Hỏi về việc bán tài sản góp vốn và trích khấu hao tài sản thực hiện như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép, tôi muốn được tư vấn việc sau: công ty TNHH A được thành lập năm 2011, đến năm 2018 giám đốc muốn đưa xe ô tô tải đứng tên giám đốc vào công ty để trích khấu hao và tăng vốn điều lệ.

Tôi được biết tài sản đứng tên cá nhân là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên khi góp vốn vào công ty thì không phải chuyển quyền sở hữu. Nếu đưa vào tài sản công ty thì thực hiện trích khấu hao như thế nào? Xe mua từ năm 2010 và nếu tài sản đó khi muốn bán thì làm thế nào? Có thực hiện xuất hóa đơn hay không? Trân trọng cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật dân sự 2015:

Điều 74. Pháp nhân

1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”

Và Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014:

Điều 73. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp….”

Căn cứ các quy định trên, do công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân nên tài sản của doanh nghiệp cần độc lập với tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp. Pháp luật hiện hành cũng không hề có quy định tài sản đứng tên cá nhân là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên khi góp vốn vào công ty thì không phải chuyển quyền sở hữu. Do đó, công ty bạn vẫn phải làm thủ tục góp vốn và sang tên giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, chi khấu hao tài sản cố định không có chứng từ chứng minh quyền sở hữu của doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC, mọi tài sản cố định hiện có trong doanh nghiệp đều phải được trích khấu hao trừ những trường hợp sau:

“- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

– TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

– TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

– TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

….”

Việc trích khấu hao tài sản cố định đối với tài sản này cần dựa trên nguyên giá tài sản cố định và khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo hướng dẫn tại phụ lục I kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Căn cứ theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 4 Thông tư 45/2013/TT-BTC:

Tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp:

TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.”

Về thời gian trích khấu hao, thời gian trích khấu hao đối với xe ô tô mới là 6 năm đến 10 năm. Đối với xe cũ như trường hợp này, thời gian trích khấu hao được xác định dựa trên giá trị còn lại của tài sản/giá trị mua mới theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

=

Giá trị hợp lý của TSCĐ

x

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư này)

Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.

Trong trường hợp đăng ký xe đã mang tên công ty bạn thì khi bán ra, công ty sẽ thực hiện thủ tục thanh lý tài sản cố định theo hướng dẫn tại Thông tư 45/2013/TT-BTC, ký kết hợp đồng với khách hàng và xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định, có biên bản kiểm kê tài sản, biên bản họp hội đồng thanh lý và quyết định thanh lý tài sản cố định.

Việc xuất hóa đơn được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b, khoản 1, Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung tại điểm a, khoản 7, Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau:

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *