Hủy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm sở hữu trí tuệ thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Việc vi phạm bản quyền, xâm phạm bản quyền tác giả mặc dù đã được cấp giấy chứng nhận bản quyền vẫn có thể bị hủy nếu có thể chứng minh được hành vi sử dụng bản quyền, đăng ký bản quyền trái với quy định của pháp luật. Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Hủy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm sở hữu trí tuệ thế nào ?

Kính chào Xin giấy phép! Công ty tôi (là công ty cổ phẩn) trước đây có đăng ký chứng nhận bản quyền phần mềm với Cục sở hữu trí tuệ và đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Tuy nhiên:

– Hiện tại, công ty tôi muốn HỦY đăng ký chứng nhận bản quyền phần mềm này có được không ? Thủ tục cần ra sao ? Thời gian trong bao lâu ?

– Sau khi công ty tôi hủy thì công ty khác có được đăng ký bản quyền lại phần mềm ấy không?

Lưu ý: có cần chữ ký tác giả, và chữ ký của cổ đông hay không?

Rất mong nhận được tư vấn từ phía Công ty. Em xin chân thành cảm ơn!

Hủy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm sở hữu trí tuệ

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, công ty bạn chỉ có thể hủy giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm mà mình đã đăng ký phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 55 :

“Điều 55. Cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

2. Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.”

– Về thủ tục: Để hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm thì công ty bạn (chủ sở hữu) nộp đơn đề nghị nêu rõ lý do huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với các phần mềm máy tính đến Cục Bản quyền tác giả.

– Về thời hạn giải quyết: Các văn bản quy định về thủ tục này không quy định thời hạn giải quyết

Thứ hai, sau khi công ty bạn hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả theo quy định của pháp luật thì công ty khác cơ quyền được đăng ký bản quyền lại phần mềm ấy khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu của pháp luật căn cứ vào Khoản 1 và 2 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

“Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.”

Và thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính được quy định tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

“Điều 50. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa – Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

3. Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.”

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bản quyền: Cục Bản Quyền Tác giả.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục này:

+ Tác phẩm phần mềm có thể đăng ký dưới dạng đồng tác giả;

+ Nếu tác giả là người đại diện theo pháp luật của công ty thì việc ký xác nhận phải do các thành viên khác trong ban lãnh đạo công ty ký xác nhận;

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Hồ sơ, giấy tờ, tài liệu cần thiết để đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

hướng dẫn về những giấy tờ, tài liệu đăng ký bản quyền phần mềm máy tính theo quy định hiện hành:

1. Trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu của công ty:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị cho các giấy tờ sau:

+ 02 bản in bản code của phần mềm (có bìa, có đóng dấu giáp lai)

+ 02 bản mô tả phần mềm (có bìa, có đóng dấu giáp lai)

+ Bản sao CMTND của tác giả (02 bản chứng thực)

+ Bản sao GCN ĐKKD của công ty (02 bản có chứng thực)

+ Tuyên bố về tác giả và chủ sở hữu (02 bản, giám đốc ký tên và đóng dấu)

2. Trong trường hợp tác giả là người được công ty giao nhiệm vụ sáng tạo:

Doanh nghiệp cần chuẩn bị cho các giấy tờ sau:

+ 02 bản in bản code của phần mềm (có bìa, có đóng dấu giáp lai)

+ 02 bản mô tả phần mềm (có bìa, có đóng dấu giáp lai)

+ Bản sao CMTND của tác giả (02 bản, không cần chứng thực)

+ Bản sao GCN ĐKKD của công ty (02 bản, có chứng thức)

+ Giấy cam đoan về tác giả (02 bản)

+ Quyết định giao nhiệm vụ (02 bản)

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Hướng dẫn thủ tục và quy trình đăng ký bản quyền phần mềm máy tính ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi đã viết xong một phần mềm máy tính khá hữu dụng, tôi phải cần những thủ tục gì để được đăng ký bản quyền cho mình và viết như thế nào ?

Cảm ơn luật sư!

Hướng dẫn thủ tục và quy trình đăng ký bản quyền phần mềm máy tính ?

Trả lời

Phần mềm là một đối tượng được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam về bản quyền tác giả. Phần mềm được bảo hộ ngay từ thời điểm nó được tạo ra dưới một hình thái vật chất nhất định và có tính nguyên gốc. Tính nguyên gốc được hiểu là phần mềm đó được tạo ra bởi chính tác giả.

Tuy nhiên, trên thực tế khi tranh chấp xảy ra, nhiều trường hợp rất khó chứng minh hoặc khó tìm ra chứng cứ chứng tỏ rằng ai là người đầu tiên sáng tạo ra phần mềm đó. Để tránh nguy cơ đó, pháp luật khuyến khích các tác giả đem tác phẩm đi đăng ký nhằm tạo cho tác giả bằng chứng về việc sáng tạo và đồng thời đẩy nghĩa vụ chứng minh ngược lại cho tất cả các cá nhân, tổ chức khác khi xảy ra tranh chấp. Để làm thủ tục yêu cầu đăng ký bản quyền, anh phải chuẩn bị các tài liệu sau:

– Đơn xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả (theo mẫu).

Đơn xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả phải được viết bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên. Nếu pháp nhân nộp đơn thì phải ký tên đóng dấu theo quy định.

– Tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm, 2 bản.

Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc và những loại hình tương tự, tác phẩm trong hồ sơ đăng ký là bản thiết kế, phác thảo hoặc ảnh chụp (đen trắng) thể hiện đầy đủ ý tưởng sáng tạo.

– Giấy tờ tùy thân (CMT, hộ chiếu) của người đến nộp hồ sơ.

Ngoài các giấy tờ quy định trên, nếu người nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả là người được ủy quyền; chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả thì phải có giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp. Các giấy tờ này nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có dấu công chứng nhà nước.

Việc đăng ký bản quyền có thể tự làm được nhưng để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tìm đến các tổ chức đại diện bản quyền

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính: 1C:QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI

Nội dung chính của tác phẩm: Tác phẩm là một chương trình phần mềm máy tính ứng dụng vào việc quản lý hoạt động thương mại cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn cả nước, phần mềm tương thích cao với nhu cầu của người Việt Nam

(MKLAW FIRM) là đơn vị tư vấn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính 1C:QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI công ty cổ phần hệ thống 1-V.

>>

Hồ sơ đăng ký bản quyền máy tính 1C:QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI bao gồm:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

Kính gửi: CỤC BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

Số 151 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội

1. Người nộp đơn tờ khai đăng ký:

Tên tổ chức nộp đơn: CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG 1-V

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0103011401

Cấp ngày : Ngày 27 tháng 03 năm 2006 tại sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 02/08/2007.

Địa chỉ : Phòng 1508, tòa nhà Thành Công, 25 Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Điện thoại : 04-35148550 Fax : 04-35148430

Nộp đơn đăng ký quyền tác giả cho : CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG 1-V

2. Tác phẩm đăng ký:

Tên tác phẩm : Phần mềm “1C:QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI”

Loại hình : Chương trình phần mềm máy tính

Ngày hoàn thành tác phẩm: 01/01/2011

Công bố/chưa công bố : Đã công bố ngày 15 tháng 06 năm 2011

Hình thức công bố : Lưu hành bản sao.

Nơi công bố : Việt Nam

Nội dung chính của tác phẩm: Tác phẩm là một chương trình phần mềm máy tính ứng dụng vào việc quản lý hoạt động thương mại cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn cả nước, phần mềm tương thích cao với nhu cầu của người Việt Nam

(Nội dung chi tiết tác phẩm xin xem trong bản mô tả gửi kèm đơn này)

Tác phẩm có 01 (một) tác giả.

3. Tác giả:

Họ và tên tác giả : Ông Trần Thắng Giới tính : Nam

Bút danh : Không

Sinh ngày : 31 tháng 08 năm 1974 tại Hà Nội

Số CMND : 012215023 do Công An Hà nội cấp ngày 01/04/1999.

Quốc tịch : Việt Nam

Địa chỉ thường trú : Số 13A, tổ 66, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

4. Chủ sở hữu quyền tác giả:

Tên tổ chức : CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG 1-V

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0103011401

Cấp ngày : Ngày 27 tháng 03 năm 2006 tại sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 02/08/2007.

Địa chỉ : Phòng 1508, tòa nhà Thành Công, 25 Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Điện thoại : 04-35148550 Fax : 04-35148430

Cơ sở phát sinh quyền sở hữu tác phẩm: Công ty giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tác tác phẩm, tác giả hưởng lương và các lợi nhuận khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động với công ty.

Tôi xin cam đoan những lời khai và tài liệu trên là đúng. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật

Nơi nhận:

Như trên;

lưu VP- IP

Tài liệu nộp kèm theo:

01 Bản gốc Giấy cam đoan;

01 Giấy ủy quyền

01 Bản sao Giấy phép kinh doanh

02 Bản mô tả tác phẩm.

02 tác phẩm đĩa CD

01 bản sao giấy CMND

Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2011

Người nộp đơn

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ 1TV

Ký thay giám đốc – Phó giám đốc

(ký và ghi rõ họ tên)

…………………………………………………………………………………………

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN BẢN QUYỀN 1C:QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI:
Tư vấn đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính: 1C:QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI

Giới thiệu về phần mềm 1C:QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI – CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG 1-V “1С:QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI”

>> Tải để xem toàn văn bản giới thiệu mô tả về tính năng, công dụng của phần mềm 1C Quản lý thương mại : (Bản giới thiệu này là một hồ sơ bắt buộc phải có khi đăng ký bản quyền phần mềm máy tính)

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *