Hướng dẫn thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần trong năm 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thủ tục hưởng xã hội một lần là một nhu cầu của người lao động khi không có khả năng tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội. xin giấy phép tư vấn các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội mới nhất về thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần cũng như các vấn đề pháp lý liên quan khác:

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn thủ tục (BHXH) 1 lần trong năm 2018

Xin giấy phép tư vấn các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội mới nhất về cũng như các vấn đề pháp lý liên quan khác.

Hướng dẫn thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần trong năm 2018

, gọi:

Trả lời:

Để được rút tiền BHXH một lần, trước hết bạn cần xác định xem mình thuộc đối tượng được hưởng chế độ này hay không. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 thì đối tượng được bao gồm:

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

– Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm các giấy tờ sau:

+ Sổ BHXH

+ Đơn đề nghị hưởng Trợ cấp BHXH 1 lần (mẫu 14-HSB)

+ CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu

Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Đối với NLĐ mắc bệnh nguy hiểm tính như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế: Trích sao hồ sơ bệnh án.

– Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan BHXH

– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

+ Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương được tính như sau: (Tổng số tháng đóng BHXH x Mức đóng bảo hiểm x Mức điều chỉnh hằng năm)/ tổng số tháng đóng BHXH.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo ngay:

2. Muốn nhân tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần thì phải làm gì ?

Thưa luật sư. Em có 1 thắc mắc là: 2 làm việc đựợc 2 năm và nghỉ việc 11/2016. Em muốn nhận bảo hiểm xã hội 1 lần vào tháng 11/năm 2017 nhưng em sắp kí hợp đồng làm việc với công ty mới. Công ty mới có yêu cầu em nộp sổ. Em phải làm sao để 11/2017 em nhận bhxh 1 lần ạ. Mong anh chị giải đáp giúp.

– Hung Minh

Nhận BHXH 1 lần?

>> Luật sư trả lời:

3. Hưởng chế độ BHXH mất sức và chế độ BHXH một lần thì phải đáp ứng điều kiện gì ?

Chào luật sưtôi sinh năm 1966, đóng bhxh được 20 năm 4 tháng, tôi đã nghỉ hưu từ năm 2016, tôi muốn hỏi trường hợp của tôi có được hưởng chế độ mất sức và bhxh 1 lần không, điều kiện để hưởng chế độ như thế nào ?

Cảm ơn luật sư.

– Thu

>> Luật sư trả lời:

4. Làm sao để có thể được lãnh BHXH một lần ?

Thưa luật sư. em đã nghĩ việc cty gần 1 năm và đã được trợ cấp bhtn 3 tháng rồi,đúng tháng 9 này là tròn 1 năm. Mà tháng 3 vừa rồi em xin vào làm cty,e định là làm tạm thời thôi,khi nào cty bảo ký hợp đồng thì e nghĩ ( 1 tháng rưỡi ) đến giữa tháng 4 thì e nghĩ cty. Đến khi em đến lãnh lương thì cty báo em là đã đóng bh và có sổ mới khác đóng 1 tháng 4,trong lúc em chưa ký hđ ( em vẫn giữ sổ bh cũ ). Vậy em xin hỏi đến tháng 9 này em được lãnh bhxh cấp 1 lần không,và nếu không được thì làm sao được lãnh ?

Em xin cảm ơn.

– Phan Thanh Bình

>> Luật sư trả lời:

5. Cần làm những thủ tục gì để ? Được hưởng là khoảng bao nhiêu tiền ạ ?

Thưa luật sư, Em muốn hỏi là e đóng bảo hiểm đc 4 năm 9 tháng. Giờ e muốn rút 1 lần thì thỉ tục gồm những gì ạ ? Và số tiền e đc hưởng là khoảng bao nhiêu tiền ạ ?

Cảm ơn!

– Nguyễn Hoài Thương

>> Luật sư trả lời:

6. Cách tính bù trượt giá khi hưởng BHXH 1 lần như thế nào?

Chào luật sư! Em làm tại công ty cũ được 1 năm 8 tháng và mới nhận được BHXH 1 lần vào đầu năm 2017 với số tiền là 13tr360. Và BHXH hẹn em tháng 5/2017 tới nhận tiền bù trượt giá, vậy số tiền em được hưởng bù trượt giá là bao nhiêu?

Mong Luật sư tư vấn giúp em !

Cách tính bù trượt giá khi hưởng BHXH 1 lần như thế nào?

, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Về mức hưởng trợ cấp một lần, căn cứ tại Khoản 2 Điều 8 quy định:

“2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBX :

Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần

4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”

Như vậy, xét trong trường hợp của bạn, bạn tham gia được 1 năm 8 tháng giai đoạn từ 2014 trở đi. Vậy thời gian đóng bảo hiểm sau 2014 của bạn tổng cộng là 2 năm tương đương với 2x 2x bình quân tiền lương.

Về cách tính tiền trượt giá, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 :

“Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó, tại Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”

Theo quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội :

Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

X

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Mức điều chỉnh

4,56

3,87

3,66

3,54

3,29

3,15

3,20

3,21

3,09

3,00

2,78

2,57

2,39

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Mức điều chỉnh

2,21

1,79

1,68

1,54

1,30

1,19

1,11

1,07

1,06

1,04

1,00

1,00

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *