Hướng dẫn nộp đơn giám định sở hữu công nghiệp

Giám định sở hữu công nghiệp tại Viên khoa học sở hữu trí tuệ là một khâu, một bước quan trọng khi các đối tượng sở hữu trí tuệ có khả năng tương đồng, gây nhầm lẫn cần một cơ quan chức năng của nhà nước đánh giá độc lập, khách quan và trung lập:

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn nộp đơn giám định sở hữu công nghiệp

1. Người có quyền nộp đơn giám định: Viện Khoa học sở hữu trí tuệ chỉ thực hiện việc giám định với những đơn giám định của người có quyền yêu cầu/ trưng cầu giám định (quyền nộp đơn giám định) quy định tại Khoản 2, 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP, cụ thể là:

(i) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý vi xâm phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ) có quyền trưng cầu giám định khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý

(ii) Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định:

– Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

– Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp;

– Tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

– Trong đơn giám định phải chỉ rõ việc người đứng đơn có quyền nộp đơn giám định. Nếu không chỉ rõ điều đó, người nộp đơn sẽ được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ yêu cầu chứng minh rằng mình có quyền yêu cầu / trưng cầu giám định.

– Quyền nộp đơn giám định có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc qua đại diện (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền bằng văn bản).

>>

Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

– Ảnh minh họa

2. Đơn giám định

– “Đơn giám định” là tập hợp các tài liệu, chứng cứ, mẫu vật… thể hiện yêu cầu, mục đích, đối tượng, nội dung giám định.

– Các tài liệu bắt buộc phải có trong Đơn giám định:

(i) Văn bản thể hiện yêu cầu giám định, bao gồm các thông tin về người yêu cầu / trưng cầu; đối tượng cần giám định; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc giám định;

Văn bản thể hiện yêu cầu giám định có thể là:

– Quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc có thẩm quyền xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp (làm theo mẫu do pháp luật quy định hoặc do cơ quan đó ban hành);

– Công văn / giấy tờ thể hiện yêu cầu / nguyện vọng được thực hiện giám định, với các thông tin cụ thể như trên;

– Tờ khai yêu cầu giám định, theo mẫu của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (*);

(ii) Tài liệu thể hiện căn cứ phát sinh/ xác lập quyền sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ – Bản gốc hoặc bản sao/Bản sao đăng ký quốc tế nhãn hiệu / Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng/Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền và các tài liệu tương đương);

(iii) Tài liệu, Mẫu vật thể hiện đối tượng giám định (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo…, vật phẩm, sản phẩm, hàng hóa, bao bì … là đối tượng giám định có chứa (mang) đối tượng giám định);

(iv) Chứng từ nộp phí cơ bản (phí nộp đơn);

(v) Giấy ủy quyền (nếu Đơn giám định được nộp thông qua đại diện).

Ngoài ra, Đơn có thể có các tài liệu khác nếu cần thiết cho việc giám định (tài liệu diễn giải lập luận của các bên liên quan; quyết định giải quyết vụ việc tương tự của các cơ quan có thẩm quyền; các thông tin hữu ích cho việc xem xét, đánh giá khi giám định; các kết quả kiểm nghiệm, đo lường…).

Đối tượng giám định có thể là mẫu vật được kèm theo Đơn. Mẫu vật kèm theo đơn để giám định không được chứa nguy cơ (dễ cháy, nổ, độc hại…) hoặc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt (vật thể sống, chất cần bảo quản ở nhiệt độ cao hoặc thấp, mẫu vật quá lớn, mẫu vật cần dụng cụ chứa riêng…).

– Nộp Đơn giám định:

Đơn giám định có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện theo địa chỉ: Viện Khoa học sở hữu trí tuệ – Địa chỉ: Số 21, ngách 61/67 đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

3. Nội dung giám định

3.1- Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐCP ngày 30.12.2010, kể từ ngày 20.02.2011, nội dung giám định bao gồm các vấn đề sau đây:

– Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng

– Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không;

– Xác định có hay không sự trùng/tương đương/tương tự/gây nhầm lẫn/khó phân biệt/sao chép giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ;

– Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ và xác định giá trị thiệt hại.

Đồng thời, theo Khoản 14 Điều 1 Nghị định nói trên, nội dung giám định không bao gồm việc xem xét, kết luận một hành vi có hay không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như trước đây nữa.

3.2- Thi hành các quy định nói trên, kể từ ngày 20.02.2011, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ sẽ không tiếp nhận và thực hiện yêu cầu giám định với nội dung đánh giá hành vi sử dụng sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý để đưa ra kết luận rằng hành vi đó có phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không mà chỉ tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu giám định với nội dung như tại điểm 3.1 trên đây với các hướng dẫn cụ thể như sau đây.

3.3- Xác định phạm vi bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (“giám định tình trạng bảo hộ”)

– Mục đích của việc xác định phạm vi bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (giám định tình trạng bảo hộ) là kiểm tra căn cứ phát sinh/xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý và xác định giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp đó.

– Nội dung cụ thể của việc giám định tình trạng bảo hộ gồm:

(i) Kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ, tài liệu, bằng chứng chứng minh căn cứ phát sinh/xác lập quyền được bảo hộ đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý (bản gốc hoặc bản sao Văn bằng bảo hộ, bản công bố Đăng ký quốc tế nhãn hiệu, các tài liệu thể hiện sự nổi tiếng của nhãn hiệu, các tài liệu thể hiện bản chất, nội dung của đối tượng được bảo hộ);

(ii) Kết luận về việc có hay không có quyền sở hữu công nghiệp được xác lập đối với đối tượng được coi là sáng chế/ thiết kế bố trí/ kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý được đề cập tới trong vụ việc giám định;

(iii) Kiểm tra hiệu lực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh/xác lập đối với sáng chế/ thiết kế bố trí/ kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý (gồm thời hạn bảo hộ, tình trạng duy trì/ gia hạn/ chấm dứt/ hủy bỏ hiệu lực, lãnh thổ bảo hộ, tình trạng chuyển giao/chuyển nhượng…);

(iv) Xác định giới hạn nội dung trong (thuộc) phạm vi bảo hộ sáng chế/ thiết kế bố trí/ kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý, cụ thể là xác định bản chất của đối tượng được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ và trong Đăng bạ quốc gia/quốc tế liên quan.

– Việc giám định tình trạng bảo hộ cần được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

(i) Khi cần xác minh sự tồn tại của quyền sở hữu công nghiệp cần quan tâm;

(ii) Khi cần xác định phạm vi hiệu lực (xét từ khía cạnh nội dung đối tượng được bảo hộ) của quyền SHCN cần quan tâm;

(iii) Khi cần đánh giá khả năng trùng/tương đương/ tương tự … của đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ (giám định tính tương tự – nội dung 3.4);

(iv) Khi cần xác định yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (giám định yếu tố xâm phạm – nội dung 3.5);

(v) Khi cần xác định giá trị thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (giám định giá trị – nội dung 3.6).

3.4- Xác định có hay không sự trùng/tương đương/tương tự/gây nhầm lẫn/khó phân biệt/sao chép giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ (“giám định tính tương tự”)

– Mục đích của việc giám định tính tương tự là thông qua việc đánh giá mức độ tương tự về nội dung/bản chất giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ nhằm xác định một căn cứ quan trọng để kết luận đối tượng được xem xét có nằm trong phạm vi bảo hộ của đối tượng được bảo hộ hay không hoặc có phải là yếu tố xâm phạm quyền được bảo hộ hay không.

– Nội dung cụ thể của việc giám định tính tương tự bao gồm:

(i) Xác định phạm vi bảo hộ sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý (giám định tình trạng bảo hộ – nội dung 3.3);

(ii) So sánh đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ theo các tiêu chí phù hợp;

(iii) Kết luận về khả năng, mức độ tương tự giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ.

– Việc giám định tính tương tự cần được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

(i) Khi cần đánh giá đối tượng được xem xét có nằm trong phạm vi bảo hộ của sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý hay không;

(ii) Khi cần giám định yếu tố xâm phạm (nội dung 3.5);

(iii) Khi cần giám định giá trị (nội dung 3.6);

(iv) Khi muốn kiểm tra tính hợp pháp của việc sử dụng đối tượng được xem xét nhằm bảo đảm không xảy ra xung đột với quyền được bảo hộ;

(v) Trong các trường hợp tương tự như trên.

3.5- Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý hay không (“giám định yếu tố xâm phạm”).

– Mục đích của việc giám định này là thông qua việc đánh giá đối tượng được xem xét có phải là/có chứa đựng yếu tố xâm phạm hay không hoặc có phải là yếu tố giả mạo nhãn hiệu hay không nhằm xác định một trong các căn cứ quan trọng để kết luận một hành vi có liên quan đến đối tượng được xem xét có phải là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý hay không hoặc có phải là hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hay không.

– Nội dung cụ thể của việc giám định yêu cầu xâm phạm bao gồm:

(i) Xác định phạm vi bảo hộ sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý (giám định tình trạng bảo hộ – nội dung 3.3);

(ii) So sánh đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ nhằm xác định có hay không sự trùng/tương đương/tương tự/khó phân biệt/gây nhầm lẫn/sao chép giữa hai đối tượng đó (giám định tính tương tự – nội dung 3.4);

(iii) Đánh giá các điều kiện khác;

(iv) Kết luận đối tượng được xem xét có phải là/có chứa đựng yếu tố xâm phạm quyền được bảo hộ đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý tương ứng hay không hoặc có phải/có chứa đựng yếu tố giả mạo nhãn hiệu hay không.

– Việc giám định yếu tố xâm phạm cần được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

(i) Khi cần chứng minh đối tượng được xem xét là yếu tố xâm phạm hoặc là yếu tố giả mạo nhãn hiệu nhằm khẳng định một hành vi liên quan đến đối tượng đó là hành vi xâm phạm quyền được bảo hộ hoặc là hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu;

(ii) Khi cần chứng minh rằng đối tượng được xem xét không phải là yếu tố xâm phạm hoặc không phải là yếu tố giả mạo nhãn hiệu nhằm khẳng định một hành vi liên quan đến đối tượng đó không phải là hành vi xâm phạm quyền được bảo hộ/không phải là hành vi sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu;

(iii) Khi muốn kiểm tra tính hợp pháp của việc sử dụng đối tượng được xem xét nhằm bảo đảm không xảy ra xung đột với quyền được bảo hộ;

(iv) Khi cần xác định giá trị thiệt hại do việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (giám định giá trị – nội dung 3.6);

(v) Trong các trường hợp tương tự như trên.

3.6- Xác định giá trị quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý và xác định giá trị thiệt hại (“giám định giá trị”)

– Mục đích của việc giám định giá trị là thông qua việc xác định giá trị kinh tế của quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế/thiết kế bố trí/kiểu dáng công nghiệp/nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý cũng như của bản thân các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng nhằm xác định căn cứ để xác định giá trị thiệt hại do việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đó gây ra.

– Nội dung cụ thể của việc giám định giá trị bao gồm:

(i) Xác định phạm vi bảo hộ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (giám định tình trạng bảo hộ – nội dung 3.3)

(ii) Xác định yếu tố xâm phạm (giám định yếu tố xâm phạm – nội dung 3.4);

(iii) Xác định sản phẩm/hàng hóa xâm phạm;

(iv) Xác định các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới giá trị quyền sở hữu công nghiệp được giám định;

(v) Lựa chọn phương pháp xác định giá trị và tính toán giá trị theo phương pháp đó;

(vi) Xác định các dạng tổn thất và giá trị tổn thất tương ứng;

(vii) Tổng hợp giá trị thiệt hại.

4. Đối tượng giám định

– Đối tượng giám định được xác định phù hợp với nội dung giám định theo yêu cầu/trưng cầu.

– Người yêu cầu/trưng cầu giám định phải chỉ rõ Đối tượng giám định, dạng thể hiện và cách nhận diện (định vị) Đối tượng giám định đó.

– Trong trường hợp Người yêu cầu/trưng cầu giám định không chỉ rõ Đối tượng giám định, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ sẽ thông báo và đề nghị Người đó bổ sung. Nếu Người yêu cầu/trưng cầu giám định yêu cầu Viện Khoa học sở hữu trí tuệ tự xác định Đối tượng giám định thì phải chỉ rõ điều đó trong Đơn giám định hoặc bằng thông báo riêng, với điều kiện phải thanh toán khoản phí tương ứng.

5. Hợp đồng giám định

– Việc giám định theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân do Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thực hiện là một loại dịch vụ được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ cung cấp trên cơ sở hợp đồng (theo Điều 46 ngày 22/9/2006 và ngày 30.12.2010).

Việc giám định theo Quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền (theo Điều 45 Nghị định nói trên) không bắt buộc nhưng có thể thực hiện trên cơ sở hợp đồng.

– Đơn (yêu cầu) giám định sau khi được tiếp nhận sẽ được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ xem xét về mặt hình thức (xem thêm Quy trình thực hiện). Nếu Đơn giám định đủ các điều kiện cần thiết (Đơn hợp lệ), Viện Khoa học sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn để hai Bên giao kết hợp đồng giám định.

– Hợp đồng giám định được làm theo mẫu, có thể có các điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng cụ thể và theo thỏa thuận khác giữa hai Bên (xem thêm Hợp đồng giám định).

6. Sản phẩm giám định

– Kết quả giám định được thể hiện dưới các dạng sản phẩm sau đây

(i) Bản kết luận giám định: là văn bản đưa ra các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi thuộc nội dung giám định nêu trong Đơn giám định, được lập phù hợp với quy định tại Điều 51 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 được sửa đổi theo Nghị định 119/2010 NĐ-CP ngày 30.12.2010;

(ii) Báo cáo tra cứu thông tin phục vụ việc giám định: là văn bản thuyết minh về mục đích tra cứu thông tin; chỉ dẫn về các nguồn tin đã được sử dụng và kết quả dưới dạng danh mục các tài liệu / dữ liệu đã tra cứu được coi là hữu ích cho việc đưa ra kết luận giám định;

(iii) Bản sao các tài liệu tham khảo có ích nhất đã được sử dụng (phù hợp với Bản thuyết minh về phương pháp giám định – tài liệu (ii)) và tài liệu / dữ liệu đã tra cứu được (phù hợp với tài liệu (iii));

(iv) Bản dịch các tài liệu (iv);

(v) Sản phẩm khác.

– Sản phẩm (i) – Bản kết luận giám định – là sản phẩm tối thiểu của bất kỳ một vụ giám định nào; ứng với mức phí (giá dịch vụ) giám định tối thiểu;

– Các sản phẩm từ (ii) đến (vi) chỉ được phát hành cho Người nộp đơn khi có thỏa thuận rằng Người yêu cầu giám định muốn có các sản phẩm đó (ngoài Bản kết luận giám định) và thanh toán các khoản phí tương ứng để có chúng.

7. Thời hạn giám định

– Thời hạn giám định phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

(i) Mức độ phức tạp của vụ việc giám định;

(ii) Khối lượng các công việc cần tiến hành khi giám định;

(iii) Mức độ hoàn hiện của Đơn giám định;

(iv) Khả năng đáp ứng của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ.

– Thời hạn giám định trung bình (tương ứng với mức phí ghi trong Biểu giá dịch vụ giám định): 02 tháng đối với giám định sáng chế; 01 tháng đối với giám định thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

– Để rút ngắn thời hạn giám định, Đơn giám định cần được làm với chất lượng tốt để không phải sửa chữa, bổ sung…, cụ thể là:

(i) Đơn phải có đủ các tài liệu, thông tin cần thiết và phải bảo đảm sự trung thực của các thông tin nêu trong Đơn;

(ii) Đối tượng giám định phải rõ ràng, cụ thể; trong trường hợp đối tượng giám định được mô tả hoặc thể hiện bằng lời thì bản mô tả, thể hiện đối tượng cần được làm một cách đầy đủ, phù hợp và thuận lợi cho việc giám định;

(iii) Trong Đơn nên nói rõ quan điểm, lập luận của Người nộp đơn và/hoặc của những người liên quan đến vụ việc cần giám định;

(iv) Trong Đơn nên có các thông tin, tài liệu hỗ trợ, bổ trợ cho các quan điểm, lập luận của Người nộp đơn và/hoặc người liên quan – nhất là thông tin về vụ việc tương tự/ cùng loại đã được giải quyết trước đó tại Việt Nam và/hoặc nước ngoài.

– Người yêu cầu giám định có thể đề nghị rút ngắn thời hạn giám định với điều kiện phải nộp thêm phí giám định nhanh, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ sẽ cân nhắc chấp thuận hoặc đề nghị thay đổi. Thời hạn đã được hai Bên thống nhất được ghi vào Hợp đồng giám định.

8. Phí (giá) dịch vụ giám định

– Người nộp đơn giám định (bao gồm cả cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng cầu giám định) phải thanh toán phí giám định theo Biểu giá dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp trên nguyên tắc cần thực hiện công việc gì thì trả phí cho công việc đó.

– Biểu giá dịch vụ giám định được xây dựng trên cơ sở tham khảo vận dụng các mức phí tương ứng được quy định trong Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 4/2/2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (áp dụng cho cơ quan quản lý nhà nước có thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp) và trên cơ sở thực tiễn chi phí nhân công, trang thiết bị, vật liệu, thông tin, năng lượng và trí tuệ để thực hiện công việc giám định.

——————————–

(*) Viện Khoa học sở hữu trí tuệ khuyến cáo: Nên sử dụng Mẫu Tờ khai nói trên để tránh phải làm đi làm lại, bổ sung, sửa chữa văn bản thể hiện yêu cầu giám định

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập)

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

2. Hợp đồng dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp

Quý khách hàng giám định quyền sở hữu công nghiệp vui lòng tham khảo hợp đồng dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp của – Viện khoa học sở hữu trí tuệ:

Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

———————————————-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG

dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp

Số: ……………… / HĐGĐ

Căn cứ Khoản 3, Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, 2009 và các điều 40, 41, 43, 46, 51 và 53 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22.09.2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30.12.2010, sau đây gọi chung là Nghị định 105/2006 sửa đổi;

Căn cứ Mục 7 (Hợp đồng dịch vụ) của Bộ luật Dân sự năm 2005;

Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên;

Hôm nay, ngày ……………………….

Chúng tôi, gồm:

1. Bên yêu cầu cung cấp dịch vụ giám định (Bên A):

Họ và tên: ………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

……… …………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………….. Fax:…………………. E.mail: ……………………

Số tài khoản: …………………………, tại Ngân hàng …………………………

Người đại diện: …………………………………………………………………

Đại diện được ủy quyền: ………………………………………………………

(theo Giấy Ủy quyền số ………… ngày……………………. do Ông/Bà ……

chức vụ …………………………… thay mặt Bên A ký)

2. Bên cung cấp dịch vụ (Bên B):

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

Người đại diện: …………………………………………………………………

Chức vụ ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: Số 21, Ngách 61/67, Đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3 5563450 Fax: 04. 3 5563407 E.mail: vkhshtt @ vnn.vn

Số tài khoản: 0021001946594 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Điều 1. Thoả thuận chung

Bên A yêu cầu, Bên B đồng ý thực hiện dịch vụ giám định về sở hữu công nghiệp với đối tượng, nội dung, phạm vi giám định và theo các thoả thuận nêu tại Hợp đồng này.

Điều 2. Đối tượng, nội dung, phạm vi giám định

1. Đối tượng, nội dung và phạm vi giám định được nêu (thể hiện) trong các tài liệu, mẫu vật mà Bên A nộp cho Bên B, đã được bên B tiếp nhận theo Biên nhận đơn giám định số………….ngày…………và đã được Bên B thụ lý theo Thông báo kết quả thụ lý hồ sơ giám định số …………ngày …….…… (Bản sao Biên nhận đơn giám định và Thông báo kết quả thụ lý hồ sơ giám định nói trên được đính kèm Hợp đồng này).

2. Trong quá trình giám định, nếu thấy cần thiết, Bên A có thể tự mình – hoặc theo yêu cầu của Bên B – bổ sung, sửa đổi tài liệu/mẫu vật nhằm làm rõ hơn đối tượng, nội dung, phạm vi giám định nhưng không được làm thay đổi bản chất đối tượng, nội dung giám định và không được mở rộng phạm vi giám định.

Trong trường hợp phải thay đổi bản chất đối tượng và nội dung giám định hoặc mở rộng phạm vi giám định, hai Bên sẽ thoả thuận để ký Hợp đồng dịch vụ giám định bổ sung hoặc Hợp đồng dịch vụ giám định khác.

3. Dịch vụ giám định chỉ được thực hiện phù hợp với đối tượng, nội dung và phạm vi nêu tại khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 3. Sản phẩm giám định

1. Theo Hợp đồng này, “Sản phẩm giám định” dùng để chỉ các văn bản thể hiện kết quả giám định mà Bên B phải cung cấp (bàn giao) cho Bên A phù hợp với nội dung và phạm vi giám định.

2. Theo yêu cầu của Bên A, sản phẩm giám định gồm có:

(i) Bản kết luận giám định

(ii) Bản thuyết minh về phương pháp giám định đã được áp dụng

(iii) Báo cáo tra cứu thông tin phục vụ việc giám định

(iv) Bảo sao các tài liệu tham khảo hữu ích nhất (do Bên B sưu tầm/mua được)

(v) Bản dịch sang tiếng Việt của sản phẩm (iv)

(vi) Sản phẩm khác ….

Điều 4. Giá cả (phí giám định) và phương thức thanh toán

1. Theo Hợp đồng này, “Phí giám định” dùng để chỉ khoản tiền mà Bên A phải thanh toán cho Bên B nhằm bù đắp các chi phí và trả công thực hiện việc giám định, chưa bao gồm thuế VAT.

2. Mức phí giám định theo Hợp đồng này bao gồm hai phần:

(i) Phần xác định trước: là chi phí cho các công việc tối thiểu, có thể xác định được trước khi thực hiện việc giám định. Mức phí ứng với phần này là: ……………..

(ii) Phần xác định sau: là chi phí cho các công việc khác, chỉ có thể xác định được sau khi việc giám định đã hoàn tất, theo Giấy báo thanh toán của bên B.

3. Phương thức thanh toán

a. Phí giám định có thể được thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

b. Phần xác định trước của Phí giám định và thuế VAT tương ứng được Bên A thanh toán cho Bên B ngay khi Hợp đồng này được ký.

c. Phần còn lại (Phần xác định sau) và thuế VAT tương ứng được Bên A thanh toán cho Bên B khi Bên B bàn giao sản phẩm giám định, căn cứ vào Giấy báo thanh toán (Thông báo phí giám định) của Bên B.

Điều 5. Thời hạn thực hiện giám định

1. Thời hạn thực hiện giám định (là khoảng thời gian trong đó Bên B phải bàn giao cho Bên A

sản phẩm giám định) theo Hợp đồng này là………………..

2. Trong trường hợp xét thấy phải có thêm thời gian để khảo sát, tra cứu, phân tích, tham khảo ý kiến chuyên gia, Bên B có thể đề nghị Bên A gia hạn giám định. Nếu Bên A không đồng ý gia hạn, Hợp đồng này bị đình chỉ thực hiện.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

1. Bên A có các quyền sau đây:

(i) Các quyền quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 105/2006 sửa đổi

(ii) Bổ sung, sửa chữa tài liệu thuộc Đơn yêu cầu giám định phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 2 Hợp đồng này.

2. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

(i) Các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định 105/2006 sửa đổi

(ii) Thanh toán phí giám định cho Bên B theo quy định tại Điều 4 Hợp đồng này.

(iii) Bảo đảm tính trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho bên B trong quá trình giám định; phải chịu trách nhiệm pháp lý về các thông tin, tài liệu không trung thực.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

1. Bên B có các quyền sau đây:

(i) Các quyền quy định tại các tiết a, b, c, d Khoản 4 Điều 44 Nghị định 105/2006 sửa đổi;

(ii) Yêu cầu Bên A giải thích, làm rõ các vấn đề liên quan đến đối tượng và nội dung giám định.

2. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

(i) Các nghĩa vụ quy định tại các tiết đ, e, g và h Khoản 4 Điều 44 Nghị định 105/2006 sửa đổi;

Bên B không có nghĩa vụ giải thích kết luận giám định cho người thứ ba;

(ii) Giữ bí mật các thông tin liên quan đến vụ việc giám định theo Hợp đồng này.

Điều 8. Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp liên quan đến việc thực hiện Hợp đồng này đều được giải quyết trước hết bằng việc thảo luận giữa hai Bên. Nếu hai Bên không thống nhất được cách giải quyết, tranh chấp sẽ được xử lý theo pháp luật dân sự.

Điều 9. Hiệu lực

Hợp đồng này bắt đầu có hiệu lực từ ngày ký.

Hợp đồng này được thanh lý khi Bên B trao sản phẩm cho Bên A và Bên A thanh toán hết phí giám định cho Bên B.

Hợp đồng này được làm thành 04 (bốn) bản: mỗi Bên giữ 02 (hai) bản có giá trị như nhau.

Bên A (………………. )

Bên B (Viện Khoa học sở hữu trí tuệ)

VIỆN TRƯỞNG

————————————————-

>> THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:

3. Mẫu đơn yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp

Khi các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ xảy ra các bên có quyền yêu cầu giám định khả năng phân biệt về quyền sở hữu trí tuệ tại Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh về sau:

Mẫu đơn yêu cầu giám định sở hữu công nghiệpKhi tổ chức, cá nhân có yêu cầu tiến hành giám định sở hữu công nghiệp, họ phải làm tờ khai và gửi các tài liệu có liên quan. Để tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, Xin giấy phép xin giới thiệu mẫu Tờ khai yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp theo quy định mới nhất hiện nay:

TỜ KHAI YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

TỜ KHAI

YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: ViệnKhoa học sở hữu trí tuệ

Số 21, ngách 61/67, Đường Trần Duy Hưng

Quận Cầu giấy – Hà Nội

Dấu nhận đơn

(Dành cho Viện Khoa học sở hữu trí tuệ)

NGƯỜI YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH

-Tên (họ tên):

-Địa chỉ (Trụ sở):

-Điện thoại: Fax: E-mail:

-Yêu cầu giám định với tư cách là: (*)

□Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp

□Người bị xử lý / bị khiếu nại, tố cáo vì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

□Người có quyền, lợi ích liên quan

-Người đại diện:

Tên (họ tên):

Địa chỉ:

ĐỐI TƯỢNG GIÁM ĐỊNH

-Tên đối tượng giám định:

-Đối tượng được bảo hộ tương ứng: (*)

□Sáng chế/giải pháp hữu ích

□Thiết kế bố trí mạch tích hợp

□Kiểu dáng công nghiệp

□Nhãn hiệu

□Chỉ dẫn địa lý

□Tên thương mại

□Khác, cụ thể là

Dạng thể hiện của đối tượng giám định: (*)

□Tài liệu dạng giấy

□Ảnh chụp

□Video, CD, DVD

□Mẫu vật

□Dạng khác, cụ thể là:

MỤC ĐÍCH GIÁM ĐỊNH

Mục đích yêu cầu giám định: (*) □ Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp do người thứ ba thực hiện. Cụ thể là: Người bị nghi ngờ thực hiện hành vi xâm phạm (tên, địa chỉ): Hành vi bị nghi ngờ xâm phạm: □ Phản đối cáo buộc của người khác về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là: – Người cáo buộc (họ tên, địa chỉ): – Tóm tắt cáo buộc (xâm phạm cái gì, hành vi nào bị coi là xâm phạm): □ Xem xét hiệu lực hoặc phạm vi bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp được xác lập □ Mục đích khác, cụ thể là:


NỘI DUNG YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH

□ Xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là:

…………………………………………………………………………………………..

□ Đánh giá tính tương tự, cụ thể là:

…………………………………………………………………………………………..

□ Xác định yếu tố xâm phạm, cụ thể là:

…………………………………………………………………………………………..

□ Xác định giá trị thiệt hại, cụ thể là:


THỜI HẠN GIÁM ĐỊNH

………………………………………………………………………………………………….

Tài liệu, mẫu vật kèm theo

– Tờ khai yêu cầu giám định

– Giấy uỷ quyền

– Tài liệu thể hiện căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ, Giấy chứng nhận li-xăng,…)

– Tài liệu thể hiện đối tượng giám định (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ,…)

– Tài liệu khác, cụ thể là:

– Mẫu vật, số lượng

…… ngày …… tháng …… năm ……

Người yêu cầu giám định

(Họ tên, chữ ký, dấu nếu có)

Chú thích: (*) Đánh dấuX vào ô vuông nếu nội dung ghi sau đó là thích hợp

Mẫu tờ khai yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Xin giấy phép biên tập

4. Giám định về sở hữu trí tuệ

Giám định về sở hữu trí tuệ – Bộ phận quan trọng của hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Trong những năm qua, hệ thống thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã có một số chuyển biến tích cực về mặt tổ chức, chức năng và tính hiệu quả.

Một trong những thay đổi được coi là có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình chuyển biến nói trên là sự triển khai một cách chính thức hệ thống giám định về sở hữu trí tuệ trên cơ sở thu hành Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009). Thực tiễn cho thất rằng đến nay lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng và hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ và khá phức tạp đối với nhiều chủ thể Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

Trong hoàn cảnh đó, hệ thống giám định về sở hữu trí tuệ có nhiệm vụ làm một khâu quan trọng trước hết là trong hệ thống giám định về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong trình tự xử lý các tranh chấp, giải quyết các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trước đây, khâu giám định về sở hữu trí tuệ gần như hoàn toàn bị bỏ ngỏ vì chưa có một tổ chức giám định nào được thành lập và hoạt động, trong khi các cơ quan thực thi chưa hoàn toàn đủ khả năng chuyên môn để tự đưa ra các kết luận đánh giá xâm phạm làm căn cứ ra các quyết định xử lý khiến cho bản thân các cơ quan này gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng bị ảnh hưởng xấu. Vì vậy, việc bổ sung công cụ giám định về sở hữu trí tuệ nói trên chính là nhằm khắc phục sự “đứt đoạn” của quy trình thực thi do đó ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến tính hiệu quả của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hiện nay ở Việt Nam, Viện khoa học sở hữu trí tuệ (trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) là tổ chức giám định sở hữu trí tuệ duy nhất của Nhà nước có chức năng thực hiện việc giám định về sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ của Việt Nam, “giám định về sở hữu trí tuệ” đuợc hiểu là “việc tổ chức, cá nhân…sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ” (khoản 1 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 – sau đây gọi tắt là “Luật Sở hữu trí tuệ”). Khái niệm nói trên được quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ), Chương XVI (Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, có thể hiểu một cách khái quát “những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ” nói trên – cũng là nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu trí tuệ – cơ bản là giới hạn ở những vấn đề bảo vệ (thực thi) quyền sở hữu trí tuệ.

Giám định về sở hữu trí tuệ gồm có 3 lĩnh vực cơ bản:

(i): Giám định về quyền tác giả và quyền liên quan;

(ii) Giám định về quyền sở hữu công nghiệp (shcn);

(iii) Giám định về quyền đối với giống cây trồng

(Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ – sau đây gọi tắt là “Nghị định 105”). Trong đó, lĩnh vực giám định quyền shcn bao gồm 4 chuyên ngành giám định sau: (i) chuyên ngành giám định sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; (ii) chuyên ngành giám định kiểu dáng công nghiệp (kdcn); (iii) chuyên ngành giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý; (iv) chuyên ngành giám định các quyền shcn khác (Điểm I.1. Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25/02/2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ).

Trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 105, việc giám định về sở hữu trí tuệ là việc thực hiện những nghiệp vụ chuyên môn cần thiết để đánh giá, kết luận về những nội dung sau đây – gọi là “nội dung giám định”; (i) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (giám định tình trạng bảo hộ); (ii) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không (giám định yếu tố xâm phạm); (iii) Xác định có hay không sự trùng/tương đương/tương tự/gây nhầm lẫn/khó phân biệt/sao chép giữa đối tượng được xem xét và đối tượng được bảo hộ (giám định tính tương tự); (iv) xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ; xác định giá trị thiệt hại (giám định giá trị). Với bốn nội dung giám định nêu trên, việc giám định về sở hữu trí tuệ có vai trò hỗ trợ (xác định điều kiện cần) cho việc đánh giá, kết luận về một hành vi có hay không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp (khoản 1 Điều 51 Nghị định 105). Cần lưu ý rằng, giám định về sở hữu trí tuệ là giám định pháp lý (tức là vận dụng pháp luật để xem xét, đánh giá để đưa ra kết luận về những khía cạnh mang tính pháp lý của vụ việc) chứ không phải là giám định kỹ thuật (không phải là xem xét, đánh giá đối tượng giám định có đáp ứng tiêu chuẩn/chỉ tiêu kỹ thuật xác định hay không).

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. luật sở hữu trí tuệ

Ngày nay, sở hữu trí tuệ được coi là một thứ vô cùng quan trọng đối với con người. Khi xã hội ngày càng văn mình hơn thì các sản phẩm sở hữu trí tuệ do con người tạo ra càng nhiều. Và chính điều này càng làm chúng ta thấy rõ hơn được ý nghĩa của việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ .

Xin giấy phép với đội ngũ luật sư uy tín, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ sau đây:

Tư vấn bảo hộ bản quyền

Tư vấn pháp lý sơ bộ về bảo hộ bản quyền hàng hóa, dịch vụ

Soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng đăng ký với cơ quan nhà nước

Tư vấn điều chỉnh nhãn hiệu cho để đảm bảo nhãn hiệu đó đăng ký bảo hộ được

Tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tư vấn đăng ký bảo hộ logo độc quyền

Đăng ký mã số mã vạch

Đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích

Tư vấn bảo hộ thương hiệu

Đăng ký bản quyền tác giả, tác phẩm

Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Đăng ký bản quyền tác phẩm viết

Đăng ký bản quyền bài hát

Đăng ký bản quyền ứng dụng tin học, công nghệ thông tin…

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ

Tư vấn cho khách hàng các dịch vụ sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *