Hướng dẫn thực hiện thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Kính chào Luật sư Công ty xin giấy phép, rất mong Luật sư Quý công ty hướng dẫn tôi trình tự thủ tục để có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý? Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Mục lục bài viết

1. Tư vấn thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý

Kính chào Luật sư Công ty Xin giấy phép, rất mong Luật sư Quý công ty hướng dẫn tôi trình tự thủ tục để có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý ?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Luật sư trả lời:

Để tạo thuận lợi cho các cá nhân/tổ chức có thể thực hiện việc đăng ký chỉ dẫn địa lý dễ dàng, hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy trình chuẩn về đăng ký chỉ dẫn địa lý theo . Theo đó, để Anh/chị có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý, thủ tục được hướng dẫn như sau:

1. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

2. Cơ quan thực hiện: Cục Sở hữu trí tuệ.

3. Cách thức thực hiện:

– Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Nộp qua bưu điện.

4. Kết quả thực hiện:

– Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

5. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Nộp hồ sơ (tại bộ phận một cửa)

– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

– Bước 3: Ra thông báo tiếp nhận (Đơn hợp lệ) /Thông báo từ chối tiếp nhận (Đơn không hợp lệ)

– Bước 4: Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp

– Bước 5: Thẩm định nội dung đơn (Đánh giá khả năng được bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ)

– Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

6. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (2 bản);

+ Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );

+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);

+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

7. Thời hạn giải quyết:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung đơn: không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

8. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– ;

– ;

– ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo ngày 31/12/2010;

– ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung theo ngày 30/7/2010, ngày 22/7/2011 và ngày 20/2/2013;

– ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận : để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Hạ Long cho sản phẩm chả mực

Ngày 12/12/2013 Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 3321/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00037 cho sản phẩm chả mực “Hạ Long” nổi tiếng. Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Chả mực Hạ Long là đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Quảng Ninh, đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam bình chọn vào TOP 50 món ăn đặc sản nổi tiếng, đây là món ăn không chỉ hấp dẫn du khách trong nước mà còn hấp dẫn cả du khách nước ngoài bởi hương vị đậm đà khó quên, hội tụ đầy đủ tinh túy của văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Có được danh tiếng như vậy là do Hạ Long không chỉ là nơi sản xuất chả mực đầu tiên và trở thành làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản phẩm này mà còn do chả mực “Hạ Long” có hương vị riêng đặc biệt, không nơi nào có được. Chả mực Hạ Long có hình tròn, màu vàng ruộm, đều và đẹp, độ dày từ 0,9-1,16cm, đường kính từ 5,1-5,6cm. Ai đã từng ăn chả mực Hạ Long thì không thể quên được mùi thơm đặc trưng, vị mặn đậm, ngọt tự nhiên, giòn, dai, chắc và bùi của sản phẩm này. Đây cũng là sản phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng như: chất khô (32,08-36,08%); Proteine (15,83-17,63%); Canxi (0,07-0,14%); Lipit (5,44-11,38%); Photpho (0,25-0,46%); muối (0,65-0,85%); Vitamin A (0,14-1,606µ/100g). Sản phẩm cũng đảm bảo các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm như không chứa chất thủy ngân, chì, formol; vi khuẩn tổng số và NH3 đều trong ngưỡng cho phép.

Danh tiếng, tính chất và chất lượng đặc thù của chả mực Hạ Long có được là do nguyên liệu có chất lượng tốt và kỹ thuật chế biến truyền thống. Chả mực Hạ Long được sản xuất từ mực nang, 70% được đánh bắt tại Vịnh Bắc Bộ. Vịnh Bắc Bộ có độ mặn tầng nước mặt thấp, biên độ độ mặn ngoài khơi ổn định hơn nên hàm lượng muối mực nang thấp hơn 15-21% với mực nang biển miền Trung. Ngoài ra, Vịnh Bắc Bộ là nơi thu hồi một khối lượng nước ngọt lớn từ các sông đổ ra kèm theo nhiều phù du giàu chất vô cơ và hữu cơ, tạo ra môi trường dinh dưỡng quan trọng cho mực nang. Vì vậy, mực nang khai thác tại Vịnh Bắc Bộ có sự khác biệt về chất lượng, hàm lượng glutamic acid, các loại acid amin thiết yếu cao hơn 6-36% so với mực nang biển miền Trung nhưng hàm lượng muối lại thấp hơn 15-21%. Vì vậy, chả mực Hạ Long có vị mặn đậm và ngọt tự nhiên, khi chế biến ít phải bổ sung các phụ gia chế biến khác.

Ngoài đặc thù về nguyên liệu (mực nang), Hạ Long còn có truyền thống sản xuất chả mực từ lâu đời và nổi tiếng. Các cơ sở chế biến chả mực Hạ Long được thừa hưởng kinh nghiệm trong quá trình chế biến với bí quyết gia truyền độc đáo. Giã tay cũng là một trong những kỹ thuật truyền thống để tạo ra chất lượng đặc trưng của chả mực Hạ Long, các sản phẩm chả mực xay không được coi là sản phẩm chả mực Hạ Long truyền thống.

Khu vực địa lý: Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Theo Phòng Chỉ dẫn địa lý cục Sở Hữu Trí Tuệ

3. Tăng giá trị Gạo Điện Biên bằng chỉ dẫn địa lý

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3340 /QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00043 cho sản phẩm gạo Điện Biên nổi tiếng. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Đây là một trong những kết quả hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Sở hữu trí tuệ thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.
Tăng giá trị “Gạo Điện Biên” bằng chỉ dẫn địa lý

Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3340 /QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00043 cho sản phẩm gạo Điện Biên nổi tiếng. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này. Đây là một trong những kết quả hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Sở hữu trí tuệ thông qua Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

Chủ nhiệm dự án, Đặng Văn Khán, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên cho biết, trong quá trình tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý ”Điện Biên” cho sản phẩm gạo thì giá sản phẩm cuối năm 2010 đã tăng 50% so với thời điểm cùng kỳ năm 2009. Một ý nghĩa quan trọng nữa là chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo tạo điều kiện cho sản phẩm này mở rộng và tiếp cận nhiều hơn nữa với thị trường quốc tế, với thương hiệu gạo “Điện Biên” có chỉ dẫn địa lý và nguồn gốc rõ ràng.

Tái ổn định nhờ cây lúa

Cánh đồng Mường Thanh với nhiều ưu đãi của tự nhiên ban tặng đã sản xuất ra nhiều loại gạo chất lượng cao và thực tế nhiều năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống ổn định nhờ canh tác cây lúa, trong đó có những hộ thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng lúa chất lượng cao. Tuy nhiên, cho đến nay, hiệu quả kinh tế đó mới thể hiện ở quy mô gia đình nhỏ lẻ, và cho dù vẫn mang danh “đóng vai trò chủ đạo” nhưng sự đóng góp cụ thể của hạt gạo Điện Biên ở tầm “vĩ mô” – lợi nhuận trong ngành nông nghiệp nói riêng, nền kinh tế của tỉnh nói chung vẫn còn bị thất thoát.

Theo khảo sát cho thấy, đa số người dân đều bán lúa ngay sau khi thu hoạch. Lúa được bán cho những thương lái thu gom, hộ xay xát và một số nhà buôn lớn. Một số hộ dân bán phần lớn thóc sau thu hoạch để trang trải cho những khoản chi tiêu trong quá trình sản xuất, sinh hoạt và những việc khác, sau đó họ lại mua gạo có chất lượng trung bình để sử dụng. Qua đó cho thấy, lúa vùng lòng chảo Điện Biên có giá trị hàng hóa lớn. Có trên 80% nông dân và người kinh doanh thóc, gạo được hỏi cho biết họ không gặp khó khăn để tiêu thụ sản phẩm gạo.

Lý giải nguyên nhân trên, Ông Đặng Văn Khán cho biết, để xảy ra tình trạng này cũng bởi cho đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo Điện Biên chính hiệu như các loại gạo Séng Cù (Mường Khương, Bát Xát, tỉnh Lào Cai); Tám thơm, Nếp cái hoa vàng (Nam Định)… Gạo Điện Biên cung cấp về Hà Nội bị đóng bao hoặc là “tù mù” trong các bao không nhãn mác đăng ký, hoặc là “loạn xì ngầu” với nhiều tên gọi: “Gạo tám Điện Biên đặc sản” do Công ty XNK nông lâm sản thực phẩm Đông Nam Á (Hà Nội) đóng bao; “Gạo tám Điện Biên” do Công ty cổ phần TBH (Hà Nội) đóng bao; “Gạo Điện Biên tám thơm Ngọc Khuê”; “Tám Điện Biên – Đặc sản Tây Bắc”…

Chính vì vậy, việc Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Điện Biên” cho sản phẩm gạo của tỉnh Điện Biên là cơ sở khoa học và thực tiến làm tăng giá trị và bảo vệ thương hiệu cho nông sản gạo trên thị trường trong và ngoài nước. Đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển bền vững kinh tế – xã hội cho người dân đồng bào các dân tộc vùng lòng chảo Điện Biên nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung.

Nâng cao vai trò Hiệp hội

Cũng theo ông Đặng Văn Khán, sản phẩm gạo Điện Biên được đăng bạ chỉ dẫn địa lý sẽ làm cho mối quan hệ giữa đất, khí hậu, môi trường và con người được nhấn mạnh thêm, đặc biệt là tại nơi có nhiều di tích lịch sử được nhiều người trong nước và quốc tế biết đến với tên “Điện Biên”. Đây là cơ hội để thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong vùng phát triển, mức sống người dân được nâng lên.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng sản phẩm có Chỉ dẫn địa lý sẽ an tâm hơn vì họ được bảo vệ quyền lợi. Khi dự án hoàn thành, nông dân sẽ quan tâm với việc tự quản lý sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý “Điện Biên”.

Đặc biệt, việc Hiệp Hội gạo Điện Biên được thành lập là tất yếu một khi chỉ dẫn địa lý gạo “Điện Biên” được bảo hộ, đóng vai trò quan trọng như chủ thể xây dựng đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý . Thông qua việc thực hiện tất cả các hoạt động từ sản xuất chế biến đến tiêu thụ nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất tốt nhất cho nông dân, giúp nông dân nâng cao thu nhập và sản xuất ổn định. Hiệp Hội giám sát các quy trình kỹ thuật để tạo nên sản phẩm chất lượng góp phần tăng uy tín sản phẩm, Hiệp Hội qua đó tăng uy tín thương hiệu.

Ngoài ra, nông dân vùng lòng chảo Điện Biên là những người trực tiếp tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao và là người trực tiếp sản xuất ra gạo “Điện Biên”. Họ là những người nắm bắt rõ nhất về điều kiện tự nhiên, kỹ thuật canh tác, và những khó khăn trong quá trình sản xuất của giống lúa chất lượng ở đây. Chính vì vậy nông dân là những người có vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần tạo nên thương hiệu gạo “Điện Biên” bền vững.

Cùng với đó, tỉnh cần xúc tiến huy động các doanh nghiệp địa phương, kết hợp với nông dân, các cơ sở chế biến trong việc phát triển, khai thác chỉ dẫn địa lý, khuyến khích sự liên kết giữa các thành phần trong ngành hàng. Mạnh dạn thành lập HTX, hiệp hội thu gom và tiêu thụ sản phẩm gạo do nông hộ sản xuất ra. Thường xuyên theo dõi tình hình biến động của thị trường tiêu thụ qua các phương tiện thông tin đại chúng để có những quyết định đúng.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ. Bộ Khoa học và Công nghệ

4. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Luận Văn cho sản phẩm bưởi

Ngày 18/12/2013 Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 3462/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00039 cho sản phẩm bưởi “Luận Văn” nổi tiếng. Ủy ban nhân dân huyện Thọ Xuân là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Bưởi Luận Văn là cây thân gỗ thuộc họ Rutaceae, họ phụ aurantioideae, tên khoa học Citrus grandis(L) Obeck hoặc Citrus Maxima có nguồn gốc từ thôn Luận Văn, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân. Đây là sản phẩm gắn liền với khu di tích lịch sử Lam Kinh. Năm 1418 – 1428, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh, vua Lê Thái Tổ đã đóng quân tại đây và lấy tên làng Luận Văn đặt cho sản phẩm bưởi của làng. Từ đó, hàng năm người dân địa phương chọn bưởi Luận Văn làm sản phẩm tiến vua.

Bưởi Luận Văn rất được ưa chuộng trên thị trường, nhất là vào các dịp ngày rằm, mùng một và đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán do bưởi có màu đỏ và tỏa ra một mùi thơm rất đặc trưng không giống bất kỳ một loại bưởi nào khác.

Một đặc điểm nữa khiến cho bưởi Luận Văn được ưa chuộng đó là mặc dù bưởi chín từ khoảng tháng 9 – 10 âm lịch nhưng lại có thể neo trái trên cây đến dịp Tết Nguyên Đán nên người dân trồng bưởi thường để dành bán vào dịp Tết. Đây cũng chính là một đặc điểm riêng biệt của bưởi Luận Văn mà nhiều giống bưởi khác không có được.

Bưởi Luận Văn là giống bưởi quý, hình bầu dục, đỉnh quả lồi, đường kính quả từ 15cm đến 15,62 cm, chiều cao quả từ 15cm đến 15,82cm. Bưởi Luận Văn là khi nhỏ có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu đỏ rất đẹp mắt, có mùi thơm đặc trưng, cùi màu phớt hồng, múi quả khá đều, tép màu đỏ tươi có vị ngọt nhẹ, chua dịu. Ưu thế nổi bật của bưởi Luận Văn là màu sắc vỏ hấp dẫn, có mùi thơm, bảo quản được lâu, thời gian thu hoạch lại trùng vào đúng tết âm lịch nên nhu cầu tiêu thụ rất cao.

Bưởi Luận Văn có hàm lượng Brix từ 11,05 đến 15,40%, Vitamin C từ 43,52 đến 45,22mg/100g, đường tổng số 6,86 đến 9,63%, Axít hữu cơ từ 0,90 đến 1,34%, Caroten cao từ 2.532 – 2.582mg/100g mà không sản phẩm bưởi nào có được.

Hàm lượng Caroten là chỉ tiêu hóa học đặc thù của bưởi Luận Văn quyết định đến màu sắc vỏ, cùi và thịt quả, tạo nên đặc trưng của loại bưởi này. Bởi vậy, bưởi Luận Văn thường được người dân chọn để bày bàn thờ nhân dịp Tết vì theo tín ngưỡng của người Á Đông màu đỏ của bưởi Luận Văn mang lại sự may mắn và phát tài

Danh tiếng, tính chất và chất lượng đặc thù của bưởi Luận Văn là do điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây bưởi. Đất của vùng trồng bưởi Luận Văn được hình thành một cách rõ rệt trên sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ và mẫu chất tích tụ từ tác động của sông – biển: đá gabro, đá phiến, đá vôi, sản phẩm dốc tụ của các loại đá phiến – cát kết – gabro, phù sa cổ, phù sa mới… Bưởi Luận Văn được trồng trên 2 loại đất chính là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất hoặc đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, tầng đất mặt dày > 30 cm, tơi xốp và ẩm. Các chỉ tiêu nông hóa của đất như pHKCL trung bình 4,48, K2O trung bình 6,36 (mg/100g), P2O5 trung bình 7,42 (mg/100g), NTP trung bình 4,21 %.
Khu vực đăng ký chỉ dẫn địa lý : Xã Thọ Xuân, xã Xuân Bái thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Nguồn: Phòng Chỉ dẫn địa lý Cục Sở Hữu Trí Tuệ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *