Hướng dẫn xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong quá trình làm nhiệm vụ đơn vị của tôi có phát hiện ra một hành vi vi phạm luật giao thông là điều khiển máy kéo nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-Cp khung xử phạt là từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Tôi là đội trưởng đội cảnh sát giao thông mà cũng theo Nghị định này tôi chỉ được xử phạt đến 1.200.000 đồng trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Xin chào Xin giấy phép, tôi có một thắc mắc mong được giải đáp:

Trong quá trình làm nhiệm vụ đơn vị của tôi có phát hiện ra một hành vi vi phạm luật giao thông là điều khiển máy kéo nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-Cp khung xử phạt là từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng. Tôi là đội trưởng đội cảnh sát giao thông mà cũng theo Nghị định này tôi chỉ được xử phạt đến 1.200.000 đồng trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 

Hiện tại ở cơ quan của tôi có hai quan điểm: thứ nhất cho rằng tôi được quyền xử phạt do 1.200.000 đồng năm trong khung xử phạt nhưng quan điểm thứ 2 cho rằng vì mức cao nhất của khung phạt là 2.000.000 đồng nên không thuộc thẩm quyền xử phạt của tôi. Vậy Xin giấy phép giúp tôi quan điểm nào là hợp lý?

Tôi xin cảm ơn!

 

Trả lời:

1. Cơ sở tư vấn

;

;

2. Nội dung tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp tôi xin đưa ra lời tư vấn như sau:

Luật năm 2012 quy định về nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính:

1. Thẩm quyền của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.

2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Như vậy, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thẩm quyền phạt tiền của chủ thể quản lý hành chính nhà nước phải căn cứ vào mức tối đa của khung phạt tiền được quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể tương ứng trong từng lĩnh vực.

Điểm c – khoản 2 – Điều 19 – Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên.

Điểm b – khoản 2 – Điều 72 – Nghị định này quy định về thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân:

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:

b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ…

Như vậy, căn cứ Nghị định 46 nhận thấy: 

Điều 19 có quy định khung hình phạt cao nhất là 2.000.000 đồng trong khi Điều 72 quy định thẩm quyền xử phạt cao nhất tới 1.200.000 đồng nên bạn sẽ không có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này mặc dù có thể ra quyết định xử phạt ở mức 1.000.000 đồng.

Vậy, quan điểm thứ 2 ở đơn vị bạn là có cơ sở.

Trên đây là tư vấn giải đáp thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc hoặc cần trao đổi vui lòng liên hệ , gọi:  để được hỗ trợ.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *