Hỏi về thành lập chi nhánh hạch toán độc lập ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Công ty mình đang mở ở miền nam, bây giờ mình chuyển ra bắc làm, nhưng không muốn thay đổi tên công ty cũng như địa chỉ công ty, vậy mình có thể mở chi nhanh hạch toán độc lập ở miền bắc và vấn để công ty mẹ ở miền nam, nhưng công ty mẹ sẽ không hoạt động kinh doanh thì có được không ạ ? Mình cảm ơn nhiều.

1/Căn cứ pháp lý

2/ Luật sư trả lời

Căn cứ theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2014, quy định chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với đơn vị của bạn khi thành lập chi nhánh, bạn có quyền lựa chọn chi nhánh của bạn hạch toán độc lập hay phụ thuộc. Địa chỉ của chi nhánh có thể không cùng với địa chỉ của trụ sở chính. Pháp luật về doanh nghiệp không phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc, nhưng có sự khác nhau đối với chế độ kế toán của từng loại hình chi nhánh.

Việc thành lập chi nhánh được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định 78/2014/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp thành lập chi nhánh nộp một bộ hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh dự kiến đặt trụ sở.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo về việc thành lập chi nhánh (Mẫu II-12 Thông tư 20/2015/TT-BKHDT)

+ Kèm theo thông báo cần phải có Biên bản và Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần

+ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (trong trường hợp người đứng đầu chi nhánh không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)

+ Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh

Về hạch toán của chi nhánh

Chi nhánh có quyền lựa chọn hạch toán độc lập hay phụ thuộc. Khi bạn lựa chọn hạch toán độc lập, bạn hiểu là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi nhánh sẽ được ghi tại sổ kế toán của đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế.

Đối với chi nhánh hạch toán độc lập khác tỉnh đối với trụ sở chính, việc kê khai thuế được thực hiện như sau:

+ Đối với lệ phí môn bài: Kê khai và nộp với cơ quan thuế nơi chi nhánh đặt trụ sở

Điều 5. Khai, nộp lệ phí môn bài

1. Khai, nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

a) Khai lệ phí môn bài

a.2) Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

(Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn lệ phí môn bài)

+ Đối với kê khai thuế GTGT: Căn cứ vào điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:

Điều 11. Khai

1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế

a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.

Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, chi nhánh hạch toán độc lập có địa chỉ khác tỉnh với trụ sở chính kê khai thuế GTGT với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi chi nhánh đặt trụ sở.

+ Đối với kê khai thuế TNDN: Tại điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định

Điều 12. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế

a) Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Do đó, chi nhánh hạch toán độc lập khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Như vậy, bạn có thể thành lập chi nhánh hạch toán độc lập tại địa điểm khác tỉnh với trụ sở chính, chi nhánh của bạn kê khai hạch toán độc lập được riêng, có con dấu riêng. Trụ sở chính của công ty nếu không phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh, không phát sinh doanh thu thì không phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN tuy nhiên vẫn phải đảm bảo báo cáo, kê khai đầy đủ với cơ quan thuế. Nếu doanh nghiệp của bạn làm thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì phải đồng thời làm thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *