Hành vi đe dọa người khác có kiện được không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi đối diện với hành vi đe dọa người khác, người bị đe dọa đầu tiên nên nghĩ tới là việc trình báo sực việc đối với cơ quan điều tra thuộc công an quận huyện nếu có đầy đủ các bằng chứng, chứng cứ chứng minh người kia sẽ hoặc có thể thực hiện hành vi của mình hoặc khởi kiện ra tòa án:

Mục lục bài viết

1. Hành vi đe dọa người khác có kiện được không ?

Luật Minh Khuê giải đáp thắc mắc về hành vi đe dọa người khác theo quy định của luật hình sự:

Hành vi đe dọa người khác có kiện được không ?

Luật sư tư vấn quy định pháp luật xử lý hành vi đe dọa, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Mức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo :

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

(Văn bản mới: ) quy định:

“Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

() quy định:

“Điều 103. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Thưa luật sư, xin hỏi: Mình có quan hệ tình cảm với người đã có vợ. Nhưng chỉ ở mức độ bình thường. Xong rồi vợ người đó biết, nhắn tin chửi bới mình, rồi em vợ người đó cũng nhắn tin chửi, rồi đăng hình mình lên facebook nói là ăn nằm với trai có vợ. Đe dọa đánh, xúc phạm danh dự nhân phẩm mình trên facebook. Như vậy mình có kiện họ được không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em không biết lý do tại sao, dạo gần đây có ai đó cứ gọi điện thoại và nhắn tin đe dọa sỉ nhục em, nói em giật chồng của người khác. cứ mỗi lần em chặn số điện thoại này, người đó lại dùng số điện thoại khác để làm phiền em. thật sự em đang rất hạnh phúc với bạn trai và em là một người làm ăn đàng hoàng, em không hề có bất kì mối quan hệ không đúng đắn nào cả. em cứ ngỡ vài tuần vài tháng thì người đó sẽ không làm phiền em nữa, nhưng tới thời điểm hiện giờ em vẫn bị làm phiền. em thật sự rất tức giận, mong luật sư cho em xin ý kiến, em phải làm gì ạ? em có nên khởi kiện chủ số điện thoại này không? nếu kiện em nên làm những gì ạ?

=> Bạn có thể làm đơn tố cáo lên công an hoặc khởi kiện dân sự vì người đó có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của bạn. Cùng với đó bạn yêu cầu bồi thường về hành vi này.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có thuê 1 phòng trọ và ở gần được 2 năm , không có hợp đồng. Nhưng sau đó có xích mích với người chủ trọ, và họ nói cho em từ đây đến cuối tháng (khoảng 15 ngày) để chuyển trọ nếu muốn. Và còn khoảng 8 ngày thì em chuyển đi, và nói muốn lấy lại số tiền 8 ngày còn lại, tại chị đó kêu tụi em đi, nhưng chị nói không trả. Sau khi chuyển đi chị đó nói em phải trả tiền điện và wifi, nhưng em không trả, nói trừ vào tiền phòng. Ngày hôm sau, chị nhắn tin nói báo công an, và em đừng hòng làm giấy tạm trú và ở khu vực này (phòng mới của em cũng gần đấy). Mong công ty tư vấn giúp em và liệu nếu lên phường thì có ảnh hưởng đến việc học của em không ạ?

Việc bạn ở trọ 2 năm mà không làm hợp đồng là hành vi vi phạm pháp luật từ phía bên cho thuê nhà trọ. Vì thế việc ở trọ sau đó chuyển đi phải báo trước bao nhiêu ngày, bồi thường như thế nào phụ thuộc vào sự thỏa thuận của 2 bạn. Trường hợp không thỏa thuận được thì cơ quan công an sẽ căn cứ vào việc bù trừ số tiền trọ và tiền điện, nước mạng để xử phạt với hành vi của mỗi bên.

Thưa luật sư, xin hỏi: Bạn tôi hiện giờ đang bị một người đe dọa sẽ bắt cóc xử lý vì cái tội mà hắn cho là xem thường hắn, không quan tâm thương yêu hắn. trường hợp này phải giải quyết như thế nào ạ!

Bạn của bạn có thể tố cáo hành vi đe dọa này lên công an để yêu cầu giải quyết.

Thưa luật sư, xin hỏi: Cháu năm nay 18 tuổi , thời gian vừa rồi cháu có quen biết với một người đàn ông đã có vợ , nhưng sự quen biết chỉ dừng lại ở việc nói chuyện qua lại , chưa hề gặp mặt hay có tư tình gì , sau đó vợ của anh ta biết và đã nhắn tin lăng mạ , hù dọa cháu , chị ta nói rằng chị ta đã phải bay vào chỗ cháu nên nếu cháu muốn chị ta để yên thì phải gửi ngay cho chị ta 1 triệu 300 ngàn đồng để chị ta mua vé máy bay về. còn nếu không đưa chị ta sẽ tới nhà lăng mạ , hạ nhục bố mẹ và gia đình cháu. đòi thuê giang hồ đến gặp cháu , chị ta cho rất nhiều người gửi lời mời kết bạn ở trên mạng với hình thức khủng bố tinh thần cháu. trong trường hợp này hành vi của chị ta đã cấu thành tội chưa và cháu nên làm gì khi tiếp tục bị đe dọa?

=> Nếu hành vi đe dọa của người này không phải là đe dọa giết người thì người này sẽ không phạm tội đe dọa giết người. Tuy nhiên có yêu cầu bạn đưa 1 triệu 3 trăm ngàn đồng nếu không sẽ lăng mạ, hạ nhục,… dùng thủ đoạn với gia đình bạn thì người này có yếu tố cấu thành tội cưỡng doạt tài sản:

“Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”

Xin giúp tôi một mẫu đơn thưa kiện việc chó thả rong gây tai nạn và cắn người, trong hình thức người chủ cố tình thả rong trả thù cá nhân đe dọa tâm lý tôi vô cùng hoang mang và lo lắng.

Bộ luật dân sự quy định:

“Điều 625. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

2. Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Thì bạn có thể làm đơn gửi lên công an yêu cầu người chủ sở hữu con chó này phải bồi thường nếu như con chó này gây thiệt hại.

Thưa luật sư, xin hỏi: Vào tháng này chúng tôi có làm đơn khởi kiện Ông Đ hành vi quấy rối ,đe dọa phá hoại chúng tôi cho công an xã. Sau khi nhận được đơn thì công an đã yêu cầu chúng tôi và ông Đ gặp mặt để hòa giải và viết cam kết. Nhưng sau khi viết cam kết xong thì ông Đ lại lấy nhiều lý do khác để không thực hiện theo như cam kết. Vậy cho tôi hỏi sau khi hòa giải ông Đ đã kí văn bản cam kết (có công an chứng kiến) nhưng lại không thực hiện chúng tôi phải làm như thế nào? Chẳng may sự việc phá hoại của ông ta thực hiện được thì lấy ai bảo vệ chúng tôi?

=> Khi hòa giải rồi mà ông Đ không thực hiện như cam kết thfi bạn lạ làm đơn khởi kiện tiếp và lúc này cơ quan công an hoặc Tòa án sẽ cưỡng chế ông Đ thực hiện bằng pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo nội dung:

2. Khởi kiện khi bị đe dọa được không ?

Xin giấy phép giải đáp các thắc mắc về mức xử phạt với hành vi đe dọa người khác.

Hồ sơ khởi kiện gồm:

– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Mức xử phạt vi phạm hành chính theo :

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

quy định:

“Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Thưa luật sư, Tôi đã có người yêu. Và trước đây có qua lại với 1 người. Và có nhắn tin nhạy cảm qua lại với người đó. Bây giờ khi tôi có người yêu và không muốn qua lại với người đó nữa. Thì người đó đòi gặp và đe dọa nếu không sẽ phát tán tin nhắn nhạy cảm đó để phá hạnh phúc và bôi nhọ danh dự tôi. Tôi phải làm thế nào ạ. Có thể kiện được không ạ?

Thưa luật sư, Em và bạn trai yêu nhau hơn 1 năm. Và em muốn kết thúc mối quan hệ để đến với người khác. Anh ấy liên tục nhắn tin chửi mắng hăm dọa em. Anh ấy có clip quay lại những lúc em và anh ấy quan hệ. Và cả hình ảnh. Anh ấy hay khủng bố tinh thần em bằng những tin nhắn và cuộc gọi. Anh ấy truy cập vào tài khoản facebook của em mà chưa được sự cho phép của em. Em chỉ có tin nhắn làm bằng chứng. Liệu công an họ sẽ xử lý như thế nào? Có làm lớn chuyện hay không?

=> Bạn có thể khởi kiện được đối với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tinh thần của bạn. Tuy nhiên bạn phải có chứng cứ như ảnh chụp của những tin nhắn đe dọa đấy, băng ghi âm, ghi việc anh ta đòi gặp và đe dọa bạn.

Thưa luật sư, Em hiện giờ đã 28 tuổi rồi. Trước đây em từng qua Úc để châm sóc người thân bị bệnh khoảng 3 tháng. Và trong thời gian đó em cũng có quen một người Scotland tên G nhưng đã có quốc tịch Úc rồi. Chúng em thương nhau và cũng đàn có quan hệ với nhau. Xong sau đó một thời gian em quay về nước và chúng em vẫn giữ liên lạc với nhau. Anh ấy nói muốn em chụp ảnh nóng cho anh ấy vì chúng em là người yêu của nhau nên lúc đó em cũng đồng y, sau đó chúng em chia tay. Được một thời gian thì có một tài khoản ten la IJ tự dưng gửi tin nhắn cho em viết bang tiếng anh. Đe dọa em là nếu không chụp hình nóng và gửi cho anh ta thi anh ta sẽ tung ảnh của em cho bạn bè và người thân xem. Em hỏi nhưng G không biên ỊJ là ai. Em block tài khoản đó được một thời gian thì tự dưng IJ gửi hình của em cho Facebook của chì sinh đôi của em. Anh ta nói anh ta chì muốn ảnh nóng của em và chị em thoi.nếu không anh ta sẽ gửi ảnh đến người than và bạn bè của em. Nhưng em sợ nếu các chị em đùng block anh ta luôn thì anh ta sẽ gửi hình cho người khác. Em cũng đã đọc qua các pháp lý đối với trường hợp tương tu rồi nhưng em cần một hướng giải quyết tốt hơn vì anh ta la người nước ngoài

Trường hợp này vì bạn chưa có bằng chứng cụ thể G là IJ nên bạn không thể tố cáo G được. Bạn phải làm đơn trình báo lên cơ quan công an yêu cầu điều tra và làm đơn khởi kiện lên Tòa án quốc tế.

Thưa luật sư, Cháu là nữ năm nay 29 tuổi, cháu muốn hỏi nếu mẹ cháu là người đi vay tiền người ta với lãi suất là 10 triệu/1,5 triệu đến 2,5 triệu/tháng mà bây giờ mẹ cháu không thể trả nổi đã bỏ trốn đi nơi khác sinh sống còn cháu thì vẫn ở lại nơi mẹ cháu vay tiền, mẹ cháu vay có người thì kí giấy tờ tay ban đầu là 10 triệu hoặc 20 triệu nhưng sau thời gian lấy tới lấy lui thì nợ nhìêu lên….thế cho cháu hỏi giấy mẹ cháu kí tay đó có hiệu lực không ạ…nếu mấy người kia làm giả giấy viết tay của mẹ cháu thì cháu phải làm gì ạ? bây giờ người ta đến bắt ép cháu nhận nợ, nếu cháu không nhận thì bị đe dọa đủ thứ đến cuộc sống công việc hằng ngày cháu đang làm, thì cháu nên làm gì để bảo vệ mình và gia đình nhà cháu? họ cho mẹ cháu vay tiền cháu đều không biết.

=> Việc mẹ bạn tự tay kí giấy vay nợ và nếu người ta giả chữ ký của mẹ bạn thì sẽ được xác minh bằng cơ quan giám định chữ viết, giám định chữ ký. Khoản nợ của mẹ bạn là một mình mẹ bạn phải có trách nhiệm, bạn không cần thiết phải kí giấy vay nợ.

Khi người ta đe dọa mẹ bạn và bạn thì bạn nên ghi âm, ghi hình những lần đó để làm bằng chứng về việc xâm phạm danh dự, tinh thần của bạn và mẹ bạn. Ngoài ra, khoản tiền vay với lãi suất quá 1,125%/tháng là quá mức lãi suất tối đa pháp luật quy định. Bạn nên khởi kiện về 2 hành vi này để bảo vệ quyền lợi cho mình. Khi đó, mẹ bạn chỉ phải trả khoản tiền đã vay với mức lãi suất tối đa nhà nước quy định và thêm phần lãi nợ quá hạn (nếu quá hạn).

Thưa luật sư, Cho em hỏi em và bạn gái sắp kết hôn nhưng có người đe dọa sẽ gửi ảnh nóng của cô ấy cho gia đình em. Như thế thì hình thức xử lý nếu bị truy tố sẽ thế nào?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà người đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường dân sự hoặc chịu trách nhiệm hình sự:

“Điều 121. Tội làm nhục người khác ()

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Thưa luật sư, Bạn tôi có vay tôi số tiền là 20 triệu đồng nhưng không viết giấy vay chỉ nhắn tin vay thôi và tôi đã bắn từ tài khoản atm cho vay .nhưng sau khi vay một thời gian anh ta tắt máy gọi không nghe. Anh ta còn đe dọa tôi . Tôi có thể kiện anh ta được không ạ?

Bạn có thể khởi kiện anh ta về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của bạn:

“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ()

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo nội dung sau:

3. Khởi kiện vì tội vu khống và đe dọa giết người ?

Kính gửi luật sư, Em và chồng em đang trong thời gian chờ tòa giải quyết ly hôn. Trong thời gian này em có chung sống với một anh. Nhưng trong thời gian chung sống em không hề lấy một đồng nào của anh đấy nhưng bố mẹ anh đấy đã lên nhà em và nói em lấy của anh đấy 20.000.000 và đe dọa sẽ đánh em chết nếu gặp em.

Còn vấn đề anh đấy bảo em.. Nếu bố mẹ anh đấy nói như vậy em có thể kiện vì em không được lấy. Vậy luật sư cho em hỏi em có thể kiện được không ạ.

Người gửi : P.T.T

– P.T.T

Khởi kiện vì tội vu khống và đe dọa giết người ?

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại Điều 133 sửa đổi bổ sung

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Trường hợp này cần cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan công an để cơ quan điều tra làm rõ vụ việc.

Nếu bạn không làm việc này, mà hoàn toàn do bố mẹ anh kia bịa đặt lên, khi tra hỏi mà đúng sự thật thì bô mẹ anh ấy có thể phải chịu tội hình sự

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Vì động cơ đê hèn;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, khi có yêu cầu làm rõ vụ việc, bạn hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện lại về tội vu khống.

Với trường hợp của bạn, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và sự an toàn cho bản thân mình, bạn cần làm đơn tố cáo hành vi vi phạm của kẻ đe dọa tới cơ quan điều tra công an quận, huyện. Tham khảo thêm một số quy định tại và

Trong trường hợp có đủ cơ sở xử lý về hình sự, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với người vi phạm. Nếu vi phạm có dấu hiệu phạm tội hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan công an ra quyết định xử phạt hành chính đồng thời áp dụng một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật buộc người vi phạm chấm dứt hành vi.

Để có chứng cứ nộp kèm theo đơn tố cáo, người nhận tin nhắn cần cung cấp cho cơ quan điều tra các tin nhắn đe dọa khủng bố tinh thần, các biên bản làm việc của công an xã, phường về việc kẻ đe dọa. Ngoài ra, nạn nhân có thể cung cấp cho cơ quan điều tra lời khai của các nhân chứng để cơ quan điều tra có thêm thông tin khi giải quyết vụ việc.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Hướng dẫn làm đơn kiện về tội đe dọa giết người thì cần làm gì ?

Thưa luật sư, Tôi bị người hàng xóm đe dọa giết và thuê người giết bằng tai nạn giao thông đã nhiều lần. Tôi đã làm đơn lên công an phương nhưng không thấy hồi âm. Anh ta còn tiếp tục đe dọa và nhổ nước bọt vào mặt tôi. Nay tôi muốn làm đơn kiện về tội đe dọa giết người thì cần làm gì ? Mong được tư vấn.

Luật sư tư vấn:

Điều 103 (); văn bản mới: quy định về tội đe dọa giết người:

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người:

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

+ Có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (bị giết chết).

Ví dụ: Đe doạ người khác nhiều lần bằng lời nói là sẽ giết chết họ.

Hành vi này được thể hiện bằng trực tiếp (như bằng lời nói trước mặt, nói trực tiếp với người bị đe doạ) hoặc bằng gián tiếp (như qua thư, qua điện thoại hoặc nhắn qua người khác).

+ Có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.

Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau:

– Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe doạ.

– Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe doạ, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe doạ với người bị đe doạ.

– Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe doạ sau khi bị đe doạ.

– Số lần đe doạ và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe doạ.

Lưu ý: Người có hành vi đe doạ giết người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xác định được căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ thực sự là việc đe doạ hoàn toàn có khả năng sẽ được thực hiện, đây là dấu hiệu bắt buộc của tội này.

+ Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa tội đe doạ giết người (phạm tội chưa đạt) với tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị là sự công khai hoặc không công khai hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác, cả hai tội nêu trên tội phạm đều chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi giết người.

Tuy nhiên, ở tội đe doạ giết người thì người phạm tội cố ý để cho người bị hại hoặc người khác biết và tin rằng người đó sẽ thực hiện lòi đe doạ giết. Còn ở trường hợp giết người chưa đạt (Điều 93), thông thường người phạm tội thực hiện việc chuẩn bị phạm tội một cách lén lút, bí mật. Mặt khác, mục đích đe dọa của tội này khác với mục đích giết người của tội giết người.

Khách thể:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

Lưu ý:

Trường hợp đe doạ giết người mà có động cơ mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị đe doạ thì không cấu thành tội này. Trong trường hợp này người có hành vi đe doạ giết người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

Chủ thể:

Chủ thể của tội đe doạ giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: về hình phạt.

Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

a) Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

b) Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng trong trường hợp phạm tội đe doạ giết người thuộc một trong các trường hợp sau:

– Đối với nhiều người (từ hai người trở lên)

– Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (xem giải thích tương tự ở tội giết người).

– Đối với trẻ em (tức là người dưới mười sáu tuổi)

– Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác (Tội phạm khác là tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện hoặc đang thực hiện).

=> Bạn có thể làm đơn tố cáo lên công an hoặc vì người đó có hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của bạn. Cùng với đó bạn yêu cầu bồi thường về hành vi này. Trân trọng./.

5. Vay tiền chưa có điều kiện trả nhưng bị đe dọa cả gia đình thì có nên báo công an không ?

Em chào luật sư, Cách đây 2 năm, có 1 người quen và tán tỉnh Em. Em cũng chỉ đi dạo cùng 1 lần nhưng thấy người đó có các hành vi không tôn trọng em nên Em từ chối các lần hẹn sau. Có 1 lần Em cần tiền thì Em có hỏi mượn người đó 5 triệu. Nhưng họ chỉ có 3 triệu cho vay. Việc vay mượn qua tin nhắn điện thoại và không tính lãi.

Họ có nói là khi nào có thì trả họ. Em cũng cảm ơn vì em đang là sinh viên chưa đi làm nên chưa trả lại họ được. Vì Em từ chối không chấp nhận tình cảm nên họ quay lại đòi tiền em. Liên tục dùng các số lạ để đòi nợ và đe dọa em. Em có bảo là khi nào em có tiền em sẽ chủ động liên hệ để trả, và chưa bao giờ nói là em không trả cả. Nhưng họ đe dọa em và bảo sẽ lên nhà em để đòi bố mẹ em. Không đòi được thì lấy đồ ngang giá trị. Sau đó trong lúc e đang bực tức thì có nói là :

“đây là chuyện của 2 người, không liên quan đến gia đình nên đừng có lên nhà tôi gây chuyện, anh có thể lấy được số tiền anh cho tôi vay từ bố mẹ tôi nhưng anh sẽ mất gấp bao nhiêu lần thì tôi không biết”.

Thì sau đó họ nhắn tin đe dọa lên đạp phá nhà cửa bố mẹ em. Giờ em phải làm sao ạ ?

Mong được luật sư tư vấn giúp e càng sớm càng tốt ạ.

Vay tiền chưa có điều kiện trả nhưng bị đe dọa cả gia đình thì có nên báo công an không ?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn cho công ty Xin giấy phép. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề bạn vay tiền nhưng chưa trả được nên chủ nợ đòi đến nhà lấy đồ ngang giá trị.

Việc bạn vay nợ nhưng chưa trả được, chủ nợ hoàn toàn có quyền khởi kiện dân sự để yêu cầu Tòa án buộc bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu bạn không có tiền để trả nợ thì mới xảy ra phương án là kê biên tài sản để trả nợ. Tài sản của bạn có bị kê biên hay không là theo phán quyết của Tòa án.

Pháp luật hiện hành không cho phép việc cá nhân chủ nợ tự ý “giữ” hay chiếm đoạt tài sản của người khác nhằm mục đích buộc họ trả tiền (trả nợ) cho mình. Cụ thể, Điều 135 Bộ luật Hình sự năm 2009 quy định như sau:

Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015)

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp, nếu chủ nợ của bạn tìm tới tận nhà bạn và có hành vi tự ý “lấy tài sản có giá trị tương đương” để trừ nợ thì bạn có quyền tố cáo hành vi của người này ra cơ quan công an về tội Cưỡng đoạt tài sản.

Thứ hai, đối với việc chủ nợ đe dọa đập phá nhà bạn

Điều 143 Bộ luật Hình sự quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 (tham khảo )) như sau:

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Nếu việc chủ nợ nhắn tin đe dọa gây ảnh hưởng đến cuộc sống, đe dọa tới tính mạng và an nguy của gia đình thì bạn hoàn toàn có thể sao chụp lại những tin nhắn đe dọa để làm chứng cứ tố cáo với cơ quan công an về hành vi của người chủ nợ này để bảo vệ bản thân và gia đình bạn.

Ngoài việc phải chịu hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội – tức chủ nợ của bạn còn có thể bị buộc phải bồi thường do thiệt hại mà mình gây ra (nếu họ thực sự tới đập phá nhà bạn) theo quy định của .

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Bị đe dọa kiện khi đã trót quan hệ với con gái trên 16 tuổi ?

Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Tôi năm nay 25 tuổi. Tôi có quen 1 người vào năm 2010. Lúc ấy cô ấy trên 16 tuổi. Chúng tôi đã quan hệ với nhau và cả hai cùng tự nguyện. Sau một thời gian, chúng tôi chia tay và tôi sang nước ngoài học tập.

Cách đây 1 năm tôi và cô ấy có quay lại với nhau. Trong khoảng thời gian này tôi có cho cô ấy mượn một số tiền để làm ăn. Không có giấy tờ chứng minh, chỉ còn lưu lại một số cuộc nói chuyện giữa tôi và cô ấy trên mạng. Hiện nay tôi muốn cô ấy trả lại số tiền ấy. Cô ấy không trả, tôi nói nếu không trả tôi sẽ kiện cô ấy thì cô ấy hâm doạ là nếu tôi kiện thì cô ấy sẽ kiện ngược lại tôi về tội quan hệ với cô ấy khi chưa đủ 18 tuổi và cô ấy ấy không hề tự nguyện (sự thật thì tôi và cô ấy tự nguyện). Nếu tôi khởi kiện thì cô ấy sẽ cấu thành tội gì và về chuyện cô ấy nói sẽ thưa kiện ngược lại tôi thì sẽ như thế nào. Tôi có bị khép tội hay không?

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người gửi: Tni

Độ tuổi quan hệ tình dục hợp pháp?

Độ tuổi được phép quan hệ hợp pháp – ảnh minh họa

Trả lời:

Nếu anh khởi kiện cô gái đó thì chưa đủ cơ sở cấu thành tội phạm vì: Số tiền vay không rõ là bao nhiêu, cuộc nói chuyện giữa hai bên chưa thể coi là chứng cứ giao dịch giữa hai người, vì cuộc nói chuyện trên mạng chưa đủ căn cứ để khẳng định là chứng cứ hay không.

Còn bên cô gái có khởi kiện lại anh vì quan hệ tình dục giữa hai người và bằng chứng anh quan hệ với cô ấy mà cô ấy không tự nguyện, bị ép buộc hoặc trong tình trạng không thể tự vệ được nạn nhân thì anh sẽ bị xử lý hình sự theo tội hiếp dâm quy định tại Điều 112 . Nếu cô ấy tự nguyện thì độ tuổi trên 16 tuổi khi quan hệ tình dục sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật hình sự.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *