Khách đến mua hàng bị mất xe, ai là người chịu trách nhiệm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nhà tôi bán hàng quần áo, có thuê 1 bảo vệ trông coi. Hôm qua tại cửa hàng xảy ra một vụ mất xe máy của khách, hiện khách vẫn giữ vé xe, đăng ký xe và chìa khóa xe đó. Khách hàng đã trình báo cơ quan công an. Mong Luật sư cho tôi biết trường hợp này tôi có phải bồi thường không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015

2. Luật sư tư vấn:

Trường hợp của bạn, bạn với bên khách hàng đã xác lập một hợp đồng gửi giữ xe máy. Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng gửi giữ tài sản được định nghĩa như sau:

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.”

Hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự nên hợp đồng cũng có thể được xác lập dưới hình thức của giao dịch dân sự theo Khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó, giữa bạn và khách hàng đã xác lập một hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hành vi. Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng gửi giữ được quy định cụ thể tại Điều 556 và Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015:

Quyền của bên gửi tài sản

1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Nghĩa vụ của bên giữ tài sản

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Như vậy, khi bạn và khách hàng đã giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản thì bạn có trách nhiệm bảo quản tài sản của khách, nếu có sự mất mát tài sản thì khách hàng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và bạn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp bất khả kháng.

Theo như bạn trình bày, bạn có thuê một người bảo vệ để trông xe, nhưng bạn chưa cung cấp thông tin rõ ràng, bạn thuê người này làm việc có ký hợp đồng hay không và nếu có hợp đồng thì trong hợp đồng có điều khoản về bồi thường tài sản khi xảy ra mất mát hay không. Nếu bạn không có hợp đồng với bảo vệ hoặc có hợp đồng nhưng không có điều khoản thỏa thuận về việc bồi thường khi tài sản được trông coi trong phạm vi của bảo vệ bị mất mát thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại vẫn thuộc về chủ cửa hàng là bạn. Giá trị bồi thường được xác định theo kết quả giám định đối với chiếc xe đã bị mất đó.

Tuy nhiên, khi bạn đã bồi thường cho khách hàng chiếc xe này thì sẽ phát sinh trách nhiệm hoàn trả của người bảo vệ đối với chủ của hàng là bạn. Người bảo vệ trong trường hợp này là người làm công trong cửa hàng của bạn, do lỗi của bảo vệ dẫn đến mất xe thì trách nhiện bồi thường được xác định theo Điều 600 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định trên, người bảo vệ là người làm công cho bạn đã có lỗi dẫn đến mất mát tài sản của khách hàng nên bạn có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại và có quyền yêu cầu người bảo vệ này phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *