Giấy Ủy quyền có bắt buộc cả 2 bên cùng phải ký không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hình thức và nội dung của giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện nay cần đáp ứng những nội dung cơ bản nào để có hiệu lực pháp lý và một số vướng mắc pháp lý liên quan đến hoạt động ủy quyền sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. có bắt buộc cả 2 bên cùng phải ký không?

Chào Luật sư, xin hỏi: Tôi hiện đang là nhân viên của một công ty ở Hà Nội, hôm trước tôi có được Sếp giao cho việc soạn giấy Ủy quyền cho khách hàng. Tôi có lên google tìm kiếm và thấy có rất nhiều mẫu giấy Ủy quyền khác nhau, có mẫu thì chỉ cần bên Ủy quyền ký xác nhận, có mẫu thì lại cần cả bên Ủy quyền và bên nhận Ủy quyền ký xác nhận. Tôi cũng không biết đâu mới là mẫu chuẩn ?

Mong Luật sư giải đáp.

Giấy Ủy quyền có bắt buộc cả 2 bên cùng phải ký không?

lập, soạn thảo gọi số:

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, bạn cần hiểu thế nào là

Giấy ủy quyền Là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền.

Thứ hai, chủ thể ủy quyền

Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương).

Thứ ba, về bản chất của giấy Ủy quyền

Giấy ủy quyền bản chất là một giao dịch dân sự (sự thỏa thuận hay hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự).

Có thể là sự thỏa thuận giữa các bên hoặc hành vi đơn phương về việc lập . Nhưng thông thường là việc lập giấy ủy quyền đơn phương của 01 bên.

Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành cũng có quy định về giao dịch dân sự như sau:

Thứ tư, giá trị của giấy ủy quyền

– Khi việc ủy quyền, không cần có sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương)

– Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

– Nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

Thứ năm, về thời hạn của giấy ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định.

Tóm lại, giấy ủy quyền về bản chất là hành vi pháp lý đơn phương nên chỉ cần bên ủy quyền ký xác nhận là đủ giá trị về mặt pháp lý.

Bạn có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền dưới đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

——- o0o ——-

……, Ngày ….. tháng ….. năm …..

GIẤY UỶ QUYỀN

Căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ ……………………………………………………………………………………………………….;

NGƯỜI UỶ QUYỀN:

Họ và tên: ……………………………………………………………………………………………………..

Ngày sinh: ……………………………………………………………………………………………………..

Số căn cước công dân: ………………………………………………………………………………………;

Ngày cấp:…………………………………; Nơi cấp: …………………………………………………..

NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN:

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………………

Ngày sinh: ………………………………………………………………………………………………………

Số Căn cước công dân:……………………………………………………………………………………….;

Ngày cấp: …………………………..…; nơi cấp: ……………………………………………………………

Bằng giấy ủy quyền này Người Nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người Ủy quyền thực hiện các công việc sau:

Điều 1: Nội dung và phạm vi ủy quyền(1)

1. .……………………………………………………………………………………………………………….

2. .……………………………………………………………………………………………………………….

3. .……………………………………………………………………………………………………………….

Điều 2: Thời hạn ủy quyền

Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày ……/…../…….

NGƯỜI ỦY QUYỀN

(Ký, ghi rõ họ tên)

(1) Nội dung ủy quyền:

Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, theo đó nên nêu rõ ràng về nội dung, phạm vi ủy quyền;

– Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng Công chứng để chứng thực chữ ký ủy quyền (nếu giấy ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân). Trong trường hợp này, cán bộ tư pháp xã phường đóng vai trò là người chứng kiến/người làm chứng xác nhận việc các bên có đầy đủ năng lực dân sự (khả năng nhận thức và điều kiển hành vi) và tự nguyện tham gia quan hệ ủy quyền.

– Trong một số giao dịch không yêu cầu bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước (UBND xã, Văn phòng công chứng…) thì có thể nhờ bên thứ 3 không liên quan đến quyền và lợi ích trong hoạt động ủy quyền ký xác nhận với vai trò là người làm chứng. Hoặc nếu không có người làm chứng, không muốn có người làm chứng thì bỏ nội dung này trong trường hợp đó tòa án vẫn chấp thuận nếu phát sinh tranh chấp về sau và hai bên tự nguyện thỏa thuận các nội dung không trái với quy định của pháp luật hiện hành.

2. Tư vấn để làm chủ quyền (QSDĐ) nhà đất ?

Thưa luật sư, cho tôi xin được hỏi là : Hiện nay mẹ, em tôi và tôi đang ở căn nhà do ông bà nội tôi đứng tên trên đất đai ( chỉ có bằng khoán và đóng trước bạ, nhà chưa làm giấy chủ quyền nhà), ông bà tôi trước khi đi định cư nước ngoài 1995 thì có làm giấy uỷ quyền cho ba tôi , giấy ủy quyền quản lý nhà, đất (chỉ cho quản lý vì thuộc diện vắng chủ nhà).

Ba tôi đã mất cách đây đã lâu. Ông bà và cô chú của tôi hiện đang sống ở nước ngoài đã hơn 20 năm. Bây giờ ông bà tôi muốn tôi đi nhà cho tôi đứng tên thì như thế nào ? Vì tôi dự định xây nhà mà không có giấy chủ quyền nên không xin được ( ông bà tôi đã già , sức khoẻ yếu nên không tiện bay về Việt Nam được ).

Hộ khẩu mẹ, em tôi và tôi ở đó hơn 15 năm, không có tranh chấp gì hết…cho tôi hỏi là tôi có thể làm chủ quyền nhà khi không có ông bà tôi được không? hay là cần phải ông bà và cô chú tôi về Việt Nam thì tôi mới có thể làm giấy chủ quyền nhà do tôi đứng tên mới được.

Xin cám ơn luật sư!

Trả lời:

Thứ nhất, về văn bản ủy quyền của ông bà cho bố bạn: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 589 Bộ luật dân sự thì khi ba bạn mất, việc ủy quyền trên đã chấm dứt.

Thứ hai, về vấn đề đứng tên đăng ký quyền sử dụng đất.

– Cách thứ nhất, ông bà nội bạn nên về để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất rồi sau đó có thể làm thủ tục tặng cho bạn.

– Cách thứ hai, bạn có thể làm theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật đất đai 2013:

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất”.

Quy định này được hướng dẫn chi tiết tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai”.

Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký theo trường hợp này thì bạn và gia đình chỉ được cấp theo hạn mức công nhận đất ở.

Trên đây là tư vấn của Luật sư dựa trên thông tin bạn cung cấp.

3. Lập giấy ủy quyền và lập di chúc cho em trai hưởng tài khoản ngân hàng ?

Chào Xin giấy phép. Tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp: Tôi có tài sản gửi tiền tiết kiệm của ngân hàng Agribank. Hiện tại tôi vẫn khỏe mạnh và minh mẫn.

Tôi muốn lập giấy ủy quyền cho em trai tôi (do tôi không lập gia đình và sống một mình) để sau phòng trường hợp bất khả kháng xảy ra, thì toàn bộ số tiền lãi và gốc đều do em trai tôi sở hữu và có quyền thay tôi để lấy số tiền đó hợp pháp và đúng luật thì tôi phải làm những gì ? (tôi không muốn cho em trai tôi biết vấn đề ủy quyền này). Hơn nữa nếu tôi muốn lập di chúc thì phải làm những gì?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

– Thứ nhất, lập giấy ủy quyền cho em trai

Đối với Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền (ủy quyền đơn phương). Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy.

Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

Vì bạn không muốn em trai bạn biết về việc bạn lập giấy ủy quyền cho em trai bạn để sau phòng trường hợp bất khả kháng xảy ra toàn bộ số tiền lãi và gốc đều do em trai bạn sở hữu và có quyền thay bạn để lấy số tiền đó hợp pháp và đúng luật nên để ủy quyền cho em trai bạn.

– Thứ hai, lập di chúc

Theo quy định thì: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.” (Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Điều 626 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của người lập di chúc thì người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Dành một phần di sản, phân định phần di sản hoặc giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

Do đó, bạn có quyền lập di chúc bằng văn bản để lại khoản tiền tiết kiệm cho em trai bạn.

Tuy nhiên, di chúc bằng văn bản của bạn chỉ hợp pháp và có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật. Do đó, bạn nên đến cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bạn cư trú, để được hướng dẫn cụ thể, cũng như thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực di chúc theo quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật Hành Chính – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *