Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm do giám đốc bệnh viện ký được coi là không hợp lệ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tháng vừa rồi tôi có xin cơ quan cho nghỉ việc để đi khám chữa bệnh 7 ngày và bệnh viện A đã cấp cho tôi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên khi cơ quan tôi có làm hồ sơ gửi lên cơ quan bảo hiểm xã hội Quận B thì cơ quan bảo hiểm này không chấp nhận, họ có giải thích do trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm này chữ ký là chữ ký của giám đốc bệnh viện, không phải là chữ ký của bác sỹ

nên giấy tờ này không có giá trị. Tôi thấy rằng việc giải thích này không được thoả đáng, làm mất quyền lợi của tôi vì vậy tôi mong luật sư giải đáp giúp. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung hỗ trợ giải đáp:

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là gì?

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội là loại giấy tờ do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi họ điều trị ngoại trú (trường hợp điều trị nội trú sẽ thay thế bằng Giấy ra viện hoặc Bệnh án) để hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội, thông thường là chế độ ốm đau hoặc chế độ thai sản – trong trường hợp đi khám thai.

Điều kiện để giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội được coi là hợp lệ?

Theo quy định tại Chương IV về cấp và quản lý Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội được coi là hợp lệ cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:

– Thẩm quyền cấp giấy: Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, cha bệnh đó;

– Phạm vi: Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

– Đảm bảo sự minh bạch: Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Thẩm quyền ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Đúng thẩm quyền cấp là một trong các điều kiện để giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm được cơ quan Bảo hiểm xã hội chấp nhận giải quyết chế độ. Theo quy định tại Điều 20 thông tư số 56/2017/TT-BYT, thẩm quyền cấp được quy định như sau:

Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cu sau đây:

a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, cha bệnh đó;

3. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động được ký giấy chứng nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Từ quy định trên, về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cần lưu ý các vấn đề sau:

1. Cơ sở cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội: Đáp ứng điều kiện là cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động. => Chỉ cần là cơ sở (Phòng khám, bệnh viện,…) thành lập đúng quy định pháp luật và được cấp giấy phép hoạt động sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

2. Người ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội: Là người hành nghề KCB (y, bác sĩ) làm việc tại cơ sở KCB đã được cấp giấy phép hoạt động.

  • Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH;
  • Trường hợp người đứng đầu cơ sở KCB hoặc người được ủy quyền đồng thời là người KCB thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp. (Quy định tại phụ lục 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT -mục 4 Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị trong mục Hướng dẫn ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội).

Đối chiếu với quy định nêu trên:

Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác s KCB. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội vẫn được coi là hợp lệ.

Như vậy, với trường hợp của bạn, nếu giám đốc bệnh viện cũng tham gia khám, chữa bệnh thì việc ký tên vào Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoàn toàn đúng thẩm quyền.

Nếu như cơ quan bảo hiểm xã hội quận B vẫn từ chối giải quyết vì lý do chữ ký chưa hợp lệ thì bạn có thể xem xét làm hồ sơ đề nghị cơ quan bảo hiểm nêu rõ giám đốc bệnh viện không phải là người hành nghề tại cơ sở y tế đó.

Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội không chứng minh được, và thực tế giám đốc bệnh viện cũng đồng thời là người khám chữa bệnh nhưng cơ quan BHXH vẫn không giải quyết thì bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới Cơ quan BHXH quận B.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *