Hành vi cố ý gây thương tích có thể bị phạt tù với mức cao nhất là chung thân

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mức phạt cao nhất đối với hành vi cố ý gây thương tích là bao nhiều năm tù giam ? Gây thương tích với tỷ lệ thương tật như thế nào thì bị phạt tù ? Luật sư tư vấn và giải đáp những câu hỏi pháp lý liên quan đến tội danh cố ý gây thương tích:

Mục lục bài viết

1. Hành vi cố ý gây thương tích có thể bị phạt tù với mức cao nhất là tù chung thân

Thưa Luật sư. Tôi muốn được hỏi Luật sư một vụ việc như sau: Em tôi đi ăn cưới có xích mích và đánh nhau với một nhóm người trong đám cưới đó. Sự việc đánh nhau chỉ dừng lại khi có sự can thiệp của công an.

Vụ ẩu đả khiến một người tử vong tại chỗ, 1 người khác tử vong tại bệnh viện và khiến nhiều người bị thương nặng, nhiều tài sản của gia đình bị hư hỏng nặng. Vụ việc đang được công an tiếp tục điều tra làm rõ, nhưng tôi muốn hỏi hình phạt cao nhất đối với trường hợp tôi nêu ở trên là như thế nào?

Xin cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

1. Dấu hiệu của tội phạm:

Theo quy định của pháp Luật để cấu thành tội phạm phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu về tội phạm, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hành vi vi phạm tội này có đầy đủ các dấu hiệu sau:

+ Khách thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác:

Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ, bị kẻ phạm tội xâm phạm.

+ Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác:

Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

+ Chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác:

Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

+ Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác:

Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

2. Truy tố trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác:

Người nào có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà có đầy đủ các dấu hiệu nêu trên thì sẽ bị truy tố theo điều 134, :

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

3. Mức phạt cao nhất đối với tội cố ý thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+) Làm chết 02 người trở lên;

+) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

+) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Như vậy đối với trường hợp của bạn nêu ở trên có 2 người tử vong, nhiều người bị thương tích và nhiều đồ đạc bị hỏng thì rất có thể sẽ bị truy tố mức cao nhất là ” chung thân “. Điều này phụ thuộc vào quá trình điều tra của công an điều tra xác định được đối tượng gây cho người khác tử vong và thương tích.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

2. Tư vấn tội ?

Thưa Công ty Xin giấy phép, em có câu hỏi muốn được tư vấn: Hiện tại em trai em đang dính líu tới một vụ án đánh người. Em trai em đang học năm thứ hai đại học, bố mẹ ở quê. Vụ việc như sau: Em trai em tên Thái, một bạn đánh cùng tên Chung bạn bị hại tên An. Ba bạn cùng lớp Do mâu thuẫn giữa Chung và An hai bạn này đã đánh nhau trong trường.

Em Thái chơi với Chung nên khi hai bạn đánh nhau thì đã vào can và đánh em An mấy cái, nhưng sau đó em Chung lại quay lại đánh em An đến lỗi rách môi. Gia đình em An làm đơn kiện, sau đó Thái và Chung bị bắt đến đồn công An và bị giam lại. Tối hôm bắt đó bố em Chung là tìm mọi cách để đưa hai em này về nhà vì ngày mai hai em còn phải đi thi. Em cũng đã lên thăm hỏi gia đình bị hại và cũng đã bồi thường tiền viện phí cho gia đình bị hại đồng thời cũng đã xin lỗi. Hôm công an gọi làm việc chỉ có gia đình em Chung và gia đình bị hại.

Vì lý do con nhỏ em không đến được lên họ không gọi cho em. Bố em chung cũng đã nói với bố em An như vậy. Nên tiền viện phí chú ấy sẽ thay mặt trả và làm cam đoan hôm đó em ko biết. Vụ việc em tưởng đã xong như hôm qua công an lại gọi về công an xã ở quê em là làm hồ sơ và tội của em Thái là tội cố ý đánh người gây thương tích. Em không biết vụ việc sẽ đi đến đâu và phía công an họ giải quyết thế nào? Vậy kính mong LUẬT SƯ tư vấn giúp em về vụ việc này.

Em xin chân thành cảm ơn !

>> :

Trả lời:

Thứ nhất, trong trường hợp này, em bạn được coi là đồng phạm cùng gây thương tích cho bên bị hại căn cứ theo khoản 1 Điều 20 : ” Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”

Thứ hai, công an xã làm hồ sơ xác nhận em bạn tội cố ý gây thương tích là có căn cứ và có thể bị xử lý theo Điều 104 tùy từng mức độ thương tật:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Tội đánh người gây thương tích ?

Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi muốn được tư vấn như sau: Vì cho rằng ông nguyễn văn A ép xe của mình nên Nguyễn Văn B và A đã xãy ra cãi vã và dẫn đến đánh nhau.khi đánh thì Nguyễn Văn B nhặt cây gỗ bên hàng rào đánh Nguyễn Văn A nhưng B bị A giật được cây và đánh lại B. Tỹ lệ thương tật của Nguyễn Văn B dưới 11%.

Vậy hỏi luật sư trường hợp trên thì Nguyễn Văn A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?cây gỗ Nguyễn Văn A giật được của Nguyễn Văn B đang cầm thì có coi là hung khí nguy hiểm không ạ!

Xin chân thành cảm ơn!

Tội đánh người gây thương tích ?

gọi:

Trả lời:

Theo điều 104, quy định:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình e) Có tổ chức

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân

Tại mục 3.1 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP đã hướng dẫn như sau: “Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao vể cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Như vậy, hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm, trong đó:

– Vũ khí theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ gồm:

+) Vũ khí quân dụng gồm:

a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;

c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;

d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.

+) Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

+) Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.

+) Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

+) Các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự: là loại vũ khí khi sử dụng có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ đối với con người, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể.

– Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

+ Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…

+ Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…

+ Về vật có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…

Theo đó cây gỗ( gậy cứng) được coi là hung khí nguy hiểm và Nguyễn Văn A phải chịu trách nhiệm hình sự về tối có ý gây thương tích cho người khác theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Đánh người gây thương tích thế nào thì bị đi tù ?

Chào luật sư. Tôi xin trình bày sự việc là như thế này. Vừa qua, anh trai tôi khi đang ngồi uống cà phê cùng 1 người bạn trong quán thì có 1 anh (cũng quen biết) mời vào nhậu. Trong lúc nhậu có xảy ra xích mích thì anh trai tôi và anh đó có đánh nhau, sau khi đánh nhau xong thì anh trai tôi đi về nhà ngủ, lúc này thì anh kia có cùng người nhà qua nhà tôi đập cửa chửi bới. Vì quá bức xúc anh tôi có cầm dao chạy ra ngoài đường thì thấy anh ta, lúc này 2 bên xô xát thì có gây cho anh ta chấn thương – bị đứt gân tay(tôi chưa biết tỉ lệ vết thương có quá 11% không) sau đó thì anh tôi về nhà ngủ. Anh kia đi viện và gia đình tôi có xuống xin lỗi và hổ trợ phí điều trị (phí ăn uống) và có báo là sau khi ra viện gia đình tôi sẽ trả toàn bộ viện phí. Sau khi ra viện anh kia đòi gia đình phí bồi thường là 50 triệu nhưng anh tôi không đồng ý vì anh tôi là 1 kĩ sư, chưa có tiền án.

Và anh kia là 1 người ngề nghiệp chưa ổn định, lại có tiền án là đánh người gây thương tích. Xin luật sư cho tôi hỏi, vấn đề này nếu ra toà thì anh tôi bị tội như thế nào, bù đắp thiệt hại ra sao, có đi tù hay không ?

Mong sớm nhận trả lời từ luật sư.

Đánh người gây thương tích thế nào thì bị đi tù ?

Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi:

Trả lời:

hiện hành quy định về tội cố ý gây thương tích như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Có thể thấy với trường hợp được coi là cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích tùy thuộc vào việc xác định tỷ lệ thương tật phải từ 11% trở lên. Hoặc dưới 11% nhưng thuộc vào 10 trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 104.

Ở trường hợp của anh trai bạn đã sử dụng dao làm phương tiện gây nên thương tích cho người kia. Dù thương tật được xác định dưới 11% nhưng với việc sử dụng dao – được quy định là hung khí nguy hiểm thì anh bạn vẫn có thể bị xử lý hình sự. Nếu thương tật dưới 11% thì anh bạn đã vi phạm theo điểm a, khoản 1, Điều 104. Người phạm tội theo Điều khoản này có thể bị bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Hoặc nếu tỷ lệ thương tật được xác định là từ 31% trở lên thì anh trai bạn có thể bị xử lý theo các khoản còn lại của Điều 104 là:

“2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Sử dụng hung khí đánh người gây thương tích bị phạt thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Ngày mùng 2 tết cháu của tôi do uống rượu nên có xung đột với thanh niên hàng xóm đã dùng dao chém vào khửu tay trái người khác phải khâu đến 16 mũi gây đứt mạch máu nhỏ hiện nay đang nằm viện, bên bị hại yêu cầu phải bồi thường bằng tiền mặt là 40 triệu đồng. vậy xin được tư vấn theo quy định của luật mức bồi thường đó có hợp lý không ?

Cảm ơn!

>>

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo điểm a khoản 4 điều 5

Điều 5: Vi phạm quy định về trật tự công cộng:

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;”

Như vậy, việc sử dụng vũ khí thô sơ gây mất trật tự công cộng sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ. Do thông tin anh cung cấp chưa được cụ thể về tỷ lệ thương tật của nạn nhân, do vậy nếu tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 30% sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáng tháng đến ba năm.

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;”

Do vậy, việc người nhà của người bị hại yêu cầu bồi thường tiền mặt là không có căn cứ cụ thể cho hành vi cố ý gây thương tích cho người khác và gây rối trật tự công cộng có sử dụng vũ khí thô sơ.

>> Bài viết tham khảo thêm:

6. Có phải tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích ?

Chào Xin giấy phép. Tôi có câu hỏi muốn được tư vấn: 21h Ngày 10. 4. 2014, tại phường X, Trần Văn M đến nhà Q, đợi cho Q đi ngủ rồi bí mật cắt khóa mở cửa. Sau khi lọt vào nhà, M đi các phòng ở tầng 1 tìm kiếm tài sản. M phá tủ và lấy được 10 triệu đồng. Sau đó, M lên tầng 3 vào một phòng khác thì bất ngờ gặp P (là người nhà của Q mới ở quê lên chơi). P chưa kịp phản ứng gì đã bị M dùng một tay bịt chặt mồm và tay kia với chiếc bình hoa bằng thủy tinh gần đó phang mạnh vào đầu.

Sau khi P ngã xuống đất, M lục túi quần P lấy 1 điện thoại di động (trị giá 15 triệu đồng) giấu vào người rồi ra ngoài tẩu thoát. Q do say rượu ngủ say đến 12 đêm mởi tỉnh giấc biết sự việc xảy ra và đưa P đi cấp cứu. P bị tổn hại sức khỏe, tỷ lệ thương tật 35%.

Hỏi:

1. Định tội danh và xác định khung hình phạt đối với các hành vi đã thực hiện của M ?

2. Hãy xác định các dấu hiệu khách quan của tội phạm có trong tình huống nêu trên?

3. Nếu M bị xét xử về nhiều tội mà Tòa án chỉ áp dụng phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với M là bao nhiêu năm tù?

Cảm ơn!

Có phải tội trộm cắp tài sản và cố ý gây thương tích ?

Luật sư tư vấn

Theo quy định tại Điều 138 thì:

“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Theo như quy định của pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản, thì một hành vi bị coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này như sau:

1. Chủ thể

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 138 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

– Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 138 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Trong tình huống mà bạn nêu, hành vi của M thực hiện là chiếm đoạt số tiền 10 triệu đồng, hành vi này được quy định tại khoản 1 Điều 138 điều luật. Đối với trường hợp này, M sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi M đủ 16 tuổi. Vì bạn không nêu rõ độ tuổi của M khi M thực hiện hành vi nên để tư vấn cho bạn, chúng tôi thừa nhận M đã đủ 16 tuổi trong trường hợp này.

2. Khách thể:

Xâm phạm quan hệ sở hữu

Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác. Trong trường hợp này, sau khi trộm cắp tài sản, M có gặp P. Và sau đó có hành vi dùng vũ lực với P và chiếm đoạt tài sản, hành vi này đủ điều kiện để cấu thành tội phạm khác theo quy định của pháp luật.

3. Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết. Ở đây, M đã lợi dụng lúc Q (chủ nhà) đang ngủ để lẻn vào, lén lút cạy tủ và chiếm đoạt số tiền 10 triệu đồng.

– Có hậu quả xảy ra là tài sản bị chiếm đoạt thuộc một trong các trường hợp:

+) Với nhưng tài sản nhỏ, dễ cất giấu, chỉ cần đưa tài sản ra khỏi vị trí cất giữ ban đầu: với số tiền 10 triệu đồng thì được coi là dễ cất giấu, chỉ cần đưa số tiền trên ra khỏi nơi cất giữ thì đã bị coi là tội phạm đã hoàn thành

+) Với tài sản không có nơi cất giữ riêng, người phạm tội phải đưa tài sản đó ra khỏi địa bàn (địa điểm phạm tội) thì tội mới hoàn thành.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

– Lỗi cố ý: M đã thực hiện tội phạm trên với lỗi cố ý. Muốn chiếm đoạt số tiền trên và mong muốn hậu quả người chủ sở hữu bị xâm phạm quyền sở hữu xảy ra.

– Mục đích chiếm đoạt tài sản (dấu hiệu bắt buộc): M đã có ý định chiếm đoạt tài sản với số tiền là 10 triệu như trên, mục đích chiếm đoạt đã hình thành từ lúc M bắt đầu thực hiện tội phạm của mình.

Dựa trên những phân tích trên, có thể thấy, M phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự, và hình phạt đối với hành vi này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

* Đối với hành vi mà M thực hiện với P:

Khi M lên tầng 3 vào một phòng khác thì bất ngờ gặp P (là người nhà của Q mới ở quê lên chơi). P chưa kịp phản ứng gì đã bị M dùng một tay bịt chặt mồm và tay kia với chiếc bình hoa bằng thủy tinh gần đó phang mạnh vào đầu. Sau khi P ngã xuống đất, M lục túi quần P lấy 1 điện thoại di động (trị giá 15 triệu đồng) giấu vào người rồi ra ngoài tẩu thoát.

Như vậy, khi M gặp P, M đã lập tức có ngay hành vi dùng vũ lực với P và sau đó chiếm đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự thì:

“Điều 133. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.”

Theo quy định của điều luật trên, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đầy đủ các cấu thành tội phạm như sau:

1. Chủ thể

Người đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (từ đủ 14 tuổi trở lên, không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình).m Như chúng tôi đã phân tích ở trên, vì bạn không mô tả rõ về độ tuổi của M lúc này, nên chúng tôi xem như M đủ độ tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự (với trường hợp này chỉ cần từ 14 tuổi M đã phải chịu trách nhiệm hình sự)

2. Khách thể

– Các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân.

– Khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua đó người phạm tội xâm phạm khách thể là quan hệ tài sản.

Trong tình huống mà bạn nêu, M đã có hành vi xâm phạm nhân thân trước, tức là đã có hành vi dùng vũ lực với P, cụ thể là dùng tay bịt mồm và dùng lọ thủy tinh đập mạnh vào đầu P, gây ra tỉ lệ thương tật cho P là 35%. Sau đó, M mới lục túi P và chiếm đoạt chiếc điện thoại có giá trị 15 triệu đồng

3. Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém….) để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.

– Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì hành động vũ lực sẽ được thực hiện ngay (như dí dao vào cổ đe dọa người bị hại giao nộp tài sản nếu không sẽ bị đâm).

Trong tình huống trên, có thể thấy, ngay sau khi M nhìn thấy P, và P chưa kịp phản ứng gì thì M đã dùng tay bịt mồm P, và sau đó dùng lọ thủy tinh đánh vào đầu P rất mạnh, gây ra thương tật cho P tời 35%. Như vậy, đây là hành vi dùng vũ lực của M, đã dùng sức mạnh vật chất để tác động vào cơ thể nạn nhân để chiếm đoạt chiếc điện thoại di động

* Hậu quả của tội phạm

– Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm

– Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cần phân biệt các trường hợp:

+ Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu bị hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.

Trong trường hợp mà bạn mô tả, M thực hiện hành vi dùng vũ lực với P và gây ra thiệt hại về sức khỏe cho P với tỉ lệ thương tậ là 35%. Đủ điều kiện về mặt khách quan của tội phạm này

4. Mặt chủ quan của tội phạm

– Lỗi cố ý: M thực hiện hành vi trên với lỗi cố ý, tức là, ngay sau khi nhìn thấy P, M đã cố ý thực hiện hành vi dùng vũ lực và chiếm đoạt tài sản trên mà không phải do có bất kỳ sự thúc giục hay thúc ép nào khác.

– Mục đích chiếm đoạt tài sản

Như vậy, qua những phân tích ở trên, hành vi mà M thực hiện đối với P đủ điều kiện cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 133 Bộ luật hình sự năm 1999. Theo đó, mức hình phạt đối với hành vi này là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Như vậy, nếu Tòa án xét xử M với hai tội phạm như chúng tôi đã phân tích ở trên thì lúc này việc tổng hợp hình phạt được thực hiện dựa trên nguyên tắc được quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999. Theo đó:

“Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính :

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.”

Như vậy, hình phạt mà Tòa án có thể áp dụng cao nhất khi tổng hợp hình phạt đối với hành vi phạm tội của M là: cao nhất là 3 năm đối với tội trộm cắp tài sản + cao nhất là 20 năm đối với tội cướp tài sản. Như vậy, tổng mức hình phạt tù cao nhất lúc này của M có thể là 23 năm tù giam.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

Trân trọng ./.

Bộ phận Tư vấn Luật Hình sự

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *