Khái niệm, giải thích, tờ khai, phí & lệ phí bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

1. Khái niệm

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm mang được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

>>

 

2. Điều kiện bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.

Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

 

3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng, Ví dụ:

– Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.

– Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

– Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

 

4. Tờ khai

Tải về (DOC / PDF)

 

5. Phí, lệ phí

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người nộp đơn phai nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:

STT

Các khoản phí,lệ phí

Lệ phí (đồng)

1

Lệ phí nộp đơn (cho mỗi phương án)

 

 

– Tài liệu đơn dạng giấy

180.000

 

– Đơn kèm tài liệu điện tử mang toàn bộ nội dung tài liệu đơn

150.000

2

Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (mỗiđơn/yêu cầu)

600.000

3

Lệ phí công bố đơn

120.000

 

 – Nếu có trên 1 hình,từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

60.000

4

Phí thẩm định nội dung (cho mỗi phương án của từng sản phẩm)

300.000

5

Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định nội dung (cho mỗi phương án sản phẩm)

120.000

6

Lệ phí đăng bạ Bằng độc quyền KDCN

120.000

7

Lệ phí cấp Bằng độc quyền KDCN

120.000

8

Lệ phí công bố Bằng độc quyền KDCN

120.000

 

– Nếu có trên 1 hình,từ hình thứ hai trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình

60.000

9

Lệ phí gia hạn hiệu lực

540.000

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư Sở hữu trí tuệ, gọi: 

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: 

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Minh Khuê  

—————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:
1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. ;

7.  ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *