Hợp đồng thuê khoán công việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, tôi có một số thắc mắc nhờ luật sư tư vấn như sau:
1. Hợp đồng thuê khoán có phải đóng BHXH không ? Căn cứ theo điều bao nhiêu của bộ luật ?
2. Bộ giấy tờ công tác phí của hợp đồng thuê khoán gồm những giấy tờ gì ?
Xin cảm ơn!

Luật sư trả lời:

1. Hợp đồng thuê khoán có phải đóng BHXH không?

Theo quy định của Điều 2 thì đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động, cụ thể:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;….”

Về cơ bản, nội dung của hợp đồng lao động được quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động năm 2012 bao gồm:

“Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

…”

Từ các quy định trên có thể thấy, hiện nay trường hợp người lao động ký hợp đồng thuê khoán sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Điều này dễ dẫn đến một tình trạng là các doanh nghiệp tìm cách ký kết loại hợp đồng này để tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định trường hợp có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc hay không thì còn tùy vào từng trường hợp cụ thể:

Thứ nhất, nếu hợp đồng thuê khoán của công ty với người được thuê có các nội dung nêu trên thì mặc dù tên hợp đồng là HĐ thuê khoán nhưng bản chất chính là HĐLĐ. Do vậy, công ty vẫn phải đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động dù chỉ làm 1 tháng.

Thứ hai, nếu hợp đồng thuê khoán này mang bản chất là HĐ thuê khoán dân sự, không có các nội dung cơ bản của HĐLĐ thì Hợp đồng thuê khoán của công ty không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động, không thuộc trường hợp phải đóng Bảo hiểm xã hội.

Có thể nói, nền sản xuất hàng hoá càng phát triển thì vấn đề thuê mướn nhân công diễn ra càng phổ biến, mâu thuẫn giữa chủ và thợ ngày càng gia tăng. Đặc biệt khi người lao động không may gặp rủi ro, sự cố như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động, mất việc làm…phải nghỉ việc. Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết không những không mất đi mà còn tăng lên, thậm chí còn phát sinh ra nhiều nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh, điều trị khi ốm đau; cần người nuôi dưỡng, chăm sóc khi gặp tai nạn, thương tật… Tổng thời gian nghỉ việc người chủ không trả lương, làm cho người lao động càng gặp nhiều khó khăn hơn và không yên tâm làm việc. Vì vậy, lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động nhưng sau đó đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người lao động có một số thu nhập nhất định để họ trang trải khi không may gặp những khó khăn đó.

Trong thực tế, nhiều khi các rủi ro trên không xẩy ra và người chủ không phải chi ra đồng nào nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn mà họ không muốn. Do đó mâu thuẫn chủ thợ càng trở nên vô cùng gay gắt. Khi những mâu thuẫn này kéo dài nhà nước phải đứng ra can thiệp bằng cách: buộc giới chủ phải có trách nhiệm hơn đối với người lao động mà mình sử dụng, thể hiện ở việc phải trích ra một phần thu nhập của mình để hình thành quỹ. Sau đó dùng nguồn quỹ này để trợ cấp cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động không may gặp những rủi ro và sự cố bất ngờ. Đồng thời Nhà nước đứng ra bảo trợ cho quỹ. Bằng cách đó cả chủ và thợ đều thấy mình có lợi và tự giác thực hiện, cuộc sống của người lao động được đảm bảo.Người chủ được bảo vệ việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết.

Mối quan hệ ba bên nêu trên được thế giới quan niệm là Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động. Như vậy BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động, bằng cách thông qua việc tập trung nguồn tài chính được huy động từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động (nếu có), sự tài trợ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc tử vong…

Bạn có thể tham khảo mẫu HĐ khoán việc sau:

2. Bộ giấy tờ công tác phí

Pháp luật hiện hành không có quy định bộ hồ sơ công tác phí bao gồm những giấy tờ gì. Tuy nhiên, để công ty bạn có thể đưa những chi phí này vào chi phí hợp lý thì tùy từng trường hợp công ty bạn cơ bản cần có những giấy tờ sau:

– Quyết định cử người lao động đi công tác

– Hóa đơn, chứng từ do người cung cấp dịch vu, hàng hóa cấp

– Quy chế tài chính, quy chế nội bộ doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Hợp đồng thuê khoán công việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *