Hợp đồng vay tiền viết tay và không ghi thời hạn trả thì có đòi được tiền không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào Luật sư. Bản thân tôi đang vướng mắc một vấn đề như sau, rất mong luật sư tư vấn giúp:
Năm 2012, em trai của vợ tôi kinh doanh thất bát dẫn đến nợ nần chồng chất. Khi đó, gia đình tôi cũng có dư chút tiền chưa dùng đến.

Một phần do vợ tôi và mẹ vợ có ngỏ ý giúp đỡ em trai vì nó đang gặp khó khăn, một phần tôi cũng muốn giúp đỡ em nó vượt qua giai đoạn khó khăn. Vì dù sao thì cũng là anh em trong một nhà nên sau khi thống nhất, vợ chồng tôi đồng ý cho em ấy vay 3 tỷ đồng và chỉ viết một Giấy vay tiền làm tin thôi. Giấy vay tiền lúc ấy cũng được viết rất ngắn gọn với các nội dung cơ bản là: Vợ chồng tôi cho vợ chồng em vợ tôi vay 3 tỷ đồng với lý do buôn bán kinh doanh. Do tin tưởng và mang tính giúp đỡ nên vợ chồng chúng tôi cũng không lấy lãi và cũng không ghi rõ là khi nào trả. Vì nghĩ là khi em nó kinh doanh phát triển trở lại, có tiền em nó sẽ trả vợ chồng tôi. Nhưng tôi thật thất vọng vì thực tế không như tôi đã nghĩ.

Năm 2015, người em vợ tôi kinh doanh phát đạt trở lại, không những thế em nó còn được Nhà nước đền bù dự án hơn 4 tỷ đồng. Vợ chồng chúng tôi đã nhiều lần ngỏ ý xin lại số tiền 3 tỷ mà trước đó chúng tôi đã cho người em đó vay nhưng chỉ nhận được câu trả lời là: “Bao giờ em có thì em sẽ trả anh chị”

Đến thời điểm hiện tại, mặc dù chúng tôi rất nhiều lần tiến hành đến đòi số tiền 3 tỷ đồng đó, nhưng người em kia vẫn không chịu trả và chỉ bảo khi nào có thì sẽ trả. Trong khi nhà em ấy giờ rất giàu: Nhà to, cửa rộng, ô tô, vợ con sống rất sung túc…

Tôi rất bức xúc và bực bội về việc này. Và không biết làm thế nào để có thể đòi được số tiền trên? Và tôi có thể kiện người em vợ về tội không?

Trân trọng cảm ơn Luật sư.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn tới bộ phận tư vấn luật của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, làm thế nào để bạn có thể đòi lại được số tiền 3 tỷ đồng từ người em vợ của mình.

Một là, về hình thức của Hợp đồng

Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hình thức của hợp đồng như sau:

Điều 119. Hình thức của giao dịch

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.”

Theo đó, trong trường hợp của bạn Hợp đồng vay tiền được thể hiện dưới dạng văn bản thuần túy đó chính là Giấy vay tiền cá nhân.

Thứ hai, về điều kiện hợp đồng có hiệu lực

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Theo đó, Giấy vay tiền giữa bạn và em vợ là có giá trị về mặt pháp lý

Thứ ba, về việc không quy định thời hạn trả, cũng như không quy định về lãi suất cho vay

Pháp luật cũng có quy định về vấn đề này như sau:

Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”

Như vậy, trong trường hợp này bạn có quyền đòi lại tiền và phía em của bạn cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp bạn và người vay tiền có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, vợ chồng bạn đã tiến hành đòi lại số tiền rất nhiều lần và cũng đã thông báo cho người em đó biết về việc trả khoản nợ đó, nhưng người em đó không chịu trả số tiền đã vay bằng câu trả lời trốn tránh và thiếu tính trách nhiệm: “Khi nào có thì trả”, mặc dù thực tế là người em đó có đủ khả năng để trả lại toàn bộ số tiền 3 tỷ mà vợ chồng anh chị đã cho họ vay.

Trong trường hợp này, bạn có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo Giấy vay tiền đã được hai bên ký năm 2012

Hồ sơ khởi kiện gồm:

+ Đơn khởi kiện (theo mẫu)

+ Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác (nếu có);

Thứ hai, hành vi nêu trên của người em vợ có được coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b, Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Với những thông tin mà bạn cung cấp nêu trên thì chưa đủ thuyết phục để quy kết trách nhiệm hình sự đối với người em vợ của bạn.

Theo đó, để tiến hành khởi kiện hình sự đối với trường này thì bạn cần phải cung cấp những tài liệu, căn cứ chứng minh rằng:

  • Người em vợ của mình đã sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt số tiền 3 tỷ đồng nêu trên;
  • Về định chiếm đoạt số tiền đó nảy sinh trước khi anh cho người đó vay…

Bạn có thể xem thêm tại bài viết:

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi dành cho bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *