Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu trong ngành thời trang

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong lĩnh vực thời trang, may mặc, giầy, dép … là yếu tố quan trọng để tránh các tranh chấp có thể phát sinh về sau. xin giấy phép là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ được Cục sở hữu Trí tuệ cấp giấy phép hoạt động, chúng tôi tư vấn và giải đáp một số vấn đề liên quan:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu trong ngành thời trang

Xin giấy phép tư vấn và giải đáp một số vấn đề về đăng ký thương hiệu độc quyền cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực thời trang, may mặc hoặc bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thời trang:

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu trong ngành thời trang

1. Về phân nhóm sản phẩm:

Sản phẩm thời trang gồm quần áo, giày dép, theo Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ của Nice 11, sản phẩm thời trang thuộc nhóm 25.

2. Thủ tục và thời gian đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm. Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau (i) thẩm định hình thức (1 tháng), (ii) công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); (iii) thẩm định nội dung (9-12 tháng); và (iii) cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận Đơn hợp lệ, Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung. Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không.

– Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người Nộp Đơn;

– Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung (từ chối) và Người Nộp Đơn có 02 tháng để trả lời Thông báo này.

Nếu Đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

3. Các tài liệu cần thiết để nộp đơn

Để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Quí vị chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:

a. Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)
b. Giấy ủy quyền (sẽ cung cấp mẫu sau), có ký tên Người đại diện và đóng dấu Công ty;
c. Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký (bản mềm) (nếu là nhãn hiệu màu sắc hoặc chứa logo)
d. Danh mục sản phẩm cụ thể xin đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu.

4. Công việc bảo hộ nhãn hiệu của Công ty Xin giấy phép

4.1 Công việc thực hiện:

Trong trường hợp Minh Khuê được khách hàng ủy quyền là đại diện sở hữu trí tuệ của quí vị tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ;
– Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Quí vị) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;
– Thông báo về việc nộp đơn với Quí vị ngay sau khi nộp đơn;
– Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Quí vị;
– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);
– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);
– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Quí vị cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu;
– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

4.2. Chi phí thực hiện công việc: Hãy gửi yêu cầu báo giá của Email: Chúng tôi sẽ ngay lập tức gửi thư tư vấn và báo giá dịch vụ cho từng trường hợp cụ thể.

2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bằng cách nào ?

Một nhóm bạn tập hợp lại để kinh doanh. Nhiều ý tưởng được trình bày, ý tưởng nào thấy cũng có lý. Sau khi bàn bạc cá nhóm quyết định chọn phương án – chế biến một loại sản phẩm ăn nhanh, tiện lợi và cần ít vốn nhất. Sản phẩm làm ra được mọi người chia nhau đem đến từng cơ quan, đơn vị bán.

Tại sao cần phải đăng ký nhãn hiệu?

Lúc đầu, là bạn bè quen biết gọi điện thoại đặt mua. Sau đó là những người được bạn bè giới thiệu. Dần dà, hàng bán ngày một nhiều hơn, khách hàng rộng rãi hơn. Khi đó, nhóm bạn này mới thấy cần thiết phải đặt cho nó một cái tên để có thể tạo ra nhiều tài liệu maketing cần thiết để truyền đạt đến khách hàng của mình. Một nhãn hiệu được ra đời.

Bất ngờ, một ngày kia, họ tới tấp nhận được điện thoại than rằng, sản phẩm của họ không còn ngon, đậm đà như lúc ban đầu. Doanh thu sụt hẳn, chia nhau đi tìm hiểu, điều tra họ đã phát hiện ngoài thị trường bày bán tràn lan sản phẩm giả gắn nhãn hiệu của họ. Cả nhóm quyết chí phải tìm cho ra kẻ chủ mưu. Khi phát hiện, họ tìm đến cơ quan có thẩm quyền để khiếu nại, nhưng không được giải quyết vì “không có bằng chứng nào chứng tỏ nhãn hiệu nêu trên thuộc quyền của họ”. Khi đó họ mới nhận ra rằng, để được bảo hộ nhãn hiệu, trước hết phải đi đăng ký và được cấp bằng thì quyền sở hữu đối với nhãn hiệu mới phát sinh.

:

Yêu cầu thiết kế nhãn hiệu
Nhãn hiệu không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy các nước, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của tổ chức, cơ quan Nhà nước Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, nước ngoài, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lần với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng (ngoại lệ: chính tổ chức này đăng ký các dấu hiệu đó làm nhãn hiệu chứng nhận), không được làm iểu sai lệ cả, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, công dụng, chất lượng … hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu: Dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt để làm nhãn hiệu khi nó là: Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, (ngoại lệ: trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu), dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến, dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ (ngoại lệ : trừ trường hợp đấu hiệu đó đã đạt được khá năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu), dấu hiệu mô tả hình thúc pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh, dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn, dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác, dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu…

Muốn đăng ký nhãn hiệu cần phải có điều kiện gì?
Muốn đăng ký nhãn hiệu(ĐKNH) trước hết bạn phải là một chủ thể kinh doanh hợp pháp. Tiếp đến, bạn phải thiết kế cho minh một nhãn hiệu đáp ứng hai điều kiện:

Thứ nhất: là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Thứ hai: có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Tổ chức, cá nhân có quyền ĐKNH dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền ĐKNH cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất nếu người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền ĐKNH tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sán xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

Tổ chúc có chúc năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền ĐKNH chúng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Đăng ký nhãn hiệu bằng cách nào?
Quyền đăng ký nhãn hiệu: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn ĐKNH thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu: Để xác lập quyền đối với nhãn hiệu, người yêu cầu cần nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (Cục Sở hữu Trí tuệ). Đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu sau đây: Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định, tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ (bao gồm: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận), Giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện), Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Căn cứ phát sinh quyền
Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu Trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Điều 6 Luật SHTT). Giới hạn quyền: Chủ nhãn hiệu chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật SHTT. Việc thực hiện quyền của chủ nhãn hiệu không được xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 7 Luật SHTT).

Như vậy, muốn được bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp phái tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu. Khi quyền được xác lập, chủ sở hữu có quyền khai thác tài sản của mình, có quyền cho phép hoặc ngăn cản người khác sử dụng (khai thác) tài sản đó và khi quyền bị xâm phạm thì pháp luật sẽ bảo vệ như bảo vệ quyền sở hữu tài sản.

Công ty Xin giấy phép (biên tập)

3. Cách mô tả để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ?

Công ty Xin giấy phép là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng.

Sau khi thiết kế một logo việc đầu tiên là khách hàng cần cung cấp các thông tin pháp lý để luật sư có thể phân lĩnh vực đăng ký bảo hộ độc quyền và hoàn thiện hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Xin giấy phép phân tích một mẫu nhãn hiệu đã được tư vấn bảo hộ thành công để Quý khách hàng tham khảo và vận dụng:

1. Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ: DE-PRO CORPORATION

Địa chỉ: 2-3-7 Kaneshita-cho, Moriguchi-shi, Osaka-fu, Japan

2. Thông tin nhãn hiệu:

– Mẫu nhãn hiệu:

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu đỏ, màu đen và màu trắng.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ trên nền mầu trắng.

Phần chữ: Bao gồm chữ “HINOMARU-UDON” có màu đỏ, được viết in hoa, không có nghĩa. Chữ “” có màu đen, là chữ tiếng Nhật, được phiên âm ra chính là chữ “HINOMARU-UDON” nằm phía trên. Chữ có màu đỏ, là chữ tiếng Nhật, phiến âm là “men”, có nghĩa tiếng Việt là “mỳ”.

Phần hình: Nằm phía bên trái của phần chũ nêu trên là hình một tô mỳ, đôi đũa đang gắp các sợi mỳ, được kết hợp bới các màu đen, màu đỏ và máu trắng.

Nhãn hiệu đăng kí bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 30: Mì sợi; đồ ăn đã được chế biến trên cơ sở mì sợi; mì sợi dẹt; mỳ ống.
Nhóm 43: Nhà hàng ăn uống; nhà hàng ăn uống tự phục vụ; quán ăn tự phục vụ; dịch vụ cung cấp thức ăn, đồ uống do nhà hàng thực hiện

Số bằng: 259563

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *