Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân (số lượng thành viên không vượt quá 50 người). Công ty TNHH Hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

>> 

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Tập hợp các thành viên của công ty được gọi là Hội đồng thành viên. Cũng giống như công ty cổ phần (Đại hội đồng cổ đông) hay Công ty hợp danh, Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty TNHH Hai thành viên trở lên. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 56 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (LDN 2014), cụ thể như sau:

a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;

c) Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty;

d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

e) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;

h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;

i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;

k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

l) Quyết định tổ chức lại công ty;

m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Trong trường hợp cá nhân là thành viên công ty không đủ điều kiện tiếp tục làm thành viên công ty như: bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tuyên bố tước quyền hành nghề theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, thì cá nhân đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên công ty. Trong trường hợp cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tham gia vào Hội đồng thành viên rơi vào các trường hợp không đủ điều kiện tiếp tục làm thành viên công ty như trên thì tổ chức đó ủy quyền cho người khác làm người đại diện tiếp tục tham gia vào Hội đồng thành viên.

Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch bằng biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp hoặc Điều lệ công ty có quy định hình thức khác. Nghị quyết bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên được thông qua nếu như được 65% số thành viên dự họp biểu quyết, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định một tỷ lệ khác. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch hội đồng thành viên được quy định tại Điều 57 LDN 2014, cụ thể :

a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 5 năm, có nghĩa là, tối đa 5 năm một lần, Hội đồng thành viên phải tiến hành bầu lại Chủ tịch Hội đồng thành viên tuy nhiên Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không han chế.

Trường hợp vắng mặt hoặc không đủ năng lực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thì Chủ tịch Hội đồng thành viên phải ủy quyền cho thành viên khác của Hội đồng thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản và theo nguyên tắc được quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *