Hỏi về thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm ở ngân hàng theo ủy quyền ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật minh khuê, dạ cho em hỏi là năm 2007 mẹ của em có gửi vào ngân hàng agribank 10 triệu đồng và chủ sổ là em gái của em sinh năm 2005. Nhưng trong năm 2007 mẹ em mất và số tiền trong ngân hàng tới nay vẫn chưa lấy được do em gái của em còn nhỏ và người gửi là mẹ. Vậy bây giờ em và gia đình muốn rút tiền từ ngân hàng thỳ phải làm sao ạk.

Em xin được tư vấn ạk. Em xin cảm ơn.

Người gửi : Lê Thị Thu

Luật sư trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015.

2. Nội dung tư vấn:

Trường hợp của em gái bạn, cho đến bây giờ vẫn chưa đủ 18 tuổi, cho nên thuộc người chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 21 BLDS. Bên cạnh đó Điều 21 BLDS cũng quy định về các giao dịch dân sự mà người chưa thành niên tham gia:

     “2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

     3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

     4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Ủy quyền là việc cho phép người khác nhân danh mình để thực hiện công việc nào đó. Người đại diện hợp pháp của em gái bạn  là cha, mẹ của  bạn, vì mẹ bạn đã mất, trong thông tin bạn đưa ra, không nhắc đến cha của bạn, nếu trường hợp cha bạn vẫn còn sống và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì cha bạn sẽ là người đại diện theo pháp luật của em gái bạn, em gái bạn có thể ủy quyền cho bạn đi rút tiền tiết kiệm nếu như được sự đồng ý của cha bạn.

Trường hợp cha mẹ bạn đều đã mất, hoặc cha bạn còn sống nhưng không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để làm người đại diện thì anh, chị, em ruột của em gái bạn (tức là bạn) sẽ là người đại diện theo pháp luật của em gái bạn, bạn có quyền đi rút tiền từ sổ tiết kiệm đứng tên em gái bạn khi bạn được ủy quyền từ em gái mình.

Về thủ tục ủy quyền, như quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm nêu trên, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm (ngân hàng) sẽ quy định cụ thể về thủ tục ủy quyền phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan.

Do đó, nếu chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm muốn ủy quyền cho người khác thực hiện các công việc liên quan đến tiền gửi, tài khoản tiết kiệm của mình thì cần liên hệ với ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm để được hướng dẫn thủ tục ủy quyền cụ thể. Thông thường, một số ngân hàng yêu cầu Giấy ủy quyền phải được lập tại ngân hàng; trường hợp giấy ủy quyền không được lập tại ngân hàng thì phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương theo quy định.

Người được ủy quyền khi đến rút tiền tiết kiệm theo ủy quyền phải có các giấy tờ: Sổ tiền gửi tiết kiệm đứng tên chủ sở hữu là người ủy quyền; chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được uỷ quyền và Giấy uỷ quyền có xác nhận,…

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *