Khi nào sử dụng bản quyền mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn và giải đáp về Những trường hợp có thể sử dụng quyền liên quan mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao? theo quy định của luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Khi nào sử dụng bản quyền mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Khi nào thì được sử dụng bản quyền của người khác mà không phải xin phép tác giả, cũng không phải trả tiền bản quyền cho tác giả đó ạ ? Cảm ơn!

Khi nào sử dụng bản quyền mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao ?

Luật sư tư vấn:

Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;

Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;

Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;

Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.

Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định trong các trường hợp kể trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả , người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng:

Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Nguyên tắc của việc thu tiền đền bù bản quyền

Các Công ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan cũng như Luật quyền tác giả của các quốc gia đều có quy định về vấn đề giới hạn và ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo, người sử dụng và công chúng hưởng thụ. Các giới hạn và ngoại lệ phải được quy định cụ thể tại luật quốc gia;

Không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; không gây phương hại bất hợp lý đến các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc “phép thử 3 bước” do WIPO đề xuất khi xây dựng các giới hạn và ngoại lệ. Quy định tại khoản 2 Điều 25, 26, 32, 33 Luật Sở hữu trí tuệ có một nội dung quan trọng: các tổ chức, cá nhân sử dụng các giới hạn, ngoại lệ quy định tại khoản 1 các Điều 25, 26, 32, 33 không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, không gây phương hại bất hợp lý đến các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.

Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ về cơ bản đã thoả mãn nguyên tắc “phép thử 3 bước”. Các quốc gia phát triển đã tiến thêm một bước quan trọng, đó là việc đưa ra các quy định về thu tiền đền bù từ thiết bị ghi và vật ghi, để đảm bảo không gây phương hại bất hợp lý đến quyền của các chủ thể. Với quy định tại khoản 2 các Điều 25, 26, 32, 33, Việt Nam chưa có hướng dẫn cụ thể, để bảo đảm không gây phương hại đến quyền của các chủ thể quyền. Nếu Việt Nam đưa quy định này vào Luật thì đó là việc tiếp cận ở mức cao về bảo hộ.

>>

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị định hình, sao chép và các vật ghi cũng như sự phát triển của môi trường kỹ thuật số, việc sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trở nên phổ biến. Việc các bản sao được tạo ra dễ dàng, với số lượng lớn, chất lượng cao mà không phải trả tiền bản quyền đã làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, gây phương hại đến các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Công ước Berne ra đời năm 1886, khi môi trường số chưa tồn tại nên không thể có các quy định cụ thể về vấn đề này, chỉ quy định về nguyên tắc chung mà luật pháp quốc gia có thể áp dụng để duy trì cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nước. Để giải quyết vấn đề này, các nước có nền công nghiệp bản quyền phát triển đã đưa ra các quy định về khoản “đền bù” cho các chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan từ việc sản xuất, nhập khẩu thiết bị định hình, sao chép và các vật ghi (trong đó có đĩa quang trắng), được sử dụng để sao chép các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Các nước châu Âu áp dụng “hệ thống Levy” thu tiền từ vật ghi và các thiết bị ghi. Thế giới đã hình thành Liên đoàn quốc tế các tổ chức quyền sao chép (IFRRO) với trên 112 thành viên từ các quốc gia, thực hiện việc thu tiền bản quyền trên số đầu máy photocopy được sản xuất, nhập khẩu. Chỉ có chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan mới được quyền hưởng khoản thu này. Trong trường hợp tại các quốc gia có các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan, thì tổ chức này thực hiện việc thu và phân phối lại cho các chủ thể quyền theo hình thức uỷ thác việc thu cho tổ chức hiện có, hoặc lập tổ chức mới để thay mặt các tổ chức thực hiện việc thu và phân phối lại. Đặc biệt, có quốc gia nhà nước đứng ra thu khoản tiền này, để sử dụng cho các mục đích văn hoá và khuyến khích sáng tạo, như Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhật Bản dành riêng Chương V Luật quyền tác giả với 9 Điều quy định, Hoa Kỳ quy định 10 Điều tại Chương X Luật quyền tác giả. Tuy nhiên, danh sách những nước này thuộc diện các quốc gia có nền công nghiệp bản quyền phát triển, có thể liệt kê luật các quốc gia có quy định về thu tiền “đền bù” thiết bị sao chép, phương tiện lưu trữ, trong đó có đĩa quang trắng gồm: Aixơlen, Mỹ, Italia, Áo, Hà Lan, Hy Lạp, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Slovakia, Séc, Đan Mạch, Đức, Nhật Bản, Nauy, Latvia, Litva, Hungari, Phần Lan, Pháp, Bỉ, Ba Lan, Bồ Đào Nha, v.v… (Xem phụ lục kèm theo).

Riêng về đĩa quang, Liên đoàn quốc tế các tổ chức quản lý tập thể quyền của nhà sản xuất bản ghi âm (IFPI) đã có luật mẫu về đĩa quang để các nước tham khảo, xây dựng luật quốc gia. Các nước thành viên APEC đã cam kết ban hành quy định để điều chỉnh vấn đề này. Hiện nay, đã có các quốc gia và vùng lãnh thổ có văn bản luật riêng về đĩa quang gồm: Philippin, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Macao. Với thông tin có được từ hãng Phillips thì đa số các nước trên thế giới sử dụng mã nhận dạng nguồn gốc (mã SID, bao gồm mã số khuôn và mã số gốc) theo quy định của IFPI.

Tại Việt Nam, môi trường số cũng đang phát triển nhanh chóng, nó vừa là môi trường sáng tạo và phổ biến tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhưng đồng thời đang là môi trường thuận lợi cho việc xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan diễn ra khá nghiêm trọng. Ngoài ra, các thiết bị định hình, sao chép và các vật để ghi, sao chép (trong đó có đĩa quang) được sử dụng để sao chép ngày càng phổ biến, xâm hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, gây phương hại bất hợp lý đến các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Do đó, nhà nước cần hoàn thiện cơ chế pháp luật phù hợp, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, góp phần khuyến khích sáng tạo. Mặt khác, Việt Nam đã cam kết sẽ quy định về vấn đề quản lý đĩa quang cùng các nước thành viên APEC. Việc đưa quy định thu tiền đền bù vào Luật Sở hữu trí tuệ là một vấn đề hệ trọng của chính sách quốc gia. Việt Nam là nước đang phát triển, vì vậy áp dụng vấn đề này sẽ tạo nên áp lực rất lớn về thực thi nhưng thể hiện quyết tâm bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan ở mức độ cao. Trường hợp chưa áp dụng quy định này trong thời điểm hiện tại thì cũng cần thiết phải nghiên cứu cho việc thi hành trong tương lai.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

3. Đăng ký bản quyền tác giả bài viết nghiên cứu khoa học

Ngày 20 tháng 01 năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Bình Minh đã được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho bài viết nghiên cứu khoa học. Công ty Luật TNHH Minh Khuê là tổ chức được tác giả ủy quyền thực hiện thủ tục lập hồ sơ đăng ký, nộp và nhận kết quả tại Cục bản quyền tác giả

Chủ đơn: Bà Nguyễn Thị Bình Minh

Tên tác phẩm: Bài viết mô hình phục vụ thông tin khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu ở địa phương

Loại hình tác phẩm: Tác phẩm viết

Tác giả: Nguyễn Thị Bình Minh

Chủ sở hữu quyền tác giả: Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu

Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả

– Bản sao CMND của tác giả (có chứng thực không quá 06 tháng kể từ ngày cấp)

– Bản sao Quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Quyết định số 1269/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 07 năm 2013).

– Giấy cam đoan về việc tác giả cam kết tác phẩm do mình sáng tạo ra, không sao chép từ bất kì tác phẩm nào khác.

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả giữa tác giả và Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.

– Giấy ủy quyền cho Công ty Luật TNHH Minh Khuê thực hiện thủ tục đăng ký.

– 02 Tác phẩm đăng ký (có dấu treo của chủ sở hữu ngoài bìa và dấu giáp lai vào tất cả các trang của tác phẩm).

Cơ quan thực hiện: Cục Bản quyền Tác giả

Địa chỉ: 151 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Ở đây, chủ sở hữu quyền tác giả không giao nhiệm vụ cho tác giả mà thông qua sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng theo nguyện vọng của tác giả đồng ý để Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu làm chủ sở hữu nên giữa hai bên cần có một hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả để thể hiện được mối quan hệ của hai bên trong việc sáng tạo tác phẩm.

Đăng ký bản quyền tác giả bài viết nghiên cứu khoa học

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ

Hôm nay, ngày 20 tháng 12 năm 2014 tại địa chỉ: số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Chúng tôi gồm:

Bên chuyển nhượng (Bên A):

Họ và tên: Nguyễn Thị Bình Minh

Là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm: “Bài viết mô hình thông tin khí tượng thủy văn và đáp ứng yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu ở địa phương”

Sinh ngày 23 tháng 12 năm 2014

Số CMTND: 011682611

Cấp ngày 30 tháng 3 năm 2007 tại CA Hà Nội

Quốc tịch: Việt Nam

Địa chỉ: Số 9, ngõ 43, phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 0989471212 Fax:…………………… Email: nbminh.monre@gmail.com

Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):

Tên tổ chức: CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Là bên nhận chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả tác phẩm: “Bài viết mô hình phục vụ thông tin khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu ở địa phương”

Chức năng nhiệm vụ được quy định theo Quyết định 1269/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu

Cấp ngày: 31 tháng 7 năm 2013 tại Bộ Tài nguyên và Môi trường

Địa chỉ: số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 04 37759430 – 04 37759431- Fax: +84-4-37759382 Email: info@dmhcc.gov.vn

Hai bên cùng thoả thuận và ký hợp đồng với các điều khoản sau:

Điều 1: Bên A đồng ý chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm; sao chép tác phẩm; phân phối bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kỹ thuật nào khác thuộc quyền sở hữu của mình cho bên B đối với tác phẩm dưới đây:

Tên tác phẩm: Baì viết về mô hình phục vụ thông tin khí tượng thủy văn đáp ứng yêu cầu ứng phó biến đổi khí hậu ở địa phương

Loại hình: Tác phẩm viết

Tác giả: Bà Nguyễn Thị Bình Minh

Đã công bố/chưa công bố : chưa công bố

Điều 2: Bên A có trách nhiệm chuyển bản sao tác phẩm cho bên B quản lý và khai thác các quyền tác giả đã được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.

Thời gian chuyển bản sao tác phẩm: ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Quyền tác giả của Cục bản quyền tác giả.

Địa điểm chuyển bản sao tác phẩm: Số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điều 3: Bên B khai thác sử dụng các quyền được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này phải tôn trọng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 4: Bên B phải thanh toán tiền nhận chuyển nhượng các quyền ghi tại Điều 1 Hợp đồng này cho bên A theo phương thức sau:

Việc chuyển nhượng các quyền tác giả ghi tại Điều 1 Hợp đồng này tử Bên A sang Bên B không làm phát sinh các nghĩa vụ về tài sản giữa các bên. Bên A chuyển nhượng cho Bên B các quyền tác giả nêu trên mà không nhận bất kỳ khoản chi phí, lợi nhuận.

Điều 5: Kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực Bên A không được chuyển nhượng, sử dụng, cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng các quyền đã chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.

Điều 6: Các bên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết tại Hợp đồng này. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên kia.

(Các bên có thể thoả thuận về việc bồi thường theo tỉ lệ % trên giá trị hợp đồng hoặc một khoản tiền nhất định).

Điều 7:Tất cả những tranh chấp về hợp đồng được giải quyết thông qua thoả thuận trực tiếp giữa hai bên. Nếu thoả thuận không đạt kết quả, một trong hai bên có thể nộp đơn yêu cầu Trọng tài hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

(Các bên có thể thoả thuận lựa chọn toà án thuộc quốc gia liên quan)

Điều 8: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ hai bên ký vào bản hợp đồng này.

Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

Bên A

Ký tên

(Ghi rõ họ tên và ký)

Bên B

Ký tên

(Ghi rõ họ tên và ký)

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *