Hỏi về luật cư trú nhập hộ khẩu đến nơi ở mới ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn thủ tục nhập hộ khẩu và giải đáp việc Nhập hộ khẩu đến nơi ở mới theo luật cư trú:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn

Tôi xin hỏi với câu hỏi cụ thể sau Gia đình tôi có mua một căn nhà không có sổ đỏ, chỉ có giấy tờ chuyển nhượng và nhà đất có xác nhận của chủ tịch xã Vào ngày gần đây tôi ra xã làm thì đồng chí trưởng công an xã trả lời giấy tờ nhà không hợp pháp không đủ , về làm thủ tục giấy tờ thuê nhà của chủ cũ thì mới đủ điều kiện nhập hộ khẩu Hỏi đồng chí trưởng công an xã làm có đúng luật không, tôi làm thủ tục thuê nhà như công an nói vậy có ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu nhà không Trân trọng

Căn cứ theo quy định của Luật cư trú năm 2006, được sửa đổi bổ sung năm 2013 thì để đăng ký thường trú thì bạn cần phải có tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Theo đó, Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp

1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);

– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);

– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;

– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.

b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;

c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 Luật cư trú;

d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).”

Như vậy, trong trường hợp này, để đăng ký được thường trú tại địa phương bạn cần phải có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Và nếu như căn nhà này bạn đã mua từ người chủ cũ thì trong trường hợp này bạn hoàn toàn được sử dụng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu căn nhà này để làm thủ tục đăng ký thường trú.

Xin chào luật sư. E có câu hỏi này muốn nhờ luật sư giúp đỡ. E muốn đổi họ của con e sang họ của mình. Vì hai vợ chồng nhau. Mà trước chúng e không làm giấy đk kết hôn. Nhưng do bên nhà chồng quen biết nên nhờ vả và đã khai sinh và nhập hộ khẩu cho cháu vào shk của bên nhà chồng. Giờ e muốn đổi lại họ theo họ của e có dc không ạ. Luật sư giúp e với. E xincamr ơn ạ

Trong trường hợp của bạn, vì con được xác định trong giấy khai sinh là con chung của vợ chồng, như vậy, nếu bạn muốn đổi họ, tên cho cháu thì đồng thời phải có sự đồng ý của người chồng. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng thị bạn sẽ không thực hiện được thủ tục này.

Xin chào anh chị! Tôi có vấn đề sau đây xin được hỏi quí anh chị: tôi có vợ và 02 con hiện tại đều sống tại tây sơn bình định. Nhưng hộ khẩu thì cả hại vợ chồng chưa tách, vẫn đang còn ở quảng bình và nghệ an. Con tôi cũng chưa nhập hộ khẩu nơi nào. Giờ tôi muốn nhập hộ khẩu cho vợ và con tôi tại tây sơn bình định ( con tôi năm nay 15 tuổi) . tôi đã làm sổ tạm trú cho cả gia đình từ năm 2012; và có nhà tại đây. Vậy tôi làm những thủ tục gì để được nhập sổ hộ khẩu. Xin chân thành cảm ơn.

Trong trường hợp này, bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

– Phiếu báo , nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

– Giấy theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Vì vậy, bạn cần nộp hồ sơ trên đến cơ quan công an xã, phường nơi bạn ở để được đăng ký thường trú tại địa phương nào.

Kính chào luật sư Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn. Hiện nay, tôi đã có sổ KT3 tạm trú tại quận nam Từ Liêm được 04 năm. Nay tôi mua đất ở huyện Đông Anh, và mới xây nhà. Vậy tôi có được chuyển và nhập hộ khẩu tới nơi tôi vừa xây nhà hay không? Giấy tờ đất sổ đỏ mang tên tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư! Mong sớm nhận được hồi âm!

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Cư trú năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì :

“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương 

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương: 

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên; 

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; 

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột; 

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; 

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ; 

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; 

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột; “

Vì vậy, trong trường hợp này, nếu bạn đã tạm trú liên tục tại quận thuộc thành phố Hà Nội được 4 năm thì bạn hoàn toàn làm được thủ tục đăng ký thường trú tại huyện Đông Anh nếu bạn có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp ( mang tên bạn).

Em chào luật sư! Em có hộ khẩu ở Mê Linh, Hà Nội nhưng chủ hộ khẩu là bố chồng em. Em muốn nhập hộ khẩu cho em gái em vào hộ khẩu nhà chồng em có được không ạ? Nếu được thì mong anh cho biết em cần làm những thủ tục gì ạ? Em cảm ơn anh!

Đối với trường hợp này, để nhập hộ khẩu cho em gái bạn thì phải có sự đồng ý của chủ hộ – là bố chồng của bạn bằng văn bản, có sự xác nhận của chính quyền địa phương về diện tích bình quân để ở cho những nhân khẩu này; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; giấy chuyển hộ khẩu.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn Luật Hành chính.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *