Hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng theo luật đấu thầu ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào công ty luật DV Xingiayphep! Cho tôi hỏi trường hợp về: Kế hoạch đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu và ký kết hợp đồng. Tóm tắt sơ bộ dự án: Công ty A đầu tư dự án Khu nhà ở B, quy hoạch 1/500 và Dự án đầu tư lập lần đầu và điều chỉnh 02 lần. • QH 1/500 và dự án lần đầu: các gói thầu đều thực hiện thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng độc lập gồm:

KS địa hình; KS địa chất; Lập quy hoạch 1/500 (hợp đồng QH-01); Lập dự án (hợp đồng DA-01); Thẩm tra dự án; Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật (hợp đồng TC-01); Thẩm tra Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật; Các gói thầu này đều không có Kế hoạch đầu thầu. Sau khi dự án đầu tư được phê duyệt, Chủ đầu tư cũng không lập, phê duyệt Kế hoạch đầu thầu của dự án.

• Điều chỉnh QH 1/500 và dự án lần 1: gói thầu lập QH 1/500 và Lập dự án và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật là độc lập:

– Gói thầu Lập quy hoạch 1/500 điều chỉnh (hợp đồng QH-02): thực hiện mới thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn (hợp đồng QH-01 đã  thanh lý);

– Gói Lập dự án điều chỉnh (hợp đồng DA-02): thực hiện mới thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng mới đơn vị tư vấn (hợp đồng DA-01 đã thanh lý);

– Ký Phụ lục hợp đồng số 01 của Hợp đồng TC-01 v/v Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo dự án điều chỉnh (hợp đồng TC

-01 chưa thanh lý). Giai đoạn này chỉ có gói thầu Lập dự án điều chỉnh (hợp đồng DA-02) là có Kế hoạch đầu thầu được phê duyệt; QH 1/500 và Dự án đầu tư đã được phê duyệt theo quy định.

• Điều chỉnh QH 1/500 và dự án lần 2: gộp gói thầu Lập dự án điều chỉnh và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật thành 01 gói thầu:

– Gói thầu Lập quy hoạch 1/500 điều chỉnh lần 2 (hợp đồng QH-03): thực hiện mới thủ tục lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng mới đơn vị tư vấn (hợp đồng QH-02 đã thanh lý);

– Gói thầu Lập dự án điều chỉnh và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo dự án điều chỉnh lần 2: gộp thành một gói và thực hiện mới thủ tục lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn. Nhà thầu tư vấn là đơn vị ký kết và đang thực hiện hợp đồng TC-01. Trong giai đoạn này, không có gói thầu nào có kế hoạch đấu thầu. Hợp đồng DA-02 đã được thanh lý trước khi điều chỉnh QH 1/500 và DA lần 2. Chủ đầu tư ký hợp đồng Lập dự án điều chỉnh lần 2 và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo dự án điều chỉnh lần 2 với đơn vị đang thực hiện hợp đồng TC-01 bằng Phụ lục hợp đồng số 02 của hợp đồng TC-01.

Xin hỏi:

>&gt Xem thêm: 

1/ Chủ đầu tư thực hiện gộp nội dung điều chỉnh dự án đầu tư lần 2 và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo dự án điều chỉnh lần 2 vào 01 hợp đồng có phù hợp không trong khi gói thầu Lập dự án điều chỉnh lần 2 (hợp đồng DA-02) có Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt và không lập kế hoạch đấu thầu cụ thể cho các gói thầu khác trong từng thời điểm điều chỉnh QH và DA?

2/ Việc ký hợp đồng cho 02 nội dung trên (là 02 gói thầu độc lập trước đó) bằng Phụ lục hợp đồng tiếp theo của hợp đồng đang thực hiện (hợp đồng TC-01: chỉ Lập sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật) có phù hợp và bảo đảm các quy định hiện hành không?

Xin trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục , xin giấy phép.

Hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng theo luật đấu thầu ?

, gọi:

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty Xin giấy phép, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

>&gt Xem thêm: 

1. Căn cứ pháp lý:

 ;

 ;

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ Điều 89 Luật đấu thầu quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định:

1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

>&gt Xem thêm: 

c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

5. Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

b) Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;

>&gt Xem thêm: 

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;

c) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;

d) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em một đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do mình giám sát;

h) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;

k) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 và điểm d khoản 4 Điều 92 của Luật này:

>&gt Xem thêm: 

a) Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

c) Nội dung yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

d) Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;

e) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

b) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

9. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

>&gt Xem thêm: 

Trong trường hợp này, pháp luật không cấm việc gộp nội dung điều chỉnh dự án đầu tư lần 2 và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo dự án điều chỉnh lần 2 vào 01 hợp đồng;

Về nguyên tắc, kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt phải được tuân thủ; tuy nhiên, trong trường hợp trong cùng 1 dự án (công trình), nếu thấy hợp lý và cần thiết thì có thể trình cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh kế hoạch đấu thầu. Khi cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh rồi thì sẽ có đủ căn cứ để thực hiện.

Như vậy, để thưc hiện việc gộp nội dung điều chỉnh dự án đầu tư lần 2 và Lập Hồ sơ thiết kế Bản vẽ thi công hạng mục hạ tầng kỹ thuật theo dự án điều chỉnh lần 2 vào 01 hợp đồng trước tiên cần có sự phe duyệt của cấp có thẩm quyền thì mới thực hiện được.

2.Điều 408. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về phụ lục hợp đồng như sau:

“1. Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi”.

Theo quy định của điều luật này ta có thể nhận thấy phụ lục hợp đồng là phần quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng, vì vậy nó là một bộ phận của hợp đồng. Phụ lục của hợp đồng có hiệu lực cùng với hiệu lực của hợp đồng. Bản phụ lục của hợp đồng được xây dựng kèm theo hợp đồng, nên nó không thể áp dụng riêng rẽ mà luôn luôn phụ thuộc và thực hiện cùng với việc thực hiện hợp đồng, nên nội dung phụ lục của hợp đồng phải phù hợp với nội dung của hợp đồng. Các bên tham gia ký kết hợp đồng không những chỉ có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký kết, mà còn phải thực hiện đúng các nội dung được thể hiện trong bản phụ lục của hợp đồng. Điểm phân biệt giữa phụ lục của hợp đồng với hợp đồng phụ là chỗ: mặc dù hợp đồng phụ được lập ra cũng với mục đích là để thực hiện hợp đồng chính nhưng hợp đồng phụ có tính độc lập tương đối với hợp đồng chính và không nhất thiết phải thực hiện cùng một lúc với hợp đồng chính.  

Phụ lục của hợp đồng có nội dung trái với nội dung của hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận rõ ràng thì những điều khoản các bản phụ lục trái với nội dung của hợp đồng đó không có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, nếu các bên xác định rõ sẽ áp dụng điều khoản của phụ lục có nội dung trái với nội dung của hợp đồng thì trong trường hợp này sẽ coi như điều khoản trong đó hợp đồng đã được sửa đổi. Điều khoản trong hợp đồng sẽ không còn được áp dụng và thay vào đó là việc áp dụng điều khoản trong phụ lục của hợp đồng. Trong trường hợp này thường là trường hợp phụ lục của hợp đồng được lập sau khi ký kết hợp đồng, các bên muốn làm rõ một số nội dung của hợp đồng và muốn sửa đổi một số thỏa thuận nên đã sử dụng biện pháp lập phụ lục hộp đồng để không phải lập một hợp đồng mới bổ sung, sửa đổi hợp đồng đã ký kết trước đó. 

Như vậy, ngay cả khi nội dung của phụ lục hợp đồng trái hay khác với nội dung hợp đồng thì nội dung của phụ lục đó vẫn luôn mang bản chất hoàn thiện cũng như để thực thi hợp đồng chính một cách rõ ràng. Việc sử dụng phụ lục hợp đồng nhăm ký kết một hợp đồng khác là không có căn cứ.

Trên đây là ý kiến để cá nhân, tổ chức tham khảo, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận  hoặc gửi qua   để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>&gt Xem thêm: 

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư doanh nghiệp –  

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *