Khi nào thì cảnh sát giao thông (CSGT) được phép dừng phương tiện giao thông đường bộ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Xin luật sư tư vấn giúp tôi: Trong những trường hợp nào thì CSGT mới được dừng phương tiện đang tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ, điều này được quy định tại văn bản nào? Mong sớm nhận được hồi âm của Luật sư. Xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Chào bạn, vấn đề Bạn quan tâm xin được trao đổi cụ thể như sau:

Theo quy định tại điểm 2.a mục V của (Xem thêm: ) thì Cán bộ, chiến sĩ CSGT thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

– Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.

 – Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.

– Có lệnh bằng văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.

– Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông. Thân chào bạn.

Xin hỏi thêm: Luật sư có thể cho biết thẩm quyền dừng xe của Thanh tra giao thông? Luật Giao thông đường bộ 2008 có cho phép thanh tra giao thông dừng xe hay không? trong các trường hợp cụ thể nào?

quy định về thanh tra đường bộ:
Điều 86 . Thanh tra đường bộ
1. Thanh tra đường bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.
2. Thanh tra đường bộ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:a) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, được phép dừng phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó;

b) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ

c) Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định

d) Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Vậy Thanh tra đường bộ được dừng xe trong những trường hợp cụ thể nào? Thanh tra đường bộ có được dừng xe đang lưu thông giống như CSGT hay không?

Đề nghị bạn tham khảo ngày 16 tháng 6 năm 2004 về tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông vận tải để biết vấn đề bạn hỏi nhé.

Thực ra nếu xét về tính pháp lý của văn bản thì Nghị định 136/2004/NĐ-CP là văn bản dưới Luật. Lại ban hành từ năm 2004, trong khi Luật Giao thông đường bộ mới ban hành năm 2008, không biết có còn phù hợp hay không?

Luật GTĐB 2008 quy định chỉ cho phép dừng xe trong 1 số trường hợp cấp thiết ( tức là rất hãn hữu và chỉ trong những trường hợp có thể làm hư hỏng nặng công trình đường bộ), tuy nhiên trong thực tế thì nhiều trường hợp TTGT đã dừng xe giống như CSGT. Đây đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong vấn đề thực thi pháp luật. Vì vậyTôi muốn biết quan điểm của Luật sư đối với vấn đề này.

Xin được trình bày rõ hơn:

-Nghị định 136/2004.NĐ-CP ban hành trong bối cảnh Luật GTĐB 2001, trong đó quy định Thanh tra giao thông chỉ được xử lý vi phạm ở các điểm giao thông tĩnh ( các điểm dừng đỗ, trạm phí, trạm cân…). Cơ bản nhất là Luật GTDB 2001 không cho phép TTGT được phép dừng xe để xử lý vi phạm.

-Đến nay Luật này đã được thay thế bằng Luật GTĐB 2008 , trong đó đã có mở ra vấn đề TTGT được phép dừng xe trong trường hợp cấp thiết, ngoài ra Luật GTĐB 2008 không dùng từ điểm giao thông tĩnh nữa, nhưng vẫn quy định TTGtT ử lý vi phạm ở các điểm dừng, đỗ, trạm phí, trạm cân…

Như vậy Luật cơ bản là Luật GTĐB 2008 đã có sự thay đổi, nên việc áp dụng Nghị định 136/2004 trong trường hợp này là cần phải xem xét lại, phần nào không phù hợp thì phải chỉnh sửa.

– Nghị định 136/2004/Nđ-CP quy định về Tổ chức và hoạt động của TTGT ( những vấn đề chung), nhưng ở đây đang đặt vấn đề là thẩm quyền dừng xe. Vì Luật chỉ nói trong 1 số trường hợp cấp thiết thôi, còn lại là vẫn xử lý tại các điểm dừng đỗ.

– Luật GTĐB 2008 tại điều 86 đã quy định rõ về Thanh tra đường bộ ( như đã trích).

– Vừa qua Bộ GTVT mới ban hành Thông tư 08/2010/BGTVT ngày 19/03/2010 về Thanh tra đường bộ( gửi File kèm theo),

Tuy nhiên trong Thông tư 08 quy định không rõ ràng dẫn đến có 2 cách hiểu như sau:

1. TTGT chỉ được dừng xe trong các trường hợp cấp thiết, còn lại không được dừng xe để xử lý, mà phải xử lý ở các điểm dừnh đỗ.

2. TTGT được phép dừng xe để xử lý nếu phát hiện vi phạm ( tức là trong nhiều trưường hợp chứ không phải chỉ trong trưường hợp cấp thiết)

Tôi chỉ muốn Luật sư tư vấn là hiểu thế nào là đúng. ( Cách 1 hoặc 2).

Xin trao đổi với bạn về cách hiểu như sau:

 – Văn bản luật đương nhiên có giá trị pháp lý cao hơn nghị định của chính phủ.

– Nếu Luật GTĐB 2008 đã có quy định về thẩm quyền của TTGT thi áp dụng theo quy định của Luật mà ko áp dụng theo quy định củaNghị định 136/2004.

– Nếu Luật GTĐB 2008 chứ quy định vấn đề nêu trên thì vấn đề về TTGT vẫn tạm áp dụn theo Nghị định 136/2004 trong thời gian chờ văn bản mới thay thế.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật Giao thông đường bộ

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *