Hướng dẫn Mẫu đơn xin hưởng án treo mới nhất ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Án treo là thuật ngữ do người dân thường sử dụng chỉ hình phạt cải tạo không giam giữ ? Vậy với người phạm tội lần chứng minh hoặc viến đơn xin giảm án như thế nào để được tòa án chấp thuận theo quy định của pháp luật, Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn Mẫu đơn xin hưởng án treo mới nhất ?

Thưa luật sư em có gọi cho bên công ty mình và muốn xin luật sư mẫu đơn xin hưởng án treo ạ, em phạm tội trộm cắp tài sản và đã được xét xử sơ thẩm 10 tháng tù giam e cũng đã kháng cáo hôm qua e gọi cho bên công ty thì luật sư bảo là em cần làm 1 cái đơn xin hưởng án treo có thể cho em xin mẫu được không ạ ?

– T.V.B

Luật sư trả lời:

Bạn có thể tham khảo nẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt dưới đây để áp dụng cho trường hợp của mình:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

—–****——-

ĐƠN XIN GIẢM NHẸ HÌNH PHẠT

(V/v: …………………………………. )

Kính gửi: – Tòa Án Nhân Dân huyện/tỉnh……

– Viện Kiểm Soát Nhân Dân huyện/tỉnh….

Tôi tên :……………………………………………………………………………………………………………

Ngày sinh: ……../…..…/20……… Giới tính: Nam/nữ Quốc tịch: Việt Nam

Chứng minh thư nhân dân số:…………………….…..…..Cấp ngày: ……/…./20…….….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………………

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau: Tôi là bị hại trong vụ án lừa đảo………. (trình bày sự việc)

………………………………………..Đươc Tòa án Nhân Dân huyện/tỉnh…………………………………………… thụ lý

số………….., có quyết định đưa ra xét xử ngày …………………………………….

Kính thưa quý cấp việc làm của bị cáo đã vi phạm các quy định của pháp luật và được đưa ra xử phạt là đúng theo quy

định của pháp luật. Nhưng cũng mong quý cấp xem xét giảm nhẹ hình phạt. Bởi lẽ, ………………………….(nếu lý do)…………

Vậy nay tôi viết đơn này xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo………… Rất mong quý cấp xem xét và giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Tham khảo ngay:

2. Ăn trộm 10 triệu đồng thì bị án treo bao lâu ?

Con chào luật sư. Năm nay con 21 tuổi. Con lỡ dại ăn nỗi lòng tham và ăn trộm của phòng trọ bên cạnh 1 laptap dell, quần áo, son, túi xách. Vì sợ bị phát hiện, con đã vứt bỏ những vật dụng cá nhân đó. Còn lại lúc công an điều tra con đã khai nhận và tự giác chỉ nơi cất giấu số tài sản còn lại.

Con cũng đã cố gắng đền bù và xin lỗi người bị hại. Người bị hại đã chấp nhận viết giấy bãi nại. Vụ án đã được khởi tố và chờ ngày ra tòa. Đây là lần đầu tiên con phạm lỗi vậy liệu mức án của con là bao lâu. Và người sống chung với con tại phòng trọ không hề liên quan đến việc con ăn trộm vậy có bị tòa mời không. Hiện con thật sự rất hối lỗi và lo sợ ?

Mong luật sư có thể tư vấn giúp con. Con xin chân thành cám ơn.

– Phan Thị Thúy Tiên

Ăn trộm 10 triệu đồng thì bị án treo bao lâu?

>> Luật sư trả lời:

3. Được hưởng án treo có cần kháng cáo không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em bị vks truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khoản 1 điều 174. Toà đã đưa ra xét xử lần 1 sơ thẩm nhưng đã hoãn phiên toà vì có một số tình tiết cần làm rõ. Vks đã gọi e lên để điều tra bổ sung. Những chứng cứ đó đã được cung cấp từ đầu vậy tại sao đến bây giờ sau khi xét xử sơ thẩm mới thấy đó là tình tiết mới cần được làm rõ.

Em đã trình bày rõ gàng và theo hướng có lợi cho e. Vậy nếu toà tuyên án tù dưới 3 năm thì toà sẽ tự cho e hưởng án treo hay e phải kháng cáo. Mà nếu toà cho hưởng án treo thì e có nên kháng cáo để được hình phạt nhẹ hơn không. Vì e không biết án treo có phải là nhẹ nhất đối với tội của em không ?

Mong luật sư tư vấn.

– Kì Nam

>> Luật sư trả lời:

4. Tôi cướp giật tài sản có được hưởng án treo không ?

Em trai của tôi thực hiện hành vi cướp giật tài sản của một phụ nữ, tổng số tài sản lên tới hơn 60 triệu đồng. Em trai của tôi là phạm tội lần đầu liệu có được hưởng án treo không, theo tôi được biết tội không nặng được hưởng án treo đúng không ?

Tôi cướp giật tài sản có được hưởng án treo không

, gọi:

Trả lời:

Án treo được xem là một chế định nhân đạo của Nhà nước. Bản án này tạo điều kiện cho người kết án tự mình cải tạo, không bắt buộc họ cách li khỏi xã hội. Chính cách cư xử này đã giúp những người phạm tội nhận rõ được hành vi sai trái của mình đã phạm phải, cố gắng cải tạo bản thân thật tốt để hòa nhập với xã hội. Tước hết ta phải hiểu án treo là gì? Theo khoản 1 Điều 60 quy định:

“ Khi xử phạt từ không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bất chấp hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một đến năm năm.”

Theo Nghị quyết số 01/2013/NQ – HĐTP ra ngày ra ngày 06 – 11- 2013 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

“ 1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị xử phạt tù không quá ba năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy đinh tại khoản 3 Điều 8 của bộ luật hình sự;

b) Có nhân thân tốt, được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng đúng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỉ luật.

Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỉ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỉ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỉ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỉ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét được cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

b1) Người bị kết án từ trên ba năm tù đến mười lăm năm tù vê tội do cố ý ( kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án ) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

b2) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù do cố ý mà thời gian được xóa án tích đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

b4) Người bị kết án về các tội do cố ý mà đã được xóa án tích;

b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và đã có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỉ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỉ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã qua 2 năm;

b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến này phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỉ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỉ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỉ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỉ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỉ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỉ luật tính đến ngày phạm tội làn này đã quá 6 tháng;

b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính;

c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;

d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của BLHS; nếu có một tình tiết tăng nặng TNHS thì phải có ba tình tiết giảm nhẹ TNHS trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS.

Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của BLHS là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04 – 08 – 2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “ Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999”;

đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không nên gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.”

Cụ thể em trai của chị bị Tòa tuyên phạt 3 năm tù vì tội cướp giật tài sản tức là đã đáp ứng được điều kiện “ bị xử phạt tùi không quá ba năm”. Ngoài ra em trai của chị còn phải đáp ứng thêm được các điều kiện sau thì mới được hưởng án treo:

– Ngoại trừ lần tái phạm này thì em của chị là người có nhân thân tốt, luôn chấp hành đúng các chính sách pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân, chưa có tiền án tiền sự, có nơi làm việc ổn dịnh và nơi cư trú rõ ràng.

– Em trai của chị có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng thì em trai của chị chỉ có một tình tiết tăng nặng và phải có ba tình tiết giảm nhẹ trở lên trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 2015.

– Việc cho em trai chị được hưởng án treo không gây ảnh hưởng đến xã hội và trong công cuộc phòng chống tội phạm.

Như vậy với mức án là 3 năm tù em trai chị có thể được hưởng án treo nếu đáp ứng đủ các quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự năm 2015 và Điều 2.1 Nghị quyết số 01/2013NQ – HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

>> Xem ngay:

5. Vận chuyển pháo hoa bị phạt thế nào? Có được hưởng án treo không ?

tôi chào Công ty Xin giấy phép! Tôi có một vài câu hỏi muốn được giải đáp như sau: em tôi có tham gia vào việc vận chuyển pháo hoa, khi điều tra thì khối lượng pháo hoa là 9kg. Vậy trường hợp này em tôi: sẽ bị xử lý như thế nào? Mức phạt bao nhiêu và nếu là hình sự thì có khả năng xin hưởng án treo không?

Cảm ơn!

Vận chuyển pháo hoa bị phạt thế nào? Có được hưởng án treo không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

“Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ.”

Căn cứ theo Công văn 340/TANDTC-PC về việc xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán “pháo hoa nổ” trong nội địa thì hành vi vận chuyển pháo hoa cũng sẽ bị xử lý theo hành vi vận chuyển pháo nổ, bởi Pháo nổ được hiểu là là loại sản phẩm bên trong có chứa thuốc pháo và khi có yếu tố ngoại lực tác động thì gây tiếng nổ (không phân biệt xuất xứ hoặc nơi sản xuất)

Hành vi vận chuyển pháo nổ sẽ bị xử lý như sau:

1. Xử phạt hành chính

Hành vi vận chuyển pháo hoa sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Về trách nhiệm hình sự thì tùy theo khối lượng mà người phạm tội vận chuyển mà người này sẽ bị truy cứu TNHS theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với các mức độ như sau:

Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

Bên cạnh đó, khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với trường hợp của bạn, do bạn đã vận chuyển 9kg pháo hoa, nên hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 191 đã nêu ở trên; với mức phạt tù có thể được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm tù.

3. Có được hưởng án treo không?

Trước hết, án treo không phải là một hình phạt chính; nó chỉ là một biện pháp thay thế cho hình phạt tù mà Tòa án áp dụng cho một số bị cáo khi xét thấy không nhất thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù.

Đối với tình huống này, người phạm tội có thể được hưởng án treo nếu như thỏa mãn được ba điều kiện dưới đây:

Mức phạt tù mà Tòa án tuyên án là không quá 3 năm tù giam

Có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ TNHS và phải đảm bảo không có tình tiết tăng nặng (rường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên), trường hợp này có thể áp dụng một số tình tiết sau: Lần đầu phạm tội và là tội ít nghiêm trọng; thành khẩn khai báo; ăn năn hối cải…

Có nhân thân tốt :được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục: là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo hoặc nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Mọi vướng mắc của khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài để được hỗ trợ

Trân trọng cảm ơn!

>> Tham khảo nội dung:

6. Có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức bị phạt tù cho hưởng án treo ?

Chào Công ty Xin giấy phép. Đơn vị tôi có 1 người viên chức đang giữ chức danh quản lý. Vừa rồi bị Tòa án tuyên 1 năm tù về tội cố ý gây thương tích nhưng cho hưởng án treo. Vậy đứng ở phía đơn vị thì chúng tôi nên xử lý kỷ luật người viên chức này như thế nào ? Có thể áp dụng biện pháp buộc thôi việc hay không ?

Trả lời

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 57 quy định đối với viên chức bị truy cưu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

1. Viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Viên chức quản lý bị Tòa án tuyên phạm tội thì đương nhiên thôi giữ chức vụ quản lý, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Đồng thời, Điều 13 Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP quy định về các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức , bao gồm:

1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

Từ những căn cứ trên ta thấy rằng, đối với trường hợp viên chức bị phạt tù cho hưởng án treo ( trừ trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng ) thì không được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc.

Đối với trường hợp của bạn, đối viên chức quản lý bị phạt tù cho hưởng án treo về tội cố ý gây thương tích thì áp dụng hình thức kỷ luật cách chức theo quy định tại khỏan 3 Điều 12 Nghị định Số: 27/2012/NĐ-CP, như sau:

Điều 12. Cách chức.

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

3. Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ;

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *