Hỏi về trình tự thực hiện đấu thầu hạn chế gói thầu xây lắp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi :
tôi muốn hỏi về trình tự cụ thể khi thực hiện tư vấn đấu thầu gói thầu thi công xây lắp áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế theo quy định hiện nay.
Rất mong luật sư tư vấn. Cảm ơn.

Người gửi : Đỗ Thị Hồng

Luật sư trả lời:

* Căn cứ pháp lý:

– ;

– ;

Theo Điều 21 quy định về đấu thầu hạn chế:

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Về cơ bản, việc thực hiện tư vấn đấu thầu (gói thầu thi công xây lắp) áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế nói riêng cũng giống như việc thực hiện tư vấn đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi.

Bên thực hiện tư vấn đấu thầu, tùy vào hợp đồng thuê tư vấn với chủ đầu tư – có nhiệm vụ tư vấn cho chủ đầu tư theo các bước:

* Tư vấn sơ tuyển nhà thầu nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu; Lập hồ sơ sơ tuyển; thông báo mời sơ tuyển; nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; Trình duyệt kết quả sơ tuyển; Thông báo kết quả sơ tuyển;

*Tư vấn chuẩn bị hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, thông số kỹ thuật (chỉ dẫn kỹ thuật) có liên quan và nêu rõ điều kiện của công trình để các bên dự thầu chuẩn bị.

“Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng” –

* Tư vấn ; Hồ sơ mời thầu bao gồm:

– Thư mời thầu; Mẫu đơn dự thầu;

– Chỉ dẫn đối với nhà thầu;

– Các loại thuế theo quy định của pháp luật;

– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật;

– Tiến độ thi công;

– Tiêu chuẩn đánh giá;

– Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

* Tư vấn gửi thư mời thầu. Gửi thư mời thầu được thực hiện đối với các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu hạn chế , đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, các gói thầu tư vấn đã có danh sách ngắn được chọn.

Nội dung bao gồm:

– Tên và địa chỉ bên mời thầu;

– Khái quát dự án, địa điểm, thời gian xây dựng và các nội dung liên quan;

– Chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu;

– Các điều kiện tham gia dự thầu;

– Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ dự thầu

* Tư vấn nhận và quản lý hồ sơ dự thầu. Việc quản lý hồ sơ dự thầu được quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”

* Tư vấn mở thầu theo trình tự và thủ tục được quy định tại và các văn bản hướng dẫn hiện hành;

* Tư vấn đánh giá xếp hạng nhà thầu. Việc đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo phương pháp đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn; đánh giá về tài chính, thương mại để xác định giá;

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp bao gồm:

– Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng mội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

– Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật: Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm. Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, tiên lượng mời thầu, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật

* Tư vấn trình duyệt kết quả đấu thầu: Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu cần nêu được một số nội dung:

– Cơ sở pháp lý của việc tổ chức đầu thầu;

– Quá trình tổ chức đấu thầu;

– Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu;

– Đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu,….

theo những quy định trong

* Tư vấn việc công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng đấu thầu.

– Tư vấn cho bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự, bao gồm nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu về kết quả đấu thầu.

– Cập nhật thông tin về năng lực nhà thầu cho chủ đầu tư….

Trên đây là tư vấn của bộ phận Đấu thầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đấu thầu –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *