Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay ? xin giấy phép tư vấn các quy định của pháp luật về xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường và những vấn đề pháp lý liên quan.

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

()

()

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ quy định tại khoản 1, điều 68 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định các cơ sở sản xuât, kin doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường như sau:

Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau

a) Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

b) Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật;

c) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động;

d) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;

đ) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.

Nếu không đảm bảo những yêu cầu trên mà gây ô nhiễm môi trường thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Cụ thể:

Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị , cụ thể căn cứ vào mức độ, cũng như hành vi gây ô nhiễm môi trường cụ thể cúa người gây ô nhiễm sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể như sau:

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Như vậy, nếu hộ gia đình này bị xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hoặc là bị cảnh cáo nếu trong trường hợp vi phạm lần đầu và không hành vi vi pháp pháp luật gây ô nhiễm môi trường không nghiêm trọng hoặc là sẽ bị xử phạt không quá 1.000.000.000 đồng. Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì hộ gia đình này cũng có thể sẽ bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hâu quả sau theo quy định tại điểm a, c và l của khoản 3, điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP

Điều 4. Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;

l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;

Vậy, để nhằm khắc phục những hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thì buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi thực hiện một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trên.

Hành vi vi phạm pháp luật của hộ gia đình có thể bị truy cứu trác nhiệm hình sự nếu như trước đó chủ cơ sở kinh doanh chăn nuôi lợn này đã bị về gây ô nhiễm môi trường

Căn cứ vào khoản 1 các điều 182, 183 và 184 của bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009

Điều 182. Tội gây ô nhiễm không khí

1. Người nào thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 183. Tội gây ô nhiễm nguồn nước

1. Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 184. Tội gây ô nhiễm đất

1. Người nào chôn vùi hoặc thải vào đất các chất độc hại quá tiêu chuẩn cho phép, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trên thực tế sẽ phải căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật của người gây ô nhiễm là hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước hay ô nhiễm môi không khí để từ đó có căn cứ truy cứu trách nhiệm hành sự. Về nguyên tắc thì khi bị bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hộ gia đình phải thực hiện hành vi vi phạm bởi đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Còn khi bị xử phạt vi phạm hành chính do có hành vi gây ô nhiễm môi trường thì khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện thì hộ gia đình cũng bắt buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của mình, cụ thể theo điều 55 luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Điều 55. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Qua những phân tích trên thì hành vi gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh của người gây ô nhiễm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. Và khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra hành vi vi phạm này thì người gây ô nhiễm sẽ buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của mình

Xin được phép hỏi LS các hộ gia đình gần nhà tôi sử dụng nước rồi xả thải qua cống rảnh rồi đi trực tiếp vào phần đất nhà tôi gây thiệt hại sập hàng rào kẽm,ô nhiễm đất,mùi hôi tanh không chịu nổi Vậy xin LS cho tôi lời khuyên và cách khởi kiện như thê nào, xin cảm ơn!

Kính gửi các luật sư Hiện tại tôi có 1 vấn đề muốn nhờ các luật sư tư vấn dùm tôi.vì chúng tô không biết hỏi ai. Vấn đề là ngay tại khu phố chúng tôi đang ở có 1 cửa hàng chuyên bán gia cầm sống,gây mùi hôi thối rất khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng tôi suốt nhiều tháng qua,vì mùi phân,chất thải bốc lên nồng nặc,dù bà con góp ý rất nhiều lần nhưng cơ sở này vẫn không khắc phục Xin nhờ các luật sư tư vấn cho chúng tôi được biết phải làm gì đối với trường hợp này,chúng tôi có thể khiếu nại hoặc tố cáo không,cơ quan nào giải quyết,vì chúng tôi định gửi cơ quan công an và ủy ban nhân dân phường xử lý có được không?và có thể chỉ cho chúng tôi cách viết đơn được không? Kính mong quí luật sư công ty hướng dẫn sớm cho chúng tôi biết,xin chân thành cảm ơn

Thưa luật sư hiện tại nơi chúng tôi đang sinh sống có 1 hộ gia đình chăn nuôi heo nhưng không có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi, để chảy tràn lan ra khấp khu vực gây ra mùi hôi thối nồng nặc làm ô nhiễm xunh quanh. Chúng tôi đã nhiền lần đề nghị hộ gia đình đó có bện pháp xử lý chất thải theo đúng quy định trong chăn nuôi để hạn chế gây ô nhiễm nhưng hộ gia đình này vẫn không thưc hiện. Nên chúng tôi đã quyết định làm đơn kiện nhờ đến pháp luật giúp đỡ, nhưng không biết phải làm đơn như thế nào và sẽ gửi về đâu,cơ quan nào sẽ giải quyết giúp chúng tôi đươc ạ. kính mong luật su tư vấn giúp chúng tôi để chúng tôi sớm thoát khỏi tình trạng ô nhiễm này. Trân trọng cảm ơn!

Theo các quy định kể trên, bạn có thể làm gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu được bồi thường và gửi UBND cấp xã nơi bạn cư trú để yêu cầu nhà hàng xóm chấm dút hành vi gây ô nhiễm. Căn cứ vào tình trạng thực tế của đất, môi trường bị ô nhiễm mà cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định cách thức xử lý người có hành vi vi phạm.

Bạn có thể tham khảo: .

Xin chào luật sư! Bên cạnh nhà tôi có một khu đất đồi ( đã được nhà nước cấp sổ đỏ và có trồng điều ) được ông H mua lại. Tuy nhiên ông H đã kết hợp với một số DNTN để khai thác bán đất gây ảnh hưởng đến đời sống của gia đình tôi. Nước mưa tràn xuống ao cá, xói mòn đất, nước mưa ngập tràn qua đường, khói bụi gây ô nhiễm, đất rơi vãi trên đường …… Thưa luật sư vậy ông H có vi phạm pháp luật về việc khai thác đất không? có phải chịu trách nhiệm về những vấn đề nêu trên không và tôi có nên trình báo với các cơ quan có trách nhiệm không? Chính quyền xã biết nhưng vẫn không có ý kiến gì. Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư về vấn đề trên.

Trường hợp này, Ông H đã có hành vi gây ô nhiễm môi trường, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi UBND xã để họ giải quyết, nếukhông đồng ý với kết quả giải quyết, bạn có thể làm đơn khiếu nại lần 1 tới chính UBND xã đó, nếu vẫn không được giải quyết thỏa đáng bạn có thể tiếp tục khiếu nại lên UBND cấp huyện theo quy định của luật khiếu nại năm 2011.

Chào luật sư. từ khoảng 2 tháng đổ lại đây có 1 gia đình cách nhà em tầm 2km đã mở một lò than gần nhà em và liên tục đốt củi ngày đêm khiến cho khu dân cư nơi em ở ô nhiễm nặng nề, mùi khói nồng nặc trong khi nhà em cũng như các gia đình khác đều có trẻ nhỏ. Tối nằm ngủ không ngủ được vì ngạt khói. Em có nói bố mẹ khởi kiện nhưng gia đình và các nhà khác sợ sẽ mất nhiều chi phí và thời gian nên em muốn luật sư tư vấn cho em trong trường hợp này gia đình em có thể khởi kiện được chưa? Và thời gian cũng như số tiền cần bỏ ra để khởi kiện ạ. Em chân thành cảm ơn

Theo những thông tin bạn cung cấp, người đốt lò than đã gây ô nhiễm môi trường, bạn và gia đình bạn nên làm đơn khiếu nại gửi UBND cấp xã nơi bạn cư trú để cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi gây ô nhiễm chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nếu có. Nếu UBND cấp xã không giải quyết hoặc kết quả giải quyết không khiến bạn và gia đình đồng ý thì bạn có thể làm đơn khiếu nại lên UBND cấp huyện.

Việc khởi kiện ra tòa án nên áp dụng khi bạn và gia đình muốn yêu cầu bồi thường, căn cứ vào mức bồi thường sẽ xác định được án phí. Nếu chỉ yêu cầu chấm dứt hành vi gây ô nhiễm thì mức án phí là 200.000 đồng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp

Trân trọng./.

Bộ phận dân sự – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *