Góp ý Luật Tiếp cận thông tin

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật tiếp cận thông tin là một văn bản quan trọng, cụ thể hoá một phần quyền cơ bản của công dân – quyền tự do thông tin. Tuy nhiên, đây là lần đầu chúng ta xây dựng một luật về vấn đề này nên không thể tránh khỏi những khó khăn…

Tên gọi: Chưa thật bao quát

Nếu đây là văn bản luật được ban hành nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 1992 (được sửa đổi năm 2001) về quyền được thông tin của công dân thì tên gọi dự luật này không phản ánh hết ý nghĩa của quyền này và như vậy, đương nhiên nội dung và phạm vi điều chỉnh sẽ bị thu hẹp lại.

Quyền được thông tin phải bao gồm cả quyền được biết thông tin và quyền được tạo ra thông tin. Tất nhiên, các quyền này có giới hạn và phải gắn với những nghĩa vụ và bảo đảm nhất định. Quyền được biết thông tin gắn liền với quyền được cung cấp thông tin được đảm bảo bởi các chủ thể có trách nhiệm, còn quyền được tạo ra thông tin lại gắn với bản thân mỗi công dân và các chủ thể khác.

Nếu dự luật để tên như vậy thì thiếu nội dung thứ hai và quyền cơ bản của công dân không được cụ thể hóa một cách đầy đủ. Nếu thể hiện được cả nội dung thứ hai này thì ý nghĩa của nó chính là sự thể hiện tính tích cực chính trị của công dân, đặc biệt trong việc xây dựng chính sách pháp luật, đồng thời liên quan gần gũi với hoạt động phản biện xã hội.

>> –

Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh

Về phạm vi điều chỉnh, nếu như dự luật có sự tiếp nhận ý kiến trên, phạm vi điều chỉnh của luật phải được mở rộng ra khá nhiều. Đó chính là những quan hệ xã hội xảy ra trong các hoạt động tạo ra thông tin và phổ biến thông tin. Luật là để điều chỉnh quan hệ xã hội biểu hiện thông qua hành vi của con người nên dự luật “quy  định về thông tin được tiếp cận, …hình thức tiếp cận thông tin…” là không hợp lý.

Nên chăng có thể chỉnh lại là: “luật này xác định các loại thông tin mà công dân, cơ quan, tổ chức được tiếp cận…” và “quy định hình thức công bố thông tin”. Thông tin là cái đã có nên luật không quy định mà chỉ xác định thông tin nào thuộc đối tượng mà cá nhân, tổ chức… tiếp cận. Mặt khác, hình thức tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức… không phụ thuộc vào quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cũng không nên dùng cụm từ “điều chỉnh thông tin thuộc bí mật…” mà thay bằng cụm từ “điều chỉnh hoạt động cung cấp và tiếp cận thông tin…”

Và một số bổ sung khác

Mặt khác, về đối tượng (chủ thể) được tiếp cận thông tin, đây là quy định nên có vì đã xác định chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin thì cũng phải quy định về loại chủ thể này, trong khi đó dự luật chưa xác định. Quyền của chủ thể theo quy định của pháp luật phải gắn với chủ thể nhất định. Đó là công dân, là các cơ quan, tổ chức hoạt động với tư cách là đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam (không thể áp dụng cho cá nhân hay tổ chức nước ngoài…).

Thông tin được tiếp cận (Điều 4) và chưa được tiếp cận (Điều5). Đây là hai loại thông tin có quan hệ với nhau. Thông tin trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nên được xác định thuộc thông tin được tiếp cận theo quy định của pháp luật tố tụng. Quy định như vậy sẽ tránh sự chồng chéo với Bộ luật tố tụng hình sự. “Thông tin đang trong quá trình soạn thảo” là thông tin rất cần được tiếp cận, nhất là khi nó phục vụ cho hoạt động phản biện xã hội nên phải đưa vào danh mục thông tin được tiếp cận và kèm theo điều kiện “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Rất hy vọng, việc sớm hoàn thiện và thông qua Luật Tiếp cận thông tin trong một tương lai gần sẽ góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta./.

Th.s Bùi Xuân Phái
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam

(: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

———————————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *