Giết người nhưng chưa có thiệt hại về người có phải chịu trách nhiệm hình sự ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi giết người không đạt thì bị xử phạt như thế nào ? Mức hình phạt của luật hình sự đối với hành vi giết người theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số vấn đề pháp lý về mức phạt với tội giết người:

Mục lục bài viết

1. chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự ?

Thưa luật sư vừa rồi có anh A đã có hành vi dùng chai bia ném vào nhà tôi, đi xe ô tô đâm vào nhà tôi và đe dọa sẽ giết tôi. Sau đó anh ta dùng xăng đổ vào nhà tôi và châm lửa đốt nhưng do được mọi người ôm vào ngăn cản nên anh ta chưa châm được lửa để đốt nhà tôi và giết tôi.

Sau khi cơ quan công an làm việc thì chỉ kết luận là chưa đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm và chỉ bị xử phạt hành chính thôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi cơ quan công an làm vậy có đúng không? Tôi muốn anh này phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mong nhận được hồi âm từ phía Luật sư. Kính chúc Luật sư sức khỏe.

Trả lời:

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì anh A đã có hành vi dùng chai bia ném vào nhà bạn, đi xe ô tô đâm vào nhà bạn và đe dọa sẽ giết bạn. Sau đó anh ta dùng xăng dổ vào nhà bạn và châm lửa đốt nhưng do được mọi người ôm vào ngăn cản nên anh ta chưa châm được lửa để đốt nhà bạn và giết bạn. Như vậy từ thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy hành vi của anh A muốn phá hoại tài sản và muốn giết bạn. Theo quy định của Điều 5 có quy định:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng… …

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác….”

Vì vậy hành vi của anh A có thể bị xử phạt hành chính theo quy định trên. Ngoài ra nếu có đủ căn cứ để truy cứ trách nhiệm hình sự thì anh A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của , như sau:

“Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy anh A có những hành vi như vậy và dùng xăng tưới vào nhà anh với mục đích là để giết anh nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra là do đã có mọi người can ngăn nên chưa sảy ra hậu quả chết người. Vì vậy có thể xem xét đến trường hợp phạm tội chưa đạt theo ,

Điều 15. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”

Về việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt có quy định tại Điều 57

“Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”

Vì vậy bạn có thể yêu cầu cơ quan công an làm rõ về hành vi của anh A với mục đích là giết người. Tuy nhiên chưa có thiệt hại về người là do có người ngăn cản nằm ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội.

Ngoài ra nếu như có gây thiệt hại cho nhà anh mà có đủ căn cứ thì anh A có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 143 BLHS như sau:

“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này, chưa được mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Tài sản là bảo vật quốc gia;

d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Để che giấu tội phạm khác;

e) Vì lý do công vụ của người bị hại;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2. Mức phạt cao nhất đối với ?

Kính thưa luật sư! Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp: Tôi có một anh trai năm nay 46 tuổi. Trước hôm 30/4 vừa qua con trai anh ấy 9 tuổi đi học và có đánh nhau với một bạn cùng lớp và vợ anh trai tôi với một chị là mẹ cháu kia có cãi nhau về việc đánh nhau của hai cháu.

Đến chiều tối hôm sau khi vợ chồng anh trai tôi từ bên nhà tôi chơi về đến nhà anh ấy thì cha của cháu bé kia có đến tìm trong trạng thái say rượu và nói là có đến tìm anh trai tôi 2,3 lần để hỏi về việc đánh nhau của hai cháu. Anh trai tôi thấy anh kia đã say nên có bảo anh đó về đi có gì ngày mai uống cafe rồi nói chuỵên. Trong lúc đang nói chuyện thì anh kia chạy xe về, một lúc sau chạy xe lại trên tay có cầm hung khí và bảo với anh trai tôi là phải giải quyết ngay hôm nay. Trong lúc cự cãi thì anh kia có đập vỡ đèn và mái tôn nhà anh tôi. Lúc đó thì hai bên có xảy ra đánh nhau anh tôi lỡ tay chém chết anh đó, anh tôi bị gãy chân và cũng có nhiều vết đánh trên người, sau đó anh tôi cũng đã đầu thú với công an.

Vậy thưa luật sư trong trường hợp như anh tôi cao nhất là phải chịu hình phạt bao nhiêu và có tình tiết nào được giảm nhẹ hay không?

Mong được hồi âm của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

2.1. Về hành vi giết người

Trường hợp của anh bạn có hành động chống cự lại chỉ nhằm mục đích ngăn cản, chống trả lại việc bị tấn công của người đàn ông kia chứ không phải nhằm mục đích gây ra cái chết cho người đó.

Tuy nhiên hành động của anh bạn lại dẫn đến hậu quả chết người. Và việc chết người này là nằm ngoài ý muốn chủ quan của anh bạn, vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 126 – :

“Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.”

Như vậy, hành vi của anh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 126.

2.2. Về tình tiết giảm nhẹ

“Đầu thú” là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 51 , để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Cũng cần chú ý là, trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 51 ,

Quy định tại Điều 51 ,

“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.”

3. Giết người cướp tài sản thuộc cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng ?

Thưa luật sư, xin hỏi: A lợi dụng đêm tối vào nhà bà B (60 tuổi, độc thân) . Bị chủ nhà phát hiện, A dùng gậy gỗ đánh mạnh vào đầu bà B, sau đó lục tìm lấy tiền, vàng. Khi lấy được tiền, vàng, điện thoại của bà B (trị giá 60 triệu đồng) định bỏ đi thì phát hiện bà B còn sống, A đã bóp cổ nạn nhân đến chết.

A sau đó đã bị tòa án kết án về theo khoản 1 điều 123 và tội cướp tài sản theo khoản 2 điều 168 Bộ luật hình sự 2015. Câu hỏi: và tội cướp tài sản mà A thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc cấu thành tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng ? Tại sao ?

Xin cảm ơn.

– N.T.L.A

Giết người cướp tài sản thuộc cấu thành tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng ?

Luật sư trả lời:

Bộ luật hình sự quy định về tội giết người như sau:

“Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;”

Với tình tiết của tình huống thì tội giết người thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng.

Bộ luật hình sự quy định về tội cướp tài sản như sau:

“Điều 168. Tội cướp tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.”

Như vậy với mức án mà Tòa tuyên thì tội cướp tài sản thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác !

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *