Khi vận chuyển hàng hóa trên đường cần phải mang theo giấy tờ gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Vận tải hàng hóa là một trong những ngành nghề kinh doanh phát triển nhanh tại Việt Nam. Vậy, khi kinh doanh hoặc vận chuyển hàng hóa cần lưu ý những vấn đề pháp lý nào ? Lưu thông hàng hóa cần giấy tờ gì ? … sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Khi vận chuyển hàng hóa cần phải mang theo giấy tờ gì ?

Xin chào Xin giấy phép, Tôi là người đi thu mua hàng nông sản và gỗ từ nông dân trồng và thu hoạch. Vậy tôi thu mua xong vận chuyển về cơ sở của mình thì cần chứng từ gì kèm theo khi vận chuyển hàng về kho mình. Trường hợp thu mua phế liệu thì cũng cần giấy tờ chứng từ gì khi vận chuyển. Do các trường hợp đều vận chuyển hàng ở các tỉnh khác ?

Mong luật sư tư vấn giúp tôi !

Trả lời :

Theo quy định của thì giấy đi đường dành cho xe kinh doanh vận tải hàng hóa. Giấy đi đường được cấp cho từng chuyến hàng, cho từng xe, làm chứng từ trong thực hiện vận chuyển:

1. Giấy tờ xe:

Để tham gia giao thông đường bộ thì các phương tiện vận chuyển bằng ô tô cần phải mang đầy đủ những giấy tờ sau:

-Giấy đăng ký xe ô tô.

-Giấy chứng nhận bảo hiểm các loại .

-Giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường( gọi tắt là giấy chứng nhận kiểm định ), được dán tem kiểm định .

-Giấy lưu hành cho xe quá khổ, quá tải (nếu có).

-Sổ nhật trình chạy xe.

-Phù hiệu xe chạy hợp đồng…

Vậy, khi vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận chuyển hàng hóa này thì cần mang theo những giấy tờ trên để quá trình vận chuyển hàng hóa được thuận lợi, tiết kiệm kinh phí và tiết kiệm thời gian.

2. Giấy tờ kinh doanh phương tiện

Chủ phương tiện cần phải có: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải theo nghành nghề củ thể trong suốt quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, nếu là hợp đồng dịch vụ với khách hàng nên photo một bản mang theo để trừ những trường hợp xấu xảy ra làm ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hàng hóa.

3. Giấy tờ của người điều khiển phương tiện

Đây là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu khi điều khiển phương tiện giao thông để vận chuyển hàng hóa. Loại giấy tờ này bao gồm:

-Giấy phép lái xe phù hợp với xe đang điều khiển.

-Giấy chứng nhận tập huấn lái xe taxi hoặc giấy chứng nhận huấn luyện vận chuyển hàng nguy hiểm khi thực hiện nhiệm vụ tương ứng.

-Giấy chứng nhận sức khoẻ định kỳ đối với người lái xe

4 Hợp đồng vận chuyển

Đối với những doanh nghiệp là đối tác lớn, đòi hỏi cần phải có hợp đồng và quy định một cách rõ ràng. Hợp đồng vận chuyển này thường là dành cho một lô hàng cần được vận chuyển đến nơi. Hợp đồng này sẽ xác minh rõ quyền hạn và trách nhiệm của hai bên trong việc vận chuyển hàng hóa, từ đó có thể dễ dàng thanh lý hợp đồng mà không vướng mắc những quy định.

5. Giấy đi đường

Giấy đi đường thường được cấp cho xe kinh doanh vận tải hàng hóa, nó được cấp cho từng chuyến hàng, cho từng xe, làm chứng từ cho phương tiện vận chuyển. Trong giấy đi đường này sẽ có cập nhật nơi đi, nơi đến, phương tiện sử dụng, số ngày công tác, lý do lưu trú… Loại giấy này sẽ xác minh một cách rõ ràng hành trình của chuyến xe để dễ dàng kiểm soát hơn.

Ngoài ra nếu vận chuyển gỗ anh cần có có giấy tờ sau :

Quy định vận chuyển gỗ rừng trồng

Căn cứ ngày10/10/2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định về Kiểm tra kiểm soát lâm sản. Theo đó, muốn vận chuyển gỗ rừng trồng thì chủ hàng và chủ xe cần có đầy đủ các loại giấy tờ như:

+ Lý lịch gỗ do cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân lập, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp.

+ Gỗ có dấu búa của chi cục kiểm lâm – Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh phù hợp với lý lịch.

Quy định về việc vận chuyển gỗ đặc biệt quý hiếm

Khi vận chuyển các loại thực vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IIA và động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm IIB theo Khoản 8 Điều 1 phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt. Giấy phép vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp và được quyền gia hạn giấy phép.

– Thủ tục cấp giấy phép :

Bước 1 : Chủ hàng có công văn hoặc đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt gửi Chi cục kiểm lâm sở tại, trong đó nêu rõ nguồn gốc, khối lượng, số lượng, chủng loại gỗ và lâm sản, nơi đi, nơi đến, thời gian, phương tiện vận chuyển kèm theo chứng từ gốc về nguồn gốc gỗ, lâm sản.

Bước 2: Chi cục kiểm lâm xem xét nếu đầy đủ hồ sơ chứng từ thì cấp ngay giấy phép vận chuyển đặc biệt, nếu chưa đủ thì hướng dẫn cho khách hàng bổ sung để chậm nhất trong vòng 10 ngày chủ hàng được cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt.

Quy định về việc vận chuyển gỗ tròn :

Gỗ tròn là những dạng gỗ mới được đốn hạn mà chưa tthông qua quá trình chế biến, chế tác. Theo Điều 7: Thủ tục vận chuyển, cất giữ gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp khai thác từ rừng tự nhiên trong nước của quyết định số 59/2005/QĐ-BNN (ban hành ngày 10/10/2005) Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản thì khi vận chuyển gỗ tròn cần phải có:

– Hóa đơn bán hàng hàng theo quy định của Bộ Tài chính. Nếu là vận chuyển nội bổ thì phải trình phiếu xuất kho vận chuyển nội bộ của tổ chức.

– Phải có lý lịch gỗ rõ ràng do tổ chức lập: gỗ phải có dấu búa Kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với lý lịch. Nếu gỗ không đủ chuẩn đóng dấu búa thì phải có biên bản kiểm tra được cấp bởi cơ quan kiểm lâm tại nơi khai thác gỗ.

Đối với những cột nhà cũ cũng có hình dạng tròn sẽ không thuộc mục này mà thuộc danh mục gỗ đã qua sử dụng

Quy định về vận chuyển gỗ lâm sản : Chủ hàng và chủ xe gỗ lâm sản cần có các giấy tờ sau:

– Hồ sơ lâm sản

– Lâm sản hiện có trên phương tiện vận chuyển

– Kiểm tra dấu búa kiểm lâm đối với gỗ phải đóng búa kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

Người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản phải chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện của công chức kiểm lâm; xuất trình ngay hồ sơ lâm sản ( bản chính ) trên phương tiện theo quy định tại Thông tư này và hồ sơ về phương tiện vận chuyển theo quy định hiện hành của Nhà nước

Quy định về việc vận chuyển gỗ nguyên liệu :

Chứng từ vận chuyển, gồm : Hóa đơn bán hàng, lý lịch gỗ kèm theo gỗ có dấu búa kiểm lâm.

– Trường hợp gỗ nguyên liệu đã trình kiểm sau khi nhập xưởng chế biến, khi vận chuyển hoặc tiêu thụ thì không cần phải đóng lại dấu búa Kiểm lâm, nhưng phải có xác nhận của Kiểm lâm sở tại.

– Trường hợp gỗ, nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn đóng dấu búa kiểm lâm thì chủ hàng phải xuất trình giấy xác nhận của Hạt Kiểm lâm sở tại là gỗ hợp pháp.

– Trường hợp gỗ, lâm sản quý hiếm thuộc nhóm IIA, khi vận chuyển ra ngoài tỉnh phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp theo quy định của Luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với gọi số: hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Trân trọng./.

2. Xe vận tải kinh doanh gia đình có phải gắn phù hiệu không ?

Thưa Luật sư, tôi hiện nay tôi có một số vướng mắc mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Hiện tại, tôi có chiếc xe vận tải có trọng tải 2,9 tấn sử dụng kinh doanh tại nhà. Vậy tôi có phải gắn phù hiệu không, trường hợp gắn thì sẽ bị xử phạt với mức xử phạt bao nhiêu ?

Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư đã tư vấn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông, gọi:

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 11 như sau:

Điều 11. Quy định đối với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải

1. Lái xe kinh doanh vận tải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Phải được đơn vị kinh doanh vận tải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định;

b) Phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế;

c) Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2. Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác;

b) Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vịmình;

c) Được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

b) Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

c) Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa phương mình.

4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kếtừ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

Theo quy định tại điểm đ Điều 11 thì kể từ thời điểm ngày 01 tháng 07 năm 2018 xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn phải gắn phù hiệu. Xe của bạn có trọng tải là 2,9 tấn Trường hợp không gắn phù hiều thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 24 .

Mức phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ quy định về mức xử phạt điều khiển ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không chằng buộc hoặc không chằng buộc chắc chắn; xếp hàng trên nóc buồng lái; xếp hàng làm lệch xe.

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

b) Chở hàng trên nóc thùng xe; chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe; chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;

c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người nằm, ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;

d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không có hoặc không mang theo Giấy vận tải theo quy định, trừ xe taxi tải.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (đối với loại xe có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe taxi tải không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định;

b) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;

b) Điều khiển xe quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ;

c) Điều khiển xe không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Từ thông tin bạn cung cấp thì trương hợp của bạn theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 24 trong trường hợp người tham gia giao thông điều khiển xe không gắn phù hiệu thoe quy định đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với với hành vi đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Mức bồi thường của chủ doanh nghiệp vận tải đối với tai nạn chết người ?

Thưa văn phòng luật sư, Vợ tôi năm nay 27 tuổi trên đường đi làm về bằng xe moto (tất cả các giấy tờ đều chính chủ và hợp lệ), thì một container kéo theo rơ móc của 1 doanh nghiệp vận tải đi ngược chiều đánh lái sang hết phần đường của vợ tôi, sau đó tông trực diện vào vợ tôi và hất vợ tôi xuống kênh nước cạnh đường, làm vợ tôi tử vong ngay tại chỗ.

Nguyên nhân tử vong được xác định là do vỡ hộp sọ. Xe moto vợ tôi sử dụng bị hư hại hoàn toàn. Tôi và vợ tôi có 1 con trai năm nay hơn 2 tuổi, bố vợ tôi 63 tuổi, làm nông, mẹ vợ tôi đã về hưu, vợ tôi là viên chức tại bệnh viện. Vụ tai nạn còn cướp đi sinh mạng của một người nữa. Đến nay tôi và gia đình đã lo hậu sự cho vợ tôi được hoàn thành, tôi có một số vướng mắc như sau, mong văn phòng luật sư giúp đỡ.

1. Đối với trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải và gia đình lái xe thì các chi phí bồi hoàn đối với gia đình tôi theo luật định ra sao ?

2. Về chi phí nuôi dưỡng con tôi đến đủ 18 tuổi thì chi phí đó được xác định thế nào ?

3. Lái xe container có phải chịu trách nhiệm hình sự không, và trách nhiệm đến đâu ?

Xin cảm ơn văn phòng luật sư.

>>

Luật sư trả lời:

* Vấn đề 1: Đối với trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải và gia đình lái xe thì các chi phí bồi hoàn đối với gia đình tôi theo luật định ra sao?

Theo quy định tại Điều 601 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ (container) phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho tìa xế chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải hoặc người tài xế lái xe phải bồi thường cho gia đình nạn nhân các khoản thiệt hại sau:

– Thứ nhất: thiệt hại do tài sản bị xâm hại tại Điều 589 Bộ lật Dân sự 2015 đó là sửa chữa chiếc xe máy.

– Thứ hai: thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

+ Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại thêm một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của vợ bạn. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

* Vấn đề 2: Về chi phí nuôi dưỡng con tôi đến đủ 18 tuổi thì chi phí đó được xác định thế nào ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành không đưa ra một quy định cụ thể về tiền cấp dưỡng cho những người mà ngườ bị thiệt hại phải nuôi dưỡng ví dụ như con dưới 18 tuổi, hay cha mẹ hết tuổi lao động có nghĩa vụ nuôi dưỡng… Các bên có thể dựa vào hoàn cảnh thực tế của mỗi bên (chi phí nuôi dưỡng của người bị thiệt hại khi còn sống đối với người có nghĩa vụ nuôi dưỡng; hoàn cảnh gia đình và thu nhập thực tế của người phải bồi thường) để thỏa thuận đưa ra một con số hợp lý. Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được mức bồi thường thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

* Vấn đề 3: Lái xe container có phải chịu trách nhiệm hình sự không, và trách nhiệm đến đâu?

Theo thông tin bạn cung cấp thì nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn do tài xe vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ cụ thể là lấn làn đường gây hậu quả thiệt hại tài sản và làm 2 người chết.

– Theo quy định của Điều 260 quy định như sau:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Như vậy, tài xế lái xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và mức xử phạt ở đây có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm khi làm chết 02 người.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại. gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Kinh doanh xe vận tải có phải gắn phù hiệu không?

Thưa công ty Xin giấy phép, tôi có lái xe cho một công ty nội thất bằng xe vận tải. Xe vận tải của tôi 2,5 tấn và chỉ đi chở nội thất thôi thì tôi có phải gắn phù hiệu xe không ?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, Quy định về những loại xe phải gắn phù hiệu:

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 11 theo đó:

3. Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công – ten – nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải“.

Bên cạnh đó, về lộ trình gắn phù hiệu cho ô tô kinh doanh vận tải được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắtnhư sau:

“4. Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn“.

Thứ hai, quy định khái niệm về xe kinh doạnh vận tải như sau:

Theo quy định tại Điều 3 như sau:

“1. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa; hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

2. Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

3. Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải; vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.”

Như vậy, xe của anh thuộc loại xe tải 2,5 tấn ( dưới 3,5 tấn) và công việc của anh là vận chuyển hàng hóa ( nội thất ) là việc vận tải hàng hóa để kiếm lời thì thuộc trường hợp buộc phải lắp phù hiệu xe từ ngày 1/1/2017. Nếu như anh không găn phù hiệu xe thì cảnh sát giao thông có quyền xử phạt xe của anh theo quy định pháp luật.

Bạn có thể xem thêm thông tin về xử phạt hành chính nếu vi phạm dưới đây:

Xử phạt hành chính với hành vi vi phạm

Khoản 6,7,8, 9 Điều 23

“6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;

b) Chở người trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý của xe;

c) Hành hung hành khách;

d) Điều khiển xe ô tô quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật Giao thông đường bộ;

đ) Điều khiển xe chở hành khách không có hoặc không gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu (biển hiệu) không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

e) Điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế không có hoặc không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia, phù hiệu liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi đón, trả hành khách trên đường cao tốc.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm m Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều này (trường hợp vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;

c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản 6 Điều này bị tịch thu phù hiệu (biển hiệu) đã hết giá trị sử dụng hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người Điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 Điều này (trường hợp chở hành khách) bị buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm m Khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Các trường hợp bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải?

Chào luật sư, xin hỏi: Tôi có vài thắc mắc xin luật sư tư vấn. Xử lý về dọa đốt bình gas 12kg và xe máy như thế nào?. Và bạo lực gia đình. Nay công an giữ xe của tôi đã hơn nửa tháng mà không giải quyết cho tôi. Tôi ra hỏi nhiều lần mà cứ hẹn lần khác ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Mục đích khi thực hiện hành vi dọa đốt bình ga 12kg và xe máy là để đe dọa giết người thì hành vi này có thể cấu thành tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 103 :

Điều 103. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Vậy, nếu làm cho người bị đe dọa tin rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì người thực hiện hành vi dọa đốt bình ga và đốt xe máy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

Hành vi bạo lực gia đình bao gồm nhiều hành vi khác nhau nên tùy từng hành vi bạo lực mà sẽ xử phạt khác nhau. Nếu có hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình sẽ bị xử phạt như sau:

“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Các trường hợp, thủ tục, thời hạn về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại định tại Điều 125 như sau:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

Luật sư cho cháu hỏi. Hôm qua cháu có dùng súng cồn tự chế để bắn thử vào bia. Khi đó là trời tối, nhà cháu ở ngoài cánh đồng không có dân cư và người đi lại. Khi đó trong nhà có điện sáng và chỉ nhìn thấy bia. Còn bên ngoài thì trời tối không nhìn thấy gì cả, cháu bắn mấy lần thì trúng bia. Cái bia là cháu lấy thùng sắt ra để bắn, đến phát cuối thì cháu bắn trượt thì bỗng nhiên có người soi đèn đi vào và nói là bị bắn trúng. Người đó là công an xã, viên đạn đi sượt qua khuỷu tay chỉ bị xây xát nhẹ. Vậy luật sư cho cháu hỏi hành vi của cháu đã cấu thành tội gì và mức xử phạt ra sao?Xin luật sư chú ý tình tiết là cháu bắn vào ban đêm, ở nơi vắng người ạ. Cháu cảm ơn.

Để xem xét hành vi gây thương tích của bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải xét lỗi và hành vi như sau:

+ Xét về lỗi: Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì lỗi vô ý phạm tội là:

“Điều 10. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”

Vậy, bạn đã vô ý phạm tội vì bạn tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

+ Xét về hành vi. Hành vi này được coi là vô ý gây thương tích cho người khác. Theo quy định tại Điều 108 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:

“Điều 108. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Nêu viên đạn chỉ xây xát nhẹ mà tỷ lệ thương tật chưa đến từ 31% trở lên thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trên.

– Hành vi sử dụng súng tự chế.

+ Theo quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 có quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự như sau:

“1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm”.

Mà theo khoản 2, Điều 3, Pháp lệnh số 16/2011/UBTVGH12 có ghi nhận về vũ khí quân dụng gồm:

“a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên,súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;

c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;

d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng”.

Vậy, súng không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng thì hành vi sử dụng súng tự chế của bạn có thể cấu thành tội theo Điều 230, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Nếu chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm trên thì hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 6 Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP Nghị đinh quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình đã ghi nhận về việc xử lí vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:

“6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;

b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.”

Văn phòng cho tôi hỏi: Ngày 23/9 vừa qua trên đường đi làm về tôi có xảy ra va chạm giao thông với 1 người đi xe mô tô ngược chiều. Hậu quả là người đó chết. Nguyên nhân do người đó say rượu đi sang làn đường của tôi và tông trực diện vào xe tôi. Lúc đó là 18h30 trời đã tối và tôi đi tốc độ 60km/h. Vậy nếu 2 gia đình hoà giải thì bên tôi bồi thường bao nhiêu là hợp lý, còn không hoà giải được thì sẽ xử lý như thế nào?

Nếu hòa giải:Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 thì việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như sau:

“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.”

Vậy dù anh không có lỗi gây ra thiệt hại nhưng vẫn phải bồi thường trừ trường hợp quy định trên. Phải bồi thường thiệt hại tại Điều 591 BLDS năm 2015 như sau:

“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Như vậy, trong trường hợp này, nếu anh không vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ thì anh bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Còn nếu anh không bồi thường thì bên kia có quyền kiện anh ra tòa án dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Kính gửi Luật sư. Tôi đi ngược chiều và băng qua đường, tôi nhìn thấy từ xa có một chiếc xe máy đang lao tới với tốc độ cao nên tôi đã dừng lại giữa đường. Người đó đang nghe điện thoại và đang cúi đầu xuống, không nhìn thấy tôi và không né được tôi nên đã tông vào tôi. Vì chạy nhanh nên anh ta đã lộn mấy vòng xuống đường. Biết Anh này điều khiển xe Exciter và 17 tuổi. Hậu quả dẫn đến là tôi bị khâu vết thương ở chân 20 mũi, không đi lai được, đang điều trị ở nhà. Anh ta bị khâu ở chân và bị gãy xương đòn phải nhập viện phẫu thuật. Tôi có thỏa thuận với gia đình anh ta là phần viện phí ai, người ấy lo. Nếu không thì ra công an giải quyết. Nhưng gia đình bên đó không chịu, bắt tôi phải bồi thường, không đồng ý ra công an. Nếu không bồi thường thì gia đình anh ta đe dọa sẽ cho giang hồ giải quyết tôi. Tôi có ghi âm cuộc nói chuyện đó. Xin hỏi tôi nên làm gì? Và nếu ra công an thì hướng giải quyết sẽ thế nào. Xin cám ơn luật sư!

Nêu anh cũng điều khiển phương tiện gia thông đường bộ thì trong trường hợp này cả hai đều có hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ nên có lỗi gây ra thiệt hại cho đối phương, theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 mà chúng tôi cung cấp ở trên thì xét thiệt hại của mỗi bên để xem có đủ yêu tố cấu thành tội phạm không?. Vậy, nếu đưa ra công an thì cơ quan điều tra sẽ xác định anh và người đi xe máy đâm vào anh có đủ yếu tố cấu thành tội phạm không và nếu không đủ yếu tố thì sẽ xử phạt vi phạm hành chính với từng hành vi phạm giao thông đường bộ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Còn về vấn đề bồi thường thì xác định thiết hại của mỗi bên và bên còn lại sẽ phải bồi thường theo quy định tại Điều 589 và Điều 590 như sau:

“Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Nếu anh bị đe dọa đến tình mạng thì anh có thể tố cáo với bên công an để họ điều tra hành vi của bên kia có cấu thành tội đe dạo giết theo quy định tại Điều 103 BLHS sửa đổi năm 2009.

“Điều 103. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Gửi luật sư ! Em đang lưu thông trên đường trục chính. Bất ngờ 1 người đi xe đạp trong đường nhỏ băng qua cắt ngang xe máy em. Làm em ko kịp xử lý và va chạm vào người đó. Người đó bị gãy chân. Em đã gọi xe đưa đi bệnh viện lo chi phí xe cấp cứu, viện phí và đặt cọc bệnh viện hết khoảng 8 triệu. Đang chờ để mổ chân. Chưa nói chuyện ai đúng sai và ko báo công an gì cả. Người nhà nạn nhân gọi cho nhà em nói là ngày mai mổ nếu ko đến thì sẽ báo công an. Vậy cho e hỏi sự việc này thì ai đúng ai sai, nếu báo công an thì sẽ như thế nào trong khi sự việc đã xảy ra không ai chứng kiến. Em mong phản hồi sớm từ luật sư ạ. Em xin chân thành cảm ơn.

Nếu có tai nạn mà không giữ nguyên hiện trường thì hành vi này các bên có thể xử phạt theo Điều 6, Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;

c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;

i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;

m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.”

Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;

b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;

c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

d) Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

e) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Vậy, cả hai trong trường hợp này đều sai trong việc không thông báo với cơ quan công an và không giữ nguyên hiện trường. Việc bồi thường sẽ theo quy định tại Điều 601 BLDS năm 2015 mà chúng tôi cung cấp.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật giao thông đường bộ – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *