Hướng dẫn phương thức và cách thức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong được luật sư giải đáp. Hiện tại Trung tâm có các dự án được thành lập theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trực thuộc Trung tâm, có mã số thuế riêng nhưng sử dụng con dấu của Trung tâm. Cán bộ tham gia làm việc tại các dự án do giám đốc Trung tâm ký quyết định cử cán bộ làm kiêm nhiệm, được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm tại dự án (thời gian tham gia trên 1 năm).

Lương chính của các cán bộ trên do Trung tâm chi trả. Vậy khi thanh toán phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ thì dự án khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến có đúng không? Trường hợp các cán bộ trên có tổng thu nhập ở cả 2 nơi chưa đến mức phải nôp thuế thu nhập cá nhân thì có thể làm cam kết thu nhập để nộp cho dự án để tạm thời dự án không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân có được không? Cuối năm tự cá nhân sẽ làm thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Mong các anh, chị xem và trả lời giúp tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục xin giấy phép.

Hướng dẫn phương thức và cách thức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ?

 

Trả lời

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý.

Công văn của Tổng cục Thuế số 801/TCT-TNCN ngày 2/3/2016 V/v hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2015 và cấp MST NPT

2. Nội dung giải đáp

– Theo quy định tại Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân được sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì:

“Khoản 2 và khoản 5 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, , bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”

“5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ và tài sản gắn liền với đất;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.”

Vậy thu nhập từ phụ cấp cũng được tính vào thu nhập chịu thuế. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007. Khoản 1 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung năm 2012 như sau:

“1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, , bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

Chính phủ quy định mức tối đa được trừ đối với khoản đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện quy định tại khoản này.”

– Theo Công văn của Tổng cục Thuế số 801/TCT-TNCN ngày 2/3/2016 V/v hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2015 và cấp MST NPT

“Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:

– Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ sau.

– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký từ  03 tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.

– Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này”

Vậy theo như bạn trình bày thì cán bộ trên thuộc trường hợp trên.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận  hoặc gửi qua email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Đất đai –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *