Hành vi đốt tiền thật hoặc tiền vàng mã theo phong tục lễ tết ở Việt Nam có bị xử phạt không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Bây giờ là thời điểm sắp chuyển giao sang một năm mới. Thực tế tại một số địa phương có phong tục đốt tiền để làm lễ trong những ngày lễ Tết này. Vậy hành vi đốt tiền có bị đi tù theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không? Cảm ơn luật sư!

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– 

2. Luật sư tư vấn:

Tại Khoản 2 Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định rõ các hành vi bị cấm đối với đồng tiền Việt Nam như sau:

“Điều 23. Các hành vi bị cấm

1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.

3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.”

Đồng thời Khoản 2 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc bảo vệ Tiền Việt Nam có quy định:

“Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.

2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.”

Như vậy theo quy định của pháp luật thì hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kì hình thức nào: đốt, xé, cắt, vò,… cũng là trái pháp luật. Và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định 96/2014/-CP với mức phạt tiền là từ 10 triệu đến 15 triệu đồng, ngoài ra có thể bị xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm.

“Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.

5. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các Khoản 2, 3, 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.”

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Đốt tiền Việt Nam bị xử lý như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *