Hành vi đe dọa tinh thần người khác bị xử lý thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi đe dọa có thể tác động trực tiếp đến tinh thần hoặc đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bị đe dọa. Vậy, hành vi đe dọa này có thể vi phạm quy định pháp luật hình sự và hình phạt như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp các quy định pháp luật về vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. Hành vi đe dọa tinh thần người khác bị xử lý thế nào ?

Thưa luật sư, Tôi là sinh viên của một trường đại học. Vào khoảng gần cuối năm 2018 tôi có chơi với nhóm bạn. Trong đó có một người lớn tuổi nhất đã có vợ. Tôi không hề biết điều đó và cũng không tìm hiểu vì tôi cũng không có ý gì với họ.

Nhưng ngược lại, người đó luôn tán tỉnh và tỏ ra quan tâm tôi nhưng tôi không có cảm tình nên tôi đã cắt đứt không cho người đó có cơ hội liên lạc với mình nữa. Sau đó một thời gian có một chị nhắn tin cho rất nhiều bạn bè của tôi hỏi về tôi, tôi thấy lạ và không thoải mái nên tôi đã nhắn tin hỏi thẳng thì người đó bảo là nhầm. Mãi đến cách đây 3 tháng tôi mới nghe bạn tôi nói là người đó là bạn của vợ anh kia. Tôi rất hoang mang vì sợ người ta hiểu nhầm. Nhưng rồi tôi cũng không nghĩ về chuyện đó nữa. Và hôm nay, tôi nhận điện thoại từ số lạ của một người phụ nữ. Chị ta bảo chị ta là vợ của người kia. Tôi nhận ra nên tôi chào hỏi bình thường nhưng chị ta lại chửi tôi tới tấp nói tôi làm đĩ các kiểu. Và còn dọa là gia đình tôi và quán cơm bình dân của tôi cô ta sẽ dẹp hết (tôi đang học nhưng tôi đã đi làm thêm rất nhiều và được sự hỗ trợ của gia đình nên tôi mở cho riêng mình 1 quán cơm sinh viên nhỏ).

Hiện tại tôi đang rất hoang mang và khóc rất nhiều. Tôi sợ chị ta sẽ làm to mọi chuyện lên trong khi tôi bị oan. Tôi sợ tôi không còn mặt mũi gì nhìn mọi người vì tất nhiên nếu điều đó xảy ra sẽ chẳng có ai tin tôi. Và hơn hết là bố mẹ tôi. Tôi sợ họ sẽ bị mất mặt và thất vọng về tôi. Bây giờ tôi muốn có sự tư vấn của pháp luật ?

Tôi mong luât sư sẽ tư vấn giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn !

>>

Trả lời:

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.” Quyền này được pháp luật Việt Nam quy định và được ghi nhận tại Điều 34 015. Mọi hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn đều sẽ bị pháp luật trừng trị. Vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng khi nhận được lời đe dọa từ người phụ nữ kia.

Đối với việc chị kia gọi điện thoại đe dọa bạn không mang tính mà chỉ là những lời đe dọa thông thường khiến bạn sợ hãi, sợ bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín nhằm ép buộc bạn phải thực hiện các yêu sách của người đó, hành vi này không phạm tội hình sự nhưng bị xử phạt hành chính về người khác được quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 . Theo đó, người nào có hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần làm đơn tố cáo hành vi vi phạm của kẻ đe dọa tới cơ quan điều tra. Trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trưởng phòng công an cấp huyện theo Điều 96, 97 . Trong trường hợp có đủ cơ sở cơ quan công an ra quyết định xử phạt hành chính đồng thời áp dụng một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật buộc người vi phạm chấm dứt hành vi.

2. Tư vấn về hành vi đe dọa người khác?

Kính gửi luật sư, Tôi có một chuyện muốn nhờ luật sư tư vấn như sau: Tôi có 1 người ba nước ngoài có nói cho tôi 1 miếng đất và tôi đứng tên bây giờ đòi lấy lại tôi không đồng ý. Ba tôi thuê giang hồ hăm doạ gia đình tôi. Ba tôi cũng đã hăm doạ rất nhiều người trong gia đình từ nhiều năm nay và có thuê giang hồ xử lý, Gia đình tôi cũng khởi kiện nhưng ko làm được gì vì ba tôi ở nước ngoài.

Ba tôi nói tôi cướp mảnh đất đó nhưng trước đây đã cho tôi đứng tên giờ lại khẳng định chỉ nhờ tôi đứng tên giúp. Tôi phải làm gì để Pháp luật Việt Nam có thể bảo vệ tôi và gia đình tôi?

Mong Luật sư phản hồi cho tôi sớm nhất có thể! Xin cảm ơn!

Tư vấn về hành vi đe dọa người khác?

Trả lời:

Do bạn không nói rõ về thời điểm ba của bạn để bạn đứng tên mảnh đất kể trên và không nói rõ về hoàn cảnh của ba bạn nên những ý kiên mà chúng tôi đưa ra dựa trên Pháp luật hiện hành:

Trong câu hỏi của bạn, bạn không nói rõ ba bạn thuê giang hồ đe dọa và xử lý gia đình bạn ra sao nên chúng tôi không thể nhận định được hành vi mà ba bạn thực hiện mang dấu hiệu của tội phạm nào.

Nếu ba bạn có hành vi đe dọa tính mạng của bạn và gia đình của bạn thì theo Điều 133 , :

“Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Trong trường hợp này, bạn có thể thu thập các chứng cứ cho thấy ba bạn thuê giang hồ đe dọa, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn và báo cáo với cơ quan công an để cơ quan công an can thiệp, có các biện pháp bảo vệ bạn và gia đình. Vì ba bạn là người nước ngoài nên Các quy định áp dụng để xử lý hành vi phạm tội (Nếu có) của ba bạn sẽ bị xử lý theo Pháp luật hình sự Việt Nam đối với người nước ngoài, cụ thể như sau:

“Điều 5. , quy định:

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”

Về vấn đề bạn đứng tên mảnh đất mà ba bạn đang đòi lại, Tại Điều 5 có quy định như sau:

Điều 5. Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;…”

Như vậy, theo quy định trên, người nước ngoài sẽ không có quyền mua đất tại Việt Nam. Người nước ngoài chỉ có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo . Trong trường hợp của bạn, nếu bạn không đồng ý trả lại mảnh đất đó, ba bạn có thể khỏi kiện ra Tòa án nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu bạn trả lại số tiền mua đất nếu chứng minh được chỉ nhờ bạn đứng tên mà không phải cho bạn mảnh đất đó.

>> Tham khảo thêm nội dung:

3. Khi bị đe dọa tiền môi giới tôi cần làm như thế nào ?

Kính gửi công ty Xin giấy phép, mong luật sư tư vấn hộ tôi trường hợp này: Tôi có mua một ngôi nhà ở Sài Gòn, nhưng lại bị môi giới làm khó về việc chi tiền môi giới. Vì quen biết tôi có quen thằng em làm môi giới của một Công ty và nhờ nó kiếm giùm tôi một căn nhà ở Sài Gòn để cho con gái tôi tiện việc học. Và thằng em đó kiếm cho tôi được một ngôi nhà ở Quận 3.

Nhưng chủ nhà lại không chịu làm việc và chi tiền môi giới và cậu em đó cũng không lấy tiền môi giới, vì nó giúp tôi theo tình nghĩa. Công ty nơi nó làm lại biết được và tìm cách làm khó để bắt tôi và chủ nhà chi tiền môi giới, trong khi đó cậu em dẫn tôi đi nó không lấy tiền môi giới. Hiện giờ Công ty làm khó dễ nên thằng em nó đã nghỉ làm ở Công ty môi giới đó nhưng tôi vẫn bị chính Giám đốc ở Công ty đó làm phiền và đe dọa để đòi tiền môi giới. Vậy theo luật sư tôi nên giải quyết như thế nào? Trong khi đó tôi mua nhà không thông qua Công ty mà nhờ thằng em làm ở Công ty đó tìm giúp. Công ty đe dọa tôi và tìm cách phá tôi khi đi làm giấy tờ sang tên thì sao?.

Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi:

Trả lời:

quy định về vấn đề này như sau:

“Điều 63. Nội dung môi giới bất động sản

1. Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký hợp đồng.

2. Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.

3. Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.”

“Điều 64. Thù lao môi giới bất động sản

1. Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản được hưởng tiền thù lao môi giới từ khách hàng không phụ thuộc vào kết quả giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản giữa khách hàng và người thứ ba.

2. Mức thù lao môi giới bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng không phụ thuộc vào giá của giao dịch được môi giới.”

Theo những thông tin mà anh cung cấp thì anh nhờ người em quen biết môi giới hộ mà không thông qua Công ty mà người em đó làm việc. Anh và Công ty môi giới đó cũng không có đàm phán cũng như ký kết hợp đồng môi giới bất động sản theo quy định pháp luật. Như vậy, Công ty môi giới đó không có quyền thu tiền môi giới của anh.

Việc Công ty đe dọa và tìm cách phá anh khi đi làm giấy tờ sang tên và nếu anh cho rằng viêc đe dọa việc đe doạ này sẽ được thực hiện thì , có quy định về tội đe dọa giết người tại điều 133

Như vậy, khi anh thấy rằng Công ty môi giới có hành vi đe dọa mình thì anh có thể tố cáo hành vi này và cơ quan công an sẽ tiếp nhận và giải quyết giúp anh.

4. Tư vấn yêu cầu khởi tố đối với ?

Gửi các Luật sư luật Minh Khuê, em xin được tư vấn vấn đề như sau: Mẹ em mua được đất làm được nhà, và có vay số tiền ngân hàng khi làm nhà. Khi Em đi học mẹ có vay tiền sinh viên và vay một số nơi để gửi tiền cho em ăn học. Do khoản nợ quá nhiều và được một số người bày cách kiếm tiền dễ hơn đi bán mấy con gà ngoài chợ là đi đánh đề. Lúc đầu mẹ em cũng kiếm được một ít từ tiền đề nên ham, sau rồi thì mất dần và còn nợ thêm ở ngoài, vay nặng lãi, rồi nợ chủ đề.

Thế rồi có cô N con gái của bà hàng xóm. Do anh trai mất và cô N cũng nghỉ hưu rồi nên về nhà anh trai vì không có nhà. Rồi cô ấy hứa sẽ giúp Mẹ Em gỡ lại sau khi làm đơn kiện chồng trong Đà Nẵng có tiền rồi cô ấy sẽ ghi lô đề cho Mẹ Em đánh nợ gỡ lại tiền mà trả nợ dần. Nhưng vì Mẹ Em đánh không trúng và lại nợ ở chỗ cô N này, Em cũng không rõ là 20 triệu hay 30 triệu gì đó và rồi cô này không cho Mẹ Em đánh đề nữa. Cô quay sang đòi tiền và do những người chủ đề trước đó Mẹ nợ cũng đòi nên Mẹ Em vay bát (theo Em biết đó là một hình thức ) để đi trả mỗi nơi một ít . Rồi Mẹ Em lo lắng và nghĩ đến làm sổ đỏ rồi đi vay ngân hàng trả nợ. Mẹ Em đi làm nhưng vì nhiều giấy tờ lằng nhằng cuối cùng Cô này Bày cho Mẹ Em đi vay tiền và chạy sổ đỏ rồi mang về trả nợ luôn cho cả cô ấy vì cô ấy đang cần tiền. Do cô N đi kể khắp nơi là Mẹ Em nợ tiền Cô N và mọi người đều biết Mẹ em trong lúc tức có nói là đã thế không trả nữa. Nhưng thực ra chỉ là trong lúc tức Mẹ Em nói vậy chứ chưa bao giờ Mẹ Em có ý định dám không trả nợ dù là tiền đề. Sau khi chạy sổ đỏ hết 10 triệu thì 3 tháng sau Mẹ Em cũng lấy được sổ đỏ và đi vay tiền ngân hàng trả nợ dần cho các chủ đề cũng như những nơi vay nặng lãi vì họ cũng toàn dân đầu gấu . Mẹ Em cũng mang 4 triệu sang trả cho cô N vì cũng trả nợ khá nhiều nơi, điều đó cũng chứng minh Mẹ Em nói không trả nợ cô N là lời nói trong lúc tức giận, mẹ cũng tính với Em và nói với cô N sẽ trả dần cho cô N. Vì cô N muốn Mẹ Em trả cô ấy cô ấy đã gọi điện thoại và nói rằng: mày ở đâu về tao giết.

Mẹ em trả lời : Tao đang ở nhà, mày về mà giết. Mẹ Em vẫn nghĩ cô N chỉ nói vậy thôi Thế là đùng đùng cô N cùng bạn là cô O chạy vào nhà Em cô N túm tóc Mẹ Em giật Tóc cấu cào xé, Mẹ Em dĩ nhiên cũng tự vệ cắn cô N để cô N buông Mẹ Em ra, Rồi con gái cô N chạy vào định đánh. Em trai Em cũng đang ở trong nhà lúc đó (con cô N năm nay lớp 11 to cao , em trai em lớp 6 bé nhỏ hơn nhiều và nó chưa từng gặp chuyện thế này nên dường như chỉ biết đứng đơ vậy) .May Mẹ em kịp thời ngăn con cô N lại không nó đánh cả em trai em rồi . Sau khi xảy ra sự việc Mẹ Em có lên báo với tổ trưởng nhưng tổ trưởng vì chơi với cô N nên bênh cô N và bảo Mẹ Em “mày đánh đề nợ tiền đề nó nó đánh cho là phải” . Rồi Mẹ không biết nói gì lên báo công an phường. Khi đến đó Mẹ em trình báo công an về việc hai Mẹ con cô N xông vào nhà đánh mẹ em có còn vết xước trên mặt . Công an có triệu tập cô N và bạn cô N lên phường nhưng vì cô O là bạn cô N nên khi công an hỏi cô O làm chứng hỏi Thì cô O bảo đánh nhau ngoài đường thôi. Tiếp đến công an có hỏi Mẹ Em, cô N còn ghi lô đề không Mẹ bảo có, ghi ngay ở ngã 3 trên nhà em. Công an phường hỏi như có lệ và không làm gì răn đe. Và cô N vẫn lên ghi lô đề tại địa điểm cũ như bình thường. Ngày nào cô N cũng dọa dẫm gia đình Em và Mẹ Em “tao cho đầu gấu đánh chết chúng mày”. Mẹ Em có viết đơn kiện nhưng lên phường giờ họ không giải quyết. Mà còn chưa biết họ có làm gì răn đe cô N không mà ngày nào cô N cũng an tâm ngồi ghi lô đề ngay ngoài đường và dọa nạt chửi bới mẹ em .

Dọa trong vòng một tuần nữa mà không trả nợ tiền đề sẽ thuê người đánh chết Mẹ Em (tiền này không có giấy tờ). Giờ em thật sự rất lo lắng, mất ngủ, ở trong nhà mà lúc nào cũng khóa cửa. E lo nhất là Em trai của em còn quá nhỏ, chỉ cần con gái cô N đi đường gặp nó đi học thôi cũng rủ bạn đánh nó. Em thật sự mong luật sư Xin giấy phép tư vấn giúp em về mặt luật pháp vì Mẹ Em có ý định nếu chính quyền địa phương không giải quyết Mẹ Em sẽ đưa lên công an tỉnh ạ. Và đưa ra tòa ?

Em chỉ mong pháp luật giúp Gia đình Em được an toàn thôi ạ em xin chân thành cảm ơn !

Tư vấn yêu cầu khởi tố đối với hành vi đe dọa giết người ?

, gọi:

Trả lời:

Điều 133 , quy định về tội đe dọa giết người như sau:

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Theo quy định trên thì hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì người đe dọa đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau (qua điện thoại, thư từ…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa (như đi tìm công cụ, phương tiện…). Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lí lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Như vậy, trường hợp một người nhiều lần nhắn tin, đe dọa người khác để đòi tiền chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác. Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…

Theo những gì bạn nêu ở trên, cô N đã từng cùng bạn mình là cô O đến nhà bạn và có hành vi đánh mẹ bạn. Cô N cũng đã nhiều lần đe dọa sẽ giết mẹ bạn và mẹ bạn và bạn có căn cứ tin rằng cô N sẽ thực hiện hành vi đó do cô N có quen biết nhiều “đầu gấu”. Bạn nên trình báo với cơ quan công an phường chi tiết vụ việc để được bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản.

Trường hợp này bạn có thể làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an huyện, quận nơi xảy ra hành vi.

Về cách viết đơn, mời bạn tham khảo mẫu đơn:

Về thời hạn giải quyết đơn thư tố giác tội phạm, tin báo về tội phạm được quy định tại Điều 147 , cụ thể như sau:

Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;

b) Khám nghiệm hiện trường;

c) Khám nghiệm tử thi;

d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.”

Căn cứ vào thời hạn giải quyết tin tố giác tôi phạm nêu trên bạn có thể xác định cơ quan Công An có tiến hành xử lý kịp thời sự việc mà bạn báo không. Nếu nhận thấy không được các cán bộ công an không giải quyết, bạn nên nộp đơn tố cáo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 – 8: Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo:

“1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;

b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;

đ) Rút tố cáo;

e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải có trách nhiệm đối với việc tố cáo của bạn như sau:

– Khoản 1 Điều 5 – : Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo.

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người tố cáo, tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc làm, bí mật cho người tố cáo; bảo đảm quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý của mình.

Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận hoặc không giải quyết đơn tố cáo của bạn thì:

– Theo Khoản 3 Điều 5 Luật tố cáo năm 2011: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo:

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết theo đúng quy định của Luật này, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Và bạn cũng có thể nộp đơn khiếu nại về hành vi thiếu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo:

– Khoản 1 Điều 7. Trình tự khiếu nại – :

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

5. Đe dọa tạt axit có bị xử lý hình sự ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em có giận một bạn và có nhắn tin đòi tạt axit bạn đó. Giờ bạn đó nói là sẽ báo công an. Như vậy em có được xem là vi phạm pháp luật không ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.T.H

Đe dọa tạt axit có bị xử lý hình sự ?

Trả lời:

Như bạn trình bày, hành vi của bạn là nhắn tin đe dọa tạt axit vào người khác, do đó, hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm g Khoản 3 Điều 66 :

Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Nếu hành vi đe dọa tạt axit mà có mục đích giết người, khiến cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện (như nhắn tin nhiều lần, tin nhắn dùng nhiều từ ngữ đe dọa gây hoang mang, lo lắng…) thì hành vi của bạn bị truy cứu TNHS theo quy định tại Điều 133 , :

6. Đe dọa giết người yêu cũ thì bị mức hình phạt gì ?

Chào luật sư. Con năm nay 20 tuổi. Con đã từng quen 1 người đã có gia đình. Lúc mới quen thì do không biết. Nhưng khi biết thì anh ấy không chịu dừng lại. Năn ni tiếp tục quen vì thương con, con nghĩ anh ấy thương mình nên con đã chấp nhận quen, khi đó con 16 tuổi và con đã có 1 đứa con riêng trước khi quen anh ấy.

Nên khi thấy anh ấy quan tâm chăm sóc con và bé nên con đã quen anh ấy. Được 1 thời gian thì anh ấy bắt đầu lơ đãng, không quan tâm và lúc nào cũng cấm con hết việc này đến việc kia, nên con đã quyết định chia tay. Nhưng anh ấy lại không chịu và đe dọa nếu con chia tay anh ấy sẽ thuê người làm cho con trở thành tật nguyền hoặc rạch mặt. Do sợ quá nên con không dám.

Và cố duy trì đến nay là được 4 năm. Do không chịu được sự ích kỷ cứ bắt con làm theo ý của anh ấy. Nên con đã bỏ đi , anh ấy nhắn tin kêu con về và con không đồng ý, giờ anh ấy nhắn tin đe dọa sẽ giết con không thì làm cho con tàn phế. Lúc đầu là gửi tin sau đó là gửi những tắm hình những người bị xẹo đầy mặt và xe lăn. Hôm nay anh ấy gửi hình 1 con dao bấm nói là mới mua sẽ dùng nó để khi tìm con sẽ giết con. Con mong luật sư giúp con và tư vấn cho con nên làm gì để con có sự tự do sống để làm nuôi con nhỏ của con. Và anh ấy bị mức hình phạt là gì ?

Con xin cảm ơn.

Đe dọa giết người yêu cũ thì bị mức hình phạt gì ?

Luật sư trả lời:

Theo những thông tin quý khách cung cấp thì người đàn ông kia có hành vi đe dọa nhằm mục đích buộc quý khách phải giữ quan hệ tình cảm với người đó. Nhưng quan hệ tình cảm này là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng bởi người đàn ông đó đang không độc thân. Quý khách có thể ra trình báo hoặc viết đơn tố giác tội phạm gửi đến công an nhân dân cấp huyện nơi người đàn ông đó sinh sống. Nội dung trình báo, tố giác là về hành vi đe dọa giết người. Cơ quan công an sẽ triệu tập người đàn ông kia lên để xác minh sự việc và từ đó xử lý theo đúng quy định pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho quý khách.

Một loạt hành vi đe dọa cùng thời gian đe dọa kéo dài đã khiến quý khách suy nhược về tinh thần và kiệt kệ về ý chí phản kháng. Song sự tổn thương, lo lắng, sợ hãi và chịu dựng từ hành vi đe dọa của người đàn ông đó mà quý khách gánh chịu thì cơ quan công án không thể cảm nhận được nếu quý khách không trình báo. Và quan trong hơn là quý khách phải chỉ ra căn cứ cho sự sợ hãi và căn cứ cho rằng người đàn ông đó sẽ thực hiện giết con mình để công an xác minh chính xác mức độ của hành vi và người đàn ông đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người được quy định tại điều 133 ,

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *