trường hợp này không hỗ trợ khách hàng. Có rất nhiều trường hợp bị như tôi. Tôi có xem lại các luật và văn bản có liên quan đến game online là:

– Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA do BỘ VĂN HOÁ,THÔNG TIN-BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG-BỘ CÔNG AN ban hành ngày 01 tháng 06 năm 2006

– Nghị định: 72/2013/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 07 năm 2013 Thì thấy công ty X có vi phạm một số vấn đề sau:

– Không thông báo rõ ràng: cho dù loại tài khoản này công ty không hỗ trợ khi bị mất mật khẩu, công ty phải thông báo cho khách hàng khi đăng ký sử dụng loại tài khoản này. Tuy nhiên công ty đã không làm. Điều này gây thiệt hại trực tiếp cho tôi và những người như tôi.

– Một số vi phạm nhưng không gây thiệt hại cho tôi:

+ Không giới hạn thời gian chơi theo quy định.

+ Không có cơ chế kỹ thuật bảo vệ khách hàng.

Vậy, tôi có khả năng khởi kiện công ty X không? Nếu có, tôi nên khởi kiện độc lập hay kết hợp với nhiều người khác bị tương tự để khởi kiện? Việc khởi kiện tôi cần chuẩn bị những gì? Tôi nên khởi kiện theo luật bảo vệ người tiêu dùng không? Trường hợp của tôi có thể là trường hợp đầu tiên về khởi kiện liên quan đến Game online. Rất mong luật sư giúp đỡ.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty luật Minh Khuê,

>> Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện theo luật, gọi số:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

2. Nội dung tư vấn:

Trong thư bạn có nêu ra 2 văn bản pháp lý mà bạn đã tham khảo. Tuy nhiên trong đó Thông tư 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA đã hết hiệu lực, Nghị định 72/2013/NĐ-CP hiện còn hiệu lực. Căn cứ vào các điều luật sau của Nghị định 72/2013:

Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được thuê đường truyền dẫn của doanh nghiệp viễn thông để kết nối hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đến mạng viễn thông công cộng;

2. Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

3. Thiết lập trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm đầy đủ các thông tin sau đây:

a) Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi đối với từng trò chơi;

b) Quy tắc của từng trò chơi điện tử;

c) Các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi điện tử;

d) Các quy tắc về giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi.

4. Áp dụng các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của trò chơi do doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:

a) Cung cấp thông tin về trò chơi đã được phê duyệt nội dung, kịch bản (đối với trò chơi G1) hoặc đã thông báo theo quy định (đối với trò chơi G2, G3, G4) trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trong từng trò chơi bao gồm tên trò chơi, phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi và khuyến cáo về những tác động ngoài mong muốn về thể chất, tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi;

b) Đối với trò chơi G1 thực hiện đăng ký thông tin cá nhân của người chơi và áp dụng biện pháp hạn chế giờ chơi đối với trẻ em, người chơi dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;

5. Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng quy tắc của trò chơi điện tử đã công bố; chịu trách nhiệm về giá cước, chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin; giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;

6. Tuân thủ quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về vật phẩm ảo (hình ảnh đồ họa của một đồ vật, một nhân vật theo quy tắc nhất định do nhà sản xuất trò chơi điện tử đó thiết lập) và điểm thưởng (hình thức thưởng tương đương cách tính điểm mà người chơi nhận được trong quá trình tham gia trò chơi điện tử trên mạng);

7. Trường hợp ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, phải thông báo trên trang thông tin điện tử cung cấp trò chơi điện tử tối thiểu 90 ngày trước ngày dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ; có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung này 15 ngày trước ngày chính thức ngừng cung cấp dịch vụ;

8. Triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý nội dung hội thoại giữa các người chơi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

9. Không được quảng cáo trò chơi điện tử chưa được phê duyệt nội dung, kịch bản đối với trò chơi G1 hoặc chưa thông báo theo quy định đối với trò chơi G2, G3 và G4 trên các diễn đàn, trang thông tin điện tử của tổ chức, doanh nghiệp, các loại hình báo chí và phương tiện thông tin đại chúng khác;

10. Nộp lệ phí cấp phép và phí thẩm định nội dung, kịch bản trò chơi G1;

11. Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

12. Chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người chơi

Người chơi có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được chơi các trò chơi điện tử trừ các trò chơi điện tử bị cấm theo quy định của pháp Luật;

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này;

3. Lựa chọn trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình;

4. Không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật;

5. Thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông;

6. Chấp hành quy định về quản lý giờ chơi, quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

7. Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên có thể thấy: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến trò chơi cho người chơi, phải đảm bảo quyền lợi chính đáng của người chơi, có trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin và có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại và các tranh chấp phát sinh liên quan đến trò chơi điện tử mà mình cung cấp. Tương ứng với các nghĩa vụ trên, người chơi có quyền được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện tử đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và được đảm bảo giải quyết khiếu nại, tranh chấp như đã công bố.

Trong trường hợp của bạn: công ty X đã thực hiện không đúng nghĩa vụ cung cấp thông tin, vấn đề an toàn thông tin được thực hiện không tốt dẫn đến việc tài khoản của bạn bị hacker xâm nhập. Vậy căn cứ vào các quy định nêu trên bạn có quyền khiếu nại đến công ty để giải quyết theo quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp mà công ty đã công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của công ty. Nếu vụ việc không được giải quyết thỏa đáng thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Căn cứ vào các Điều 161, 163, 164 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Điều 186.Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 188.Phạm vi khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

2. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổ chức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

Điều 189.Hình thức, nội dung đơn khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Như vậy, bạn có thể tự mình khởi kiện hoặc liên kết với những người chơi khác cùng bị thiệt hại để cùng khởi kiện công ty X. Đơn khởi kiện có những nội dung như quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bên cạnh đó, bạn cần gửi kèm đơn khởi kiện những tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn luật dân sự – Công ty luật MInh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *