Khi bị người khác post lên mạng facebook bêu rếu thì phải làm như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, cháu đang bị đe doạ tinh thần. Cháu chắc tự tử mất thôi. Nó kết bạn với tất cả bạn bè ở quê cháu. Cháu sinh viên mới ra trường. Cháu chỉ nói chuyện với nó qua mạng chưa gặp bao giờ. Nó xúc phạm cháu. Cháu nói chuyện với nó nội dung chỉ có như thế này thôi. Nó post lên mạng facebook bêu rếu cháu, xin luật sư tư vấn giúp cháu , xin chân thành cảm ơn!

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục công ty Xin giấy phép.

>> :

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn

2.1 Quyền được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm là như thế nào?

Theo cũng như theo quy định của thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

2.2 Xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của ngừoi khác thì sẽ bị phạt như thế nào?

– Xử phạt : theo thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vĐiểm neoi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

– Trách nhiệm hình sự: Bên cạnh đó, có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi cấu thành các mặt tại Điều 155 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Mặt khách quan của tội tội làm nhục người khác được thể hiện qua hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác dưới các hình thức sau:Thể hiện bằng lời nói: như sỉ nhục khóa mạng chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu nhầm vào nhân cách, danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác. Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm theo lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu riếu.Đặc trưng của các hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Lưu ý: mức độ của các hành vi nêu trên phải là xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, nghĩa là hành vi nêu trên phải gây ra những ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến nhân phẩm danh dự của người bị hại (như lột trần truồng người bị hại ở chỗ đông người, cạo đầu bôi vôi phụ nữ…) thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

Khách thể: Hành vi phạm tội lưu trên xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội làm nhục người khác là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.3 Mức bồi thường khi bị , nhân phẩm là như thế nào?

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại,

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

=> Như vậy, có nghĩa là, trường hợp của bạn thì tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nếu đủ thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc , tuy nhiên, trường hợp này, phía bên người phạm tội đã sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội về mặt pháp lý, bản chất nó có yếu tố hình sự, bạn có thể làm điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *