Khi chuyển nhượng cổ phần thì cá nhân phải đóng thuế thu nhập cá nhân như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư em có thắc mắc mong được giải đáp, công ty em là Công ty CP( gồm có 3 thành viên và tài sản có 4 khu mỏ, vốn điều lệ 91 tỷ). Năm 2009, 3 thành viên của cty chuyển nhượng cổ phần cho 1 cá nhân và 1 pháp nhân (thực chất là chuyển 2 khu trong 4 khu mỏ hiện có).

Công ty em là Công ty CP (gồm có 3 thành viên và tài sản có 4 khu mỏ, vốn điều lệ 91 tỷ). Năm 2009, 3 thành viên của công ty chuyển nhượng cổ phần cho 1 cá nhân và 1 pháp nhân (thực chất là chuyển 2 khu trong 4 khu mỏ hiện có).Giá trị trên hợp đồng chuyển nhượng là 91 tỷ. Năm 2009 bên mua chuyển vào tài khoản của công ty 47 tỷ. Số tiền 47 tỷ này công ty giữ lại để tái đầu tư vào 2 khu mỏ còn lại. Năm 2014 công ty chi trả cho 3 cổ đông số tiền là 47 tỷ. Vậy xin luật sư tư vấn giúp em là các cổ đông của công ty khi chuyển nhượng CP năm 2009 phải nộp những khoản thuế gì? và năm 2014 khi công ty trả tiền cho các cổ đông thì các cổ đông phải nộp khoản thuế gì?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụccủa xin giấy phép

Doanh thu tính thuế của hộ kinh doanh ?

 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– 

–  ngày 27 tháng 06 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

–  ngày 15 tháng 08 năm 2013 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

: Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế

2. Nội dung trả lời:

Khi chuyển nhượng cổ phần năm 2009:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm:

“a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, , hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.”

Như vậy, trong trường hợp này việc chuyển nhượng cổ phần của ba cổ đông được coi là thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn. Dù sau đó, số tiền chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông được tiếp tục sử dụng để tái đầu tư nhưng khoản thu nhập này vẫn được coi là khoản thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn để tính thuế TNCN.

Khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC cũng quy định cụ thể về căn cứ như sau:

1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và .

a) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.

Căn cứ quý định nêu trên thì việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty của bạn được tính mức thuế suất theo trường hợp chuyển nhượng chứng khoán.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật số 71/2014/Qh13 về thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

Điều 13. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn

1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.”

Cùng với đó, khoản 9 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP có quy định về thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán như sau:

Điều 16. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán

1. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

2. Giá bán chứng khoán được xác định như sau:

a) Đối với chứng khoán của giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán;

b) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng”.

Về thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật số 71/2014/QH13 và khoản 10 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP:

“10. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 17 như sau:

“2. Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% trên giá bán chứng khoán từng lần”.

Theo đó:

Thuế TNCN = thu nhập tính thuế x thuế suất = Giá chuyển nhượng x 0,1%

 

Thứ hai, khi công ty trả cho 3 cổ đông này số tiền 47 tỷ:

Đây được coi là số tiền trả cổ tức cho các cổ đông. Nếu xét đây là khoản cổ tức. theo quy định tại Mục II Thông tư số 84/2008/TT-BTC thì:

II. CÁC KHOẢN THU NHẬP CHỊU THUẾ

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

3. Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập nhận được từ hoạt động cho cơ sở sản xuất, kinh doanh vay, mua cổ phần hoặc góp vốn sản xuất, kinh doanh dưới các hình thức:

3.1. Tiền lãi nhận được từ các hoạt động cho các tổ chức, doanh nghiệp,   hộ gia đình, nhóm cá nhân kinh doanh, cá nhân vay theo hợp đồng vay (trừ lãi tiền gửi nhận được từ ngân hàng, tổ chức tín dụng).

3.2. Lợi tức, cổ tức nhận được từ việc góp vốn cổ phần.

…”

Như vậy đối với khoản lợi tức nhận được, các cổ đông phải đóng thuế thu nhập cá nhân 0,1% theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận  hoặc gửi qua   để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn Luật thuế – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *