Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị tách thửa đất mới nhất năm 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đơn đề nghị tách thửa là một phần không thể thiếu khi thực hiện thủ tục tách thửa đất, xin giấy phép hướng dẫn cách soạn thảo đơn và phân tích điều kiện tách thửa tại một số tỉnh thành của Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn viết tách thửa đất mới nhất

Tách thửa đất là thủ tục mà người sử dụng đất nộp hồ sơ yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc tách một thửa đất ra thành nhiều thửa đất mới khi đáp ứng đủ diện tích tối thiểu tách thửa. Bộ Tài nguyên môi trường ban hành mẫu số 11/ĐK: đề nghị tách thửa đất như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN ĐỀ NGHỊ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT

Kính gửi: ………………………………………………
…(Vd:Ủy ban nhân dân Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội)………………………………………………………………..

Mẫu số 11/ĐK

PHẦN GHI CỦA NGƯỜI NHẬN HỒ SƠ

Đã kiểm tra nội dung đơn đầy đủ, rõ ràng, thống nhất với giấy tờ xuất trình.

Vào sổ tiếp nhận hồ sơ số: ….. Quyển …..

Ngày …../…../……..
Người nhận hồ sơ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

I- KÊ KHAI CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT

(Xem kỹ hướng dẫn ở cuối đơn này trước khi viết đơn; không tẩy xóa, sửa chữa nội dung đã viết)

1. Người sử dụng đất:

1.1. Tên người sử dụng đất (Viết chữ in hoa): (vd:TRẦN THỊ X)

Năm sinh: 1980…… CMND: 123456789……………Nơi cấp: Công an Thành phố Hà Nội……………………………………

1.2. Địa chỉ …(vd: số nhà 23, ngách 20/1 phường Láng hạ, Quận Đống đa, Thành phố Hà Nội………………………………….

2. Đề nghị tách, hợp thửa đất như sau:

2.1. Đề nghị tách thành (vd: hai)…………. thửa đất đối với thửa đất dưới đây:

a) Thửa đất số: ………(vd:…245)………………………..; b) Tờ bản đồ số: …………(vd:09)…………………….;

c) Địa chỉ thửa đất: ……(vd:phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội)……………………………………..

d) Số phát hành Giấy chứng nhận: ………………(vd:12345)…………………………………………………..

Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận: ……(vd:59)………………..; ngày cấp 20…/8…/…2010….

đ) Diện tích sau khi tách thửa: Thửa thứ nhất: …50 m2; Thửa thứ hai: 60… m2;

2.2. Đề nghị hợp các thửa đất dưới đây thành một thửa đất:

Thửa đất số

Tờ bản đồ số

Địa chỉ thửa đất

Số phát hành Giấy chứng nhận

Số vào sổ cấp giấy chứng nhận

3. Lý do tách, hợp thửa đất: ………chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất………………………………………..

4. Giấy tờ nộp kèm theo đơn này gồm có:

– Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất của thửa đất trên;

– Sơ đồ dự kiến phân chia các thửa đất trong trường hợp tách thửa (nếu có): ………………..

……………………………………………………………………………………………………………

Tôi cam đoan nội dung kê khai trên đơn là đúng.

…………., ngày …. tháng … năm ……
Người viết đơn
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)

II- Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Ngày …… tháng …… năm ……
Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

Ngày …… tháng …… năm ……
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

Hướng dẫn viết đơn:

Đơn này dùng trong trường hợp người sử dụng đất đề nghị tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới hoặc đề nghị hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất;

Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;

Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau: đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch; đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng; đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;

Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.

Trên đây là ví dụ về mẫu đơn đề nghị tách thửa và hướng dẫn viết đơn mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng. Mọi vướng mắc của khách hàng về đất đai cần tư vấn hãy liên hệ đường dây nóng

Trân trọng cảm ơn!

2. Quy định mới nhất về điều kiện tách thửa đất ở tỉnh Nghệ An ?

Xin chào công ty Xin giấy phép, tôi có thắc mắc muốn nhờ công ty tư vấn giúp như sau: Tôi đang có nhu cầu tách thửa đất ở tại tỉnh Nghệ An, nhưng tôi không biết diện tích, cũng như điều kiện để tôi có thể tách thửa đất ở như thế nào, mảnh đất của tôi ở xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Mong sớm nhận được tư vấn của công ty, tôi xin cảm ơn!

Quy định mới nhất về điều kiện tách thửa đất ở tỉnh Nghệ An ?

:

Như thông tin bạn cung cấp, bạn ở xã Nhân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. căn cứ theo quy định tại Điều 3 ban hành quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An quy định về thửa đất ở được hình thành sau tách thửa, nhập thửa được chứng nhận quyền sử dụng đất

1. Thửa đất ở được hình thành sau khi tách thửa, nhập thửa phải có diện tích tối thiểu theo quy định sau đây và phù hợp với quy hoạch, phải có kích thước (chiều rộng, chiều dài) đủ điều kiện xây dựng nhà ở theo quy định của Bộ xây dựng thì được cấp giấy chứng nhận. Cụ thể:

a) Tại địa bàn thành phố Vinh, các thị xã, thị trấn và các xã ven biển là 50 m2;

b) Các địa bàn còn lại là 80 m2.

2. Thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nhưng được hình thành trước ngày 29/12/2007 (ngày Quyết định số 146/2007/QĐ-UBND ngày 19/12/2007 của UBND tỉnh về việc ở, đất vườn, ao trong cùng thửa đất với đất ở có hiệu lực thi hành) thì được cấp giấy chứng nhận theo Quy định này.

Trường hợp khi tách thửa, nhập thửa sau ngày 29/12/2007 không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận (trừ các trường hợp: Người được sử dụng đất theo Bản án hoặc Quyết định của Toà án, Quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; người được sử dụng đất do thừa kế theo quy định pháp luật).”

Như vậy, điều kiện để tách thửa trong trường hợp của bạn phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

Một là, đối với các xã ven biển diện tích tối thiểu là 50 m2, đối với các xã còn lại diện tích tối thiểu là 80 m2.

Hai là, thửa đất sau khi tách thửa phải phù hợp với quy hoạch, phải có kích thước (chiều rộng, chiều dài) đủ điều kiện xây dựng nhà ở theo quy định của Bộ xây dựng. Điều kiện xây dựng nhà ở sẽ tùy thuộc vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.

Như vậy, thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, diện tích đất bạn muốn tách thửa được hình thành từ thời điểm nào, trước hay sau ngày 29 tháng 12 năm 2007 hay được hình thành theo bản án, quyết định của Tòa án. Do đó, tùy vào từng trường hợp, điều kiện tách thửa của bạn sẽ khác nhau. Cụ thể: Trường hợp, thửa đất được hình thành trước ngày 29 tháng 12 năm 2007 mà diện tích nhỏ hơn theo quy định thì vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ngược lại, thửa đất được hình thành sau ngày 29 tháng 12 năm 2007 nếu có quyết định hoặc bản án của Tòa án, Quyết định thi hành án hoặc Quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bạn vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ?

Thưa Luật sư, cho tôi hỏi diện tích tối thiểu để tách thửa đối với đát ở ở Tiền Giang là bao nhiêu? Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mới nhất

Luật sư tư vấn:

– Thứ nhất là, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định số: 20/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 06 năm 2015 quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có quy định như sau:

Điều 4. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở

– Vị trí 1: tại các phường thuộc các thị xã và thành phố Mỹ Tho: 40 m2.

– Vị trí 2: tại các khu dân cư; mặt tiền đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ thuộc địa bàn các huyện, thành, thị; các thị trấn thuộc huyện; các xã thuộc các thị xã và thành phố Mỹ Tho (trừ các thửa đất tại vị trí 1): 50 m2.

– Vị trí 3: tại các vị trí còn lại của các xã thuộc huyện: 100 m2.

Ngoài diện tích đất tối thiểu theo quy định nêu trên, các thửa đất ở được phép tách thửa phải có chiều ngang mặt tiền từ 4 m (bốn mét) trở lên.

-Thứ hai là, Đồng thời, tại Điều 5 của Quyết định này cũng có quy định như sau:

Điều 5. Một số quy định cụ thể về tách thửa

1. Trường hợp thửa đất tách ra để hợp với thửa đất liền kề thì được phép có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này, nhưng diện tích thửa đất còn lại không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu được tách thửa theo quy định tại Điều 4 của Quyết định này, trừ trường hợp thửa đất còn lại cũng được hợp với một thửa đất khác.

2. Đất ở thuộc các dự án đã được nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch được duyệt thì thửa đất được xác định theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh chợ theo hình thức xã hội hóa thì việc chia tách thửa, phân lô bán nền đất ở xung quanh khu vực chợ thuộc cùng một dự án đầu tư cho phép diện tích tối thiểu tách thửa như sau:

a) Đối với thửa đất chỉ tiếp giáp với đường nội bộ trong khu vực chợ thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa phải bằng hoặc lớn hơn 36 m2 và phải thỏa mãn bề rộng mặt tiền thửa đất tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 4 m (bốn mét) và chiều sâu thửa đất tối thiểu bằng hoặc lớn hơn 4 m (bốn mét).

b) Đối với thửa đất vừa tiếp giáp với đường nội bộ trong khu vực chợ vừa tiếp giáp đường hiện hữu khác, thì việc chia tách thửa thực hiện theo Điều 4 của Quyết định này.

4. Các trường hợp cá biệt chưa được nêu trong Quyết định này, nếu trong quá trình thực hiện các địa phương gặp vướng mắc thì báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Ủy bannhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ?

Thưa Luật sư cho tôi hỏi diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay là bao nhiêu?

Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bản cập nhật mới nhất

Luật sư tư vấn:

– Thứ nhất diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định số: 1768/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 08 năm 2014 quy định về việc ban hành quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 5. Quy định diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân theo khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai 2013 (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ):

1. Diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa.

Diện tích các thửa đất sau khi tách thửa không nhỏ hơn 45m2, chiều rộng (chiều bám đường) và chiều sâu không nhỏ hơn 4,5m (không kể diện tích lối đi, hệ thống thoát nước, phần diện tích thửa đất nằm trong hành lang an toàn giao thông, hành lang đường ống xăng dầu, hành lang đường điện và hành lang các công trình khác không được phép xây dựng nhà ở).

2. Không được tách thửa trong các trường hợp sau:

a) Các thửa đất sau khi được tách không đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Thửa đất theo quy hoạch chi tiết xây dựng thực hiện dự án khu dân cư, khu đô thị, các dự án phát triển nhà ở, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng thì việc tách, hợp thửa theo quy hoạch điều chỉnh).

c) Thửa đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi hoặc quyết định thu hồi.

d) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người và đất có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013.

e) Thửa đất sau khi tách ra không có đường đi vào thửa đất.

– Thứ hai là, Đồng thời, Điều này được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 14/2017/QĐ-UBND như sau:

Điều 1. Bổ sung khoản 3 vào Điều 5 bản Quy định ban hành kèm theo Quyết định số1768/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở, diện tích đất ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như sau:

“3. Quy định xử lý chuyển tiếp.

a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nộp hồ sơ xin tách thửa (hồ sơ hợp lệ) tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định hoặc những hộ gia đình, cá nhân đã có hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, văn bản phân chia di sản, thừa kế một phần thửa đất (hợp đồng, văn bản đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật) từ ngày 20/12/2007 (ngày Quyết định số 4505/2007/QĐ-UBND ngày 05/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực) đến trước ngày 23/8/2014 (ngày Quyết định số1768/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực) mà diện tích các thửa đất tách ra phù hợp với quy định về diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa tại Quyết định số 4505/2007/QĐ-UBND ngày 05/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh thì diện tích tách thửa theo các Hợp đồng, văn bản đó.

Trường hợp tại thời điểm Hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, văn bản phân chia di sản, thừa kế một phần thửa đất (Hợp đồng, văn bản đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật) trước ngày 20/12/2007 thì được thực hiện theo các hợp đồng, văn bản đó.

b) Đối với các trường hợp đã xây dựng nhà ở:

b1) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã xây dựng nhà ở trước ngày 20/12/2007 nhưng đến nay mới tiến hành làm thủ tục tặng, cho, chuyển nhượng, thừa kế, phân chia di sản, theo quy định của pháp luật theo ranh giới đất thực tế đang sử dụng thì xử lý như sau:

Giao UBND cấp huyện xác định chính xác nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm xây dựng nhà ở của các hộ dân để thực hiện việc tách thửa và cấp giấy chứng nhận theo hiện trạng nhà ở các hộ gia đình đang quản lý, sử dụng xây dựng nhà ở với nguyên tắc không có tranh chấp.

Giao UBND cấp huyện chịu trách nhiệm về nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm xây dựng nhà ở của các hộ gia đình và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng trình tự quy định và xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có) đảm bảo đúng các quy định hiện hành.

Trường hợp nếu chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với diện tích có nhà ở và công trình phục vụ để ở thì phải chuyển mục đích sử dụng và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật.

b2) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã xây dựng nhà ở từ ngày 20/12/2007 đến trước ngày 23/8/2014 và không bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản yêu cầu phá dỡ trong quá trình xây dựng, đến nay mới tiến hành làm thủ tục tặng, cho, chuyển nhượng, thừa kế, phân chia di sản, theo quy định của pháp luật theo ranh giới đất thực tế đang sử dụng thì xử lý như sau:

Giao UBND cấp huyện xác định chính xác thời điểm xây dựng nhà ở của các hộ dân, nếu đến nay phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm đất ở thì cho phép tách thửa đất có nhà ở theo hiện trạng sử dụng nhưng phải đảm bảo phần thửa đất còn lại không có nhà ở (nếu có) sau khi tách ra có kích thước chiều ngang không nhỏ hơn 3,6 m và diện tích không nhỏ hơn 36m2 (không kể diện tích lối đi, hệ thống thoát nước, phần diện tích thửa đất nằm trong hành lang an toàn giao thông, hành lang đường ống xăng dầu, hành lang đường điện và hành lang các công trình khác không được phép xây dựng nhà ở).

Giao UBND cấp huyện chịu trách nhiệm về nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm xây dựng nhà ở của các hộ gia đình và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng trình tự quy định và xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có) đảm bảo đúng các quy định hiện hành.

Trường hợp nếu chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với diện tích có nhà ở và công trình phục vụ để ở thì phải chuyển mục đích sử dụng và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật.

c) Những trường hợp tách thửa nêu tại điểm a,b trên áp dụng đối với những vị trí chưa có quy hoạch quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Những nơi có quy hoạch thì việc tách, hợp thửa theo quy hoạch chi tiết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

d) Trong quá trình thực hiện các quy định trên, nếu có vướng mắc yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành chức năng có liên quan của tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Hạn mức giao đất ở và điều kiện tách thửa đối với đất ở đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là bao nhiêu ?

Chào Luật sư! Luật sư cho hỏi hạn mức giao đất ở trên địa bàn lạng sơn như thế nào?

Rất mong Luật sư giúp đỡ ạ.

Hạn mức giao đất ở và điều kiện tách thửa đối với đất ở đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là bao nhiêu ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo thì hạn mức giao đất được quy định tại điều 3, quyết định này như sau:

Điều 3. Hạn mức giao đất ở tại đô thị

1. Hạn mức giao đất ở tại các thị trấn tối đa không quá 120 m2.

2. Hạn mức giao đất ở tại các phường, khu vực quy hoạch phát triển đô thị thuộc thành phố Lạng Sơn không quá 100 m2.

Hạn mức giao đất đối với đất ở đô thị ở tại các thị trấn tối đa không quá 120 m2 và các phường, khu vực quy hoạch phát triển đô thị thuộc thành phố Lạng Sơn không quá 100 m2.

Điều 4. Diện tích tối thiểu được tách thửa

Thửa đất mới hình thành (không bao gồm diện tích đất hành lang bảo vệ các công trình công cộng) do tách thửa phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Diện tích tối thiểu của thửa đất 40 m2.

2. Kích thước các cạnh của thửa đất: Phải có chiều rộng mặt tiền (là cạnh tiếp giáp với chỉ giới xây dựng) tối thiểu là 3 m hoặc chiều sâu thửa đất (tính từ chỉ giới xây dựng trở vào) tối thiểu là 3 m.

Điều 5. Tách thửa đối với một số trường hợp cụ thể

1. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất ở mà thửa đất sau khi tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định, nhưng được hợp thửa với thửa đất ở khác liền kề, thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa với điều kiện thửa đất mới được hình thành phải bảo đảm diện tích và kích thước các cạnh theo quy định tại Điều 4 của Quy định này.

2. Trường hợp tách thửa không phải là đất ở tại đô thị, nhưng thửa đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở tại đô thị:

a) Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng sang đất ở, thì được phép tách thửa đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng với điều kiện thửa đất mới được hình thành phải bảo đảm diện tích và kích thước các cạnh theo quy định tại Điều 4 của Quy định này;

b) Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa để chuyển quyền sử dụng đất, thì được phép tách thửa với các điều kiện sau:

Thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích và kích thước các cạnh theo quy định tại Điều 4 của Quy định này;

Người nhận quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục nhận quyền sử dụng đất đồng thời với chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở tại đô thị;

c) Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất sau khi tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định, nhưng được hợp thửa với thửa đất ở khác liền kề, thì được phép tách thửa đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất và hợp với thửa đất ở khác liền kề, với điều kiện thửa đất sau khi hợp thửa phải bảo đảm diện tích và kích thước các cạnh quy định tại Điều 4 của Quy định này;

d) Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất mà thửa đất sau khi tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định, nhưng được hợp thửa với thửa đất liền kề không phải đất để xin chuyển mục đích sử dụng thành đất ở, thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở tại đô thị, với điều kiện thửa đất mới hình thành sau chuyển mục đích sử dụng đất phải bảo đảm diện tích và kích thước các cạnh quy định tại Điều 4 của Quy định này.

Diện tích tối thiểu để tách thửa diện tích tối thiểu của thửa đất 40 m2 (Kích thước các cạnh của thửa đất: Phải có chiều rộng mặt tiền (là cạnh tiếp giáp với chỉ giới xây dựng) tối thiểu là 3 m hoặc chiều sâu thửa đất (tính từ chỉ giới xây dựng trở vào) tối thiểu là 3 m).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Đất nằm trong đồ án quy hoạch có được tách thửa không?

Kính chào Luật sư! Rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi về các vấn đề sau: Tôi định mua miếng đất có tổng diện tích : 644,1 m2 (Đất thổ cư :195.5 m2, đất trồng cây lâu năm: 444,6m2, ngang: 12,88m, dài: 40m). Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm đến năm 2062 ,có nhà tình thương cấp 4 do UBND Huyện Bình Chánh cấp.

1.Miếng đất trên tách thửa 5×40, có phù hợp với quy định tách thửa hiện nay không?

2.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phần ghi chú có ghi “ Khi nhà nước thực hiện quy hoạch thì chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất phải chấp hành theo quy định.”. Trong phản hồi thông tin đất đai của Phòng Tài nguyên môi trường Huyện Bình Chánh phần quy hoạch có ghi:

a. Theo quy hoạch chung huyện Bình Chánh đã được UBND Tp.HCM phê duyệt kèm theo Quyết định 6013/2012/QĐ-UBND ngày 16/11/2012, vị trí khu đất thuộc khu vực quy hoạch đất dân cư hiện hữu. Khu vực chưa có quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt.

b. Theo bản đồ tạm thời xác định khu vực dân cư hiện hữu ở đô thị và nông thôn được ban hành kèm theo văn bản số 499/UBND ngày 14/4/2009 của UBND huyện Bình Chánh, vi trí khu đất thuộc khu vực quy hoạch đất dân cư hiện hữu ở nông thôn.

Phần ghi chú trong sổ hồng có ý nghĩa chính xác như thế nào ạ? Tôi có nên mua một phần đất đó không? Đất có bị nhà nước quy hoạch bất cứ lúc nào hay không?

3. Khi mua và tách sổ mới, tôi có yêu cầu không ghi câu ghi chú như thế được không ạ? (do ngân hàng từ chối cho vay vì câu ghi chú đó)

4. Câu ghi chú trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trái nghĩa với phản hồi thông tin đất đai của Phòng Tài nguyên môi trường Huyện Bình Chánh hay không?

Chân thành cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Với thắc mắc của bạn, Công ty Xin giấy phép xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Miếng đất trên tách thửa 5×40, có phù hợp với quy định tách thửa hiện nay không?

Theo Điều 3 Quyết định 33/2014/QĐ-UBND có quy định:

– Thứ nhất, các trường hợp không được tách thửa, bao gồm:

+ Khu vực bảo tồn đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt danh mục phải bảo tồn theo quy định pháp luật;

+ Các khu vực hiện đang là biệt thự được tiếp tục quản lý theo quy hoạch; biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước; biệt thự thuộc nhóm 1 và 2 theo quy định tại Thông tư số 38/2009/TT-BXD ngày 08 tháng 12 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc quản lý sử dụng nhà biệt thự tại khu vực đô thị; biệt thự thuộc dự án đã quy hoạch; đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo quy hoạch được duyệt. Trường hợp quy hoạch này không còn phù hợp, phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch theo quy định pháp luật trước khi thực hiện tách thửa, việc tách thửa phải đảm bảo đúng theo quy hoạch đã điều chỉnh;

+ Trường hợp vị trí nhà, đất ở thuộc khu vực đã có Thông báo thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được tách thửa;

Nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ được tách thửa.

– Thứ hai, theo thông tin bạn cung cấp, bạn mua đất có diện tích 644,1 m2 ở huyện Bình Chánh bao gồm đất ở (195,5 m2) đã có nhà tình thương cấp 4 do UBND Bình Chánh cấp, và đất trồng cây lâu năm (444,6 m2) có thời hạn sử dụng đất đến năm 2062. Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định này quy định như sau: Đối với trường hợp của bạn, mảnh đất ở khu vực huyện Bình Chánh thuộc khu vực 3 được tách thửa phải đáp ứng các điều kiện

+ Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại, sau khi trừ lộ giới, diện tích tối thiểu như sau:

  • Đất ở chưa có nhà: 120m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 07 mét
  • Đất có nhà hiện hữu: 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

+ Đảm bảo được hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch và kết nối, đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật hiện hữu.

+ Trường hợp thửa đất khi tách thửa sẽ hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật khác, Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực. Diện tích làm đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật khác được đưa vào sử dụng chung theo quy hoạch.

Như vậy, đối với đất ở nêu trên với trường hợp của bạn có diện tích phù hợp để tách thửa nhưng phải đáp ứng đẩy đủ các điều kiện còn lại tại quy định này. Theo đó Quyết định này chỉ áp dụng đối với đất ở, chưa có quy định đối với tách thửa trông cây lâu năm. Vì vậy, bạn nên chờ văn bản hướng dẫn của UBND Tp.HCM hoặc bạn có thể chuyển toàn bộ diện tích đất trồng cây lâu năm sang đất ở để được tách thửa theo đúng quy định của pháp luật.

2. Phần ghi chú trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa chính xác như thế nào ạ? Tôi có nên mua một phần đất đó không? Đất có bị nhà nước quy hoạch bất cứ lúc nào hay không?

+ Phần ghi chú trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên có nghĩa là: Theo Quyết định số 6013/2012/QĐ-UBND của UBND Tp.HCM thì khu vực Huyện Bình Chánh đã có dự án quy hoạch chung về xây dựng và đã được phê duyệt. Khi dự án này bắt đầu được thực hiện thì chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất phải chấp hành theo quy định pháp luật với diện tích khu đất đã được công bố.

+ Điều 49 Khoản 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định của Luật Đất Đai 2013 , thời hạn thực hiện quy hoạch sử dụng đất là sau 3 năm. Sau thời hạn này, nếu quy hoạch không thực hiện thì cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi đất hoặc công bố việc điều chỉnh. Khi Nhà nước chưa có quyết định thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất, trong đó có quyền chuyển nhượng, , đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó:

– Nếu quy hoạch sử dụng đất nêu trên đã được điều chỉnh và vẫn đang trong thời gian thực hiện thì bạn cần thu thập thông tin để xác nhận rằng nhà đất nêu trên chưa có quyết định thu hồi. Bạn chỉ có thể nhận , quyền sở hữu nhà khi chưa có quyết định thu hồi.

– Nếu không có quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền của người sử dụng đất và bạn có hoàn toàn đủ điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và xin cấp giấy chứng nhận.

+ Theo Điều 37 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.

2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm”.

Như vậy, đối với đất quy hoạch thì cứ 10 năm sẽ quy hoạch một lần, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là hàng năm tức là 1 lần/năm, không phải bất cứ lúc nào đất cũng được quy hoạch.

3. Khi mua và tách sổ mới, tôi có yêu cầu không ghi câu ghi chú như thế được không? (do ngân hàng từ chối cho vay vì câu ghi chú đó).

Theo Điều 11 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định:

Thể hiện nội dung tại điểm Ghi chú trên Giấy chứng nhận

1. Trường hợp trong quyết định giao đất, , chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, hợp đồng hoặc văn bản nhận chuyển quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có nội dung hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì ghi nội dung hạn chế theo giấy tờ đó.

2. Trường hợp thửa đất hoặc một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình đã được công bố, cắm mốc thì ghi “Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình… (ghi tên của công trình có hành lang bảo vệ)”; hoặc ghi “Thửa đất có… m2 đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình…” đối với trường hợp một phần thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình.

3. Trường hợp chưa có thì ghi “Số hiệu và diện tích thửa đất chưa được xác định theo bản đồ địa chính”.

4. Các nội dung ghi chú trong các trường hợp khác được ghi theo quy định tại Khoản 3 Điều 5, Điểm c Khoản 6 Điều 6, Điểm c Khoản 1 Điều 8, Điểm c Khoản 1 Điều 9 và Điều 13 của Thông tư này”.

Với quy định trên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được nêu một trong các ghi chú được quy định nêu trên. Khi bạn mua đất, làm sổ mới, bạn cần chú ý về phần ghi chú và yêu cầu không được ghi nội dung chú ý trên.

4. Câu ghi chú trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trái nghĩa với phản hồi thông tin đất đai của Phòng Tài nguyên môi trường Huyện Bình Chánh hay không ?

Câu ghi chú trong giấy chứng nhận quyền sử đất không trái với phản hồi thông tin đất đai của Phòng Tài nguyên môi trường huyện Bình Chánh. Vì đồ án quy hoạch đã được UBND Tp.HCM phê duyệt, thời gian thực diện đồ án này sẽ được thực hiện khi có quyết định chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

Trân trọng!

Bộ phận đất đai – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *