Hành vi khai thác cát trên sông sẽ bị xử phạt như thế nào ? Máy móc khai thác bị tạm giữ có được trả lại không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

khai thác cát để làm vật liệu xây dựng thông thường nhưng phạm vi khai thác không thuộc diện tích đất của gia đình ( khai thác trên sông gần nhà) vì vậy cần đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để được phép khai thác

Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình tôi có khai thác một lượng cát trên con sông gần nhà để làm vật liệu xây dựng xây nhà. Có sử dụng phương tiện là 2 máy động cơ. Gia đình tôi không được bất kì cơ quan nào nhắc nhở về việc không được tự ý khai thác cát trên sông. Vì nghĩ không kinh doanh và chỉ dùng làm vật liệu xây dựng cho gia đình.Được ít hôm thì có công an môi trường huyện xuống làm việc, lập biên bản và tạm thu 2 động cơ. Biên bản đo được 10m3 cát. Vậy tôi xin được hỏi mức phạt gia đình tôi sẽ phải chịu là bao nhiêu. Và 2 máy động cơ tạm giữ có được trả lại không ?

Mong nhận được tư vấn từ các luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Người gửi : LÊ THỊ THU HOÀ

 

Luật sư trả lời:

1.Cơ sở pháp lý:

2.Nội dung giải đáp:

Theo Luật Khoáng sản 2010 , tai điều 64 có quy định về khai thác khoán sản làm vật liệu xây dựng thông thường:

Điều 64. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:

a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit,vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:

a) Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phépđầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.

Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.

3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Trong trường hợp của anh/chị , gia đình anh/chị khai thác cát để làm vật liệu xây dựng thông thường nhưng phạm vi khai thác không thuộc diện tích đất của gia đình ( khai thác trên sông gần nhà) vì vậy cần đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để được phép khai thác, nếu gia đình chưa được cấp phép mà tự ý khai thác thì hành vi đó được xem là hành vi khai thác cát trái phép.

Việc xử phạt đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà khồng có giấy phép khai thác khoáng sản được quy định tại khoản 1 và 4,5 điều 37 Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

Điều 37. Vi phạm các quy định khác trong khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác đến 5 m3/ngày;

b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 5 m3 đến dưới 10 m3/ngày;

c) Từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 10 m3 đến dưới 15 m3/ngày;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 15 m3 đến dưới 20 m3/ngày;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 20 m3 đến dưới 25 m3/ngày;

e) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 25 m3/ngày trở lên.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 (sáu) đến 12 (mười hai) tháng đối với trường hợp khai thác vượt quá 100% công suất nêu tại Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.

Như vậy, gia đình anh/chị sẽ phải chịu hình thức phạt tiền theo điểm c, khoản 1, điều 37 của nghị định trên tức là khoảng 12 đến 20 triệu đồng vì khối lượng cát gia đình anh/chị khai thác là 10mᶟ. Bên cạnh đó việc cơ quan chức năng tịch thu 2 máy động cơ sử dụng để khai thác cát của anh/chị là đúng với quy định của pháp luật vì 2 máy động cơ này được xem là phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm theo điểm a, khoản 4 điều 37 của nghị định trên.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *