Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai thực hiện như thế nào ?

Đặt cọc mua bán đất đai là một trong bước quan trọng để thực hiện việc mua bán đất đai, các bên có thể ký kết hợp đồng mua bán đất đai trực tiếp hoặc ký hợp đồng đặt cọc mua bán đển có thời gian chuẩn bị về tài chính. Luật sư tư vấn và giải đáp thêm về vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có cọc 1 căn nhà 120tr nhưng sau khi tìm hiểu có tranh chấp với chủ cũ nên tôi không mua nữa, sau khi thương lượng với người bán thì họ đồng ý cho tôi nhận lại cọc nhưng hẹn 3 tuần sau mới trả lại. Có ghi giấy cam kết và lăn tay, vậy nếu sau thời gian này tôi không nhận được tiền tôi có thể kiện ra toà không. Và giấy tay có giá trị không ?

Cảm ơn luật sư!

Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai ?

gọi số:

Luật sư trả lời:

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, đối với hợp đồng đặt cọc mà bên đặt cọc là bên không thực hiện hợp đồng thì bên đặt cọc có trách nhiệm bồi thường cọc:

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn chấm dứt vì lỗi của bên nhận đặt cọc và hai bên đã thỏa thuận và đi đến thống nhất là bên nhận đặt cọc sẽ trả lại tiền cọc khi bạn từ chối trong trường hợp này, hơn nữa đã có cam kết thì bạn hoàn toàn có quyền kiện ra Tòa án nếu có tranh chấp.

Trân trọng./.

2. Ba qua đời không để lại di chúc thì tài sản đất đai (sổ đỏ dứng bên ba) chia như thế nào ?

Dạ luật sư cho em hỏi vấn đề này ạ: Bà nội em có cho bố em một lô đất và bố em đứng tên sổ đỏ, sau cơn bệnh bố em mất, không để lại di chúc. Gia đình em gồm 5 thành viên trong hộ khẩu, mẹ kế, vợ con em và em nhưng bà nội em tính sang sổ đỏ nội em đứng tên, nếu em không đồng ý và không có chữ kí của em thì nội em có sang tên sổ đỏ được không ạ và em có đươc quyền lợi gì trong sổ đỏ của gia đình em ạ ?

Mong luật sư cho e xin lời giải đáp a.

Người gửi : Đặng Quốc D

Ba qua đời không để lại di chúc thì tài sản đất đai (sổ đỏ dứng bên ba) chia như thế nào ?

gọi ngay số:

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, di sản của người chết để lại theo quy định của pháp luật được chia theo di chúc, trường hợp không có di chúc thì sẽ chia theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo pháp luật việc chia theo pháp luật sẽ chia cho những hàng thừa kế, bắt đầu là hàng thừa kế thứ nhất như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Đối chiếu với trường hợp của gia đình bạn thì hàng thừa kế thứ nhất gồm: bà nội; vợ của bố; và bạn (3 người).

Những người thừa kế cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau; vì thế khi một người trong ba người thừa kế muốn đứng tên toàn bộ miếng đất thì phải có sự đồng ý của hai người còn lại; bà nội không thể tự ý chuyển sang tên mình được. Quyền lợi của bạn, như đã nói ở trên thì bạn có quyền thừa kế tài sản, có nghĩa nếu trong trường hợp cả ba người thừa kế không có ai từ chối nhận di sản thừa kế thì bạn là người được đồng đứng tên trong sổ đỏ.

Trân trọng./.

3. Chồng đi làm xa, vợ ở nhà tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với mảnh đất là tài sản chung được không ?

Chào luật sư! Hiện tại gia đình tôi đang xảy ra mâu thuẫn về tình trạng hôn nhân trên tài sản chung vợ chồng tôi có 1 lô đất chưa có giấy tờ quyền sử dụng đất. Tôi đi làm xa và nghe tin vợ tôi đang đo đạc đất đai để làm thủ tục chui không có chữ ký của tôi nhằm đòi quyền lợi từ mảnh đất trên… Vậy tôi xin hỏi là tôi có quyền kiện địa chính nhà đất và vợ tôi về việc cố ý chiếm đoạt tài sản khi ly hôn ko?

Xin cảm ơn !

Chồng đi làm xa, vợ ở nhà tự làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với mảnh đất là tài sản chung được không ?

gọi số:

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì:

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Như vậy, phần diện tích đất nêu trên có được sau khi kết hôn nên nó là tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng hai. Bạn phải được đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có quyền sở hữu đối với tài sản là quyền sử dụng mảnh đất đó nếu được cấp. Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên một mình vợ bạn thì dù trên Sổ không có tên bạn, bạn vẫn có quyền đối với phần đất này.

Nếu diện tích đất trên mà hai vợ chồng đang tranh chấp với nhau về quyền sử dụng diện tích đất đó thì theo quy định pháp luật đát đai diện tích đất đó sẽ không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 và Điều 101 .

VÌ vậy, để có phương hướng giải quyết cụ thể và chính xác nhất chúng tôi cần bạn xác minh chính xác hành vi trên để có cở sở thực hiện quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện nếu có hành vi xâm phạm quyền của anh. Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp !

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

4. Chót tặng cho quyền sử dụng đất trong lúc say, liệu có giá trị pháp lý ?

Kính chào luật sư, Mong luật sư tư vấn dùm tôi trường hợp sau : Ông nội tôi có 3 người con 1 trai 2 gái, nhưng khi ông nội tôi mất ông không để lại di chúc và cũng không có sổ đỏ, nên bây giờ ba tôi họp gia đình để làm sổ đỏ, nhưng trước đó vì khi say xin ba tôi đã viết 1 tờ giấy nhường lại đất đai cho cô tôi. Vậy tôi xin hỏi giấy nhường lại phần đất đó do bố tôi viết có giá trị không?

Xin cảm ơn !

Chót tặng cho quyền sử dụng đất trong lúc say, liệu có giá trị pháp lý ?

Luật tư vấn luật Đất đai về tặng cho tài sản nhà đất, gọi:

Luật sư tư vấn:

Nếu như ba bạn trong lúc say mà viết giấy tặng cho cô bạn phần đất thì tờ giấy đó không có giá trị pháp lý bởi các lý do sau:

– Thứ nhất, phần đất đó chưa hoàn toàn thuộc sở hữu của ba bạn. Đất này là di sản thừa kế của ông bà để lại, ông mà mất không để lại di chúc nên về di sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, những người ở hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng di sản mà ông bà để lại. Cụ thể:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người ở hàng thừa kế thứ nhất trong trường hợp này bao gồm: cha mẹ của ông (nếu còn sống), bà nội, 3 người con. Những người này có quyền được hưởng phần di sản như nhau, tức là ba bạn không có toàn quyền quyết định đối với mảnh đất trên.

– Thứ hai, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ba bạn và cô là giấy tờ viết tay, không có công chứng, chứng thực nên sẽ bị vô hiệu về hình thức. Cụ thể, Khoản 3 Điều 167 ( hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013) quy định:

3.a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

Như vậy, để có thể tư vấn chính xác và chi tiết nhất, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi ! Xin cảm ơn vui lòng liên hệ.

Trân trọng./.

5. Mua đất chỉ mình chồng đứng tên có phải tài sản chung ?

Thưa luật sư, Hiện tại vợ chồng tôi muốn mua đất. Nhưng do tôi ở xa chồng nên muốn để chồng 1 mình đứng tên trong sổ đỏ có được không. Nếu được tôi cần có những giấy tờ gì và quyền lợi của tôi đến đâu khi để chồng tôi đứng tên trên giấy tờ như vậy ?

Xin cảm ơn luật sư !

Người gửi : Nguyễn Thị T

Mua đất chỉ mình chồng đứng tên có phải tài sản chung ?

Luật sư trả lời:

Trường hợp này chị có thể làm văn bản ủy quyền để cho chồng đại diện đứng tên; tuy nhiên hiện nay theo quy định của thì khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng, giấy chứng nhận phải để tên của cả hai vợ chồng:

Điều 5:

1. Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo quy định sau:

d) Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ chồng thì ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân, địa chỉ thường trú của cả vợ và chồng như quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;

Về nguyên tắc tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, vì vậy quyền lợi của chị vẫn được đảm bảo.

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *