Hành vi in và buôn bán sách lậu thì bị xử lý như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, tôi là một sinh viên đại học tôi đi mua sách thấy các cửa hàng sách ở dọc Đường Láng bán nhiều vô kể, các sách giáo trình toàn là sách lậu. Vậy mà các cơ quan chức năng gần như không hề hay biết. Vậy cho t hỏi xử phạt hành chính đối với hành vi in và buôn bán sách lậu là như thế nào ? Chế tài xử lý các vi phạm trong việc buôn bán, sử dụng sách lậu ra sao ? Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Trên thực tế, in lậu và buôn bán sách lậu ở Việt Nam đã tồn tại nhức nhối nhiều năm qua vẫn chưa dẹp bỏ được, thậm chí có dấu hiệu ngày càng tinh vi, phát triển ở quy mô lớn. Sách giả, sách lậu vẫn đang được bày bán tràn lan ở các vỉa hè, ở trong các hiệu sách ở nhiều địa bàn, nhất là các thành phố lớn. Chế tài xử lý các vi phạm trong việc buôn bán, sử dụng sách lậu còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm.

Theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt trong hoạt động báo chí, xuất bản:

Điều 24. Vi phạm quy định về hoạt động in

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) In xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản;

b) In tài liệu không kinh doanh không có giấy phép xuất bản;

c) In gia công xuất bản phẩm, sản phẩm không phải là xuất bản phẩm cho nước ngoài không có giấy phép in gia công.

Điều 27. Vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép hoặc xuất bản phẩm không có hóa đơn, chứng từ thể hiện nguồn gốc hợp pháp từ 300 bản trở lên;

b) Tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;

c) Thành lập văn phòng đại diện của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có giấy phép;

d) Trưng bày hoặc bán trong triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm xuất bản trái phép, xuất bản phẩm nhập khẩu trái phép, xuất bản phẩm không được phép lưu hành, xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, tịch thu hoặc xuất bản phẩm có nội dung bị cấm trong hoạt động xuất bản;

đ) Không kiểm tra, thẩm định nội dung xuất bản phẩm trước khi trưng bày, giới thiệu, phát hành tại triển lãm, hội chợ.

Theo quy định trên thì :

Về xử phạt hành vi in lậu: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi in xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản (tức là in lậu).

Về xử phạt hành vi buôn bán sách lậu: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản trái phép… từ 300 bản trở lên.

Hành vi in sách lậu còn vi phạm quy định tại Nghị đinh số 131/2013 quy định về quyền tác giả, quyền liên quan.

Cụ thể như sau:

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Nhận thấy rằng các hành vi buôn bán sách lậu lợi nhuận có thể tới tiền tỷ, mà mức phạt nhẹ như vậy hoàn toàn không đủ sức răn đe. Rất cần thiết phải điều chỉnh theo hướng tăng nặng. Cho dù nghị định ban hành, nhưng nếu thấy không phù hợp thì vẫn phải sửa. Khung hình phạt phải đủ sức răn đe mới có thể hạn chế được nạn in lậu. Cần có biện pháp quản lý mạnh mẽ hơn để các cơ sở phát hành tự giác tuân thủ quy định như thu hồi giấy phép kinh doanh, không cho phép tiếp tục kinh doanh mặt hàng đã vi phạm. Cần phải xây dựng các chế tài xử phạt đủ mạnh để quản lý thị trường này bằng các công cụ tài chính, chứ không thể trông chờ vào ý thức, đạo đức kinh doanh của nhà in hiện hành.

Khuyến nghị: Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Xin giấy phép qua ​Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính về xử phạt hành vi in sách lậu, gọi:  

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *