Giải pháp nào để phòng ngừa hành vi xâm phạn bản quyền tác phẩm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay, Việc ngang nhiên xâm phạm bản quyền tác giả ở nước ta không phải là điều hiếm gặp. Luật sư phân tích một số trường hợp tranh chấp bản quyền tác giả điển hình để Quý khách hàng có những nhìn nhận và đánh giá riêng biệt:

Mục lục bài viết

1. Giải pháp nào để phòng ngừa hành vi xâm phạn bản quyền tác phẩm viết, truyện ngắn ?

Trên báo Văn Nghệ số 26, ra ngày 25/6, có đăng truyện ngắn “Máu của lá” của tác giả Phạm Minh Phong. Nhận thấy nội dung tác phẩm này giống “như khuôn đúc” với truyện ngắn “Máu của lá” trong tập “Người sót lại của rừng cười” (NXB Phụ Nữ, 2005) của mình, nhà văn Võ Thị Hảo đã bày tỏ nỗi bức xúc.

– Đã bao giờ chị lấy bút danh Phạm Minh Phong để gửi truyện ngắn “Máu của lá” lên báo?

– Tôi là Võ Thị Hảo chứ không phải Phạm Minh Phong. Tôi không bao giờ cần thiết phải lấy bút danh này.

– Truyện “Máu của lá” được chị viết từ bao giờ?

– Tôi viết xong vào tháng 6/1992.

– Truyện được dựa trên ý tưởng nào?

– Khơi gợi ý tưởng cho truyện Máu của lá là số phận một người em gái bạn thân của tôi, hiện sống ở Mai Dịch. Nhưng đó chỉ là sự khơi gợi, cuộc sống hiện nay của cô khác với cuộc sống của nhân vật Tâm trong truyện. Ở tác phẩm Máu của lá, tôi để nhân vật Tâm sống bằng ảo tưởng, bằng những hình ảnh đẹp của một tình yêu không có thật. Có ba người đàn ông đã thay phiên nhau viết những lá chất chứa đầy yêu thương, an ủi động viên Tâm, giúp Tâm có thêm nghị lực để sống.

>>

– Truyện “Máu của lá” đã in mấy lần?

– Trên hai lần, một lần ở báo và một lần ở sách, tôi có thể chứng minh ngay lập tức. Truyện ngắn này đã in trong tập truyện đầu tay của tôi là Biển cứu rỗi, tác phẩm được trao giải trong cuộc thi Truyện ngắn và Tiểu thuyết của NXB Hà Nội. Cùng năm đó, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và Y Ban cũng đoạt giải.

– Chị nghĩ gì khi truyện “Máu của lá” đăng báo nhưng tên tác giả lại là Phạm Minh Phong?

– Tôi đọc dứt cái truyện này và thấy người có tên Phạm Minh Phong đạo truyện của tôi đến hơn 99%. Anh ta “vui tính” đến mức copy y chang từ tiêu đề truyện ngắn, đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Chỉ khác có điều, tên các nhân vật được anh ta thay toàn bộ. Tôi thấy đó là sự trắng trợn, nếu như tôi không nhìn tận mắt, tôi sẽ không tin vào điều này.

Tôi thấy Phạm Minh Phong đang “giỡn chơi”, chứ một người bình thường không ai làm trò hề như thế. Đây là sự vi phạm bản quyền trắng trợn, nhất là khi chúng ta đang tham gia công ước Berne và luật sở hữu trí tuệ.

– Chị nghĩ gì về tình trạng đạo văn ngày nay?

– Tôi quan niệm rằng: Nếu anh không viết được văn thì anh có thể về nhà đi cày bừa, làm thuê cuốc mướn, hoặc anh có thể làm nghề nghiệp sang trọng nào khác. Chứ lôi văn chương ra để đạo, để tiến thân bằng con đường văn chương quả thật là nguy hiểm. Người xưa đã nói: “Lập thân tối hạ thị văn chương”. Khi anh đạo văn trắng trợn để đi vào nghề viết, đó là sự thiệt hại lớn cho bạn đọc. Tôi nghĩ rằng, nhất thiết, mỗi người viết đều cần có trách nhiệm công dân trước tiên.

Về việc này, dù tôi có là người thờ ơ hay rộng lượng đến đâu cũng không thể im lặng được. Tôi sẽ kiện đến tận cùng để tìm ra chân lý của sự thật.

Minh KHuê (biên tập)

2. Tranh chấp sở hữu trí tuệ: Bản quyền giao thông

Anh Phạm Văn Tiệp, là một doanh nhân, vừa gửi lên Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Anh cho biết từ việc tập Yoga, từ lâu anh đã có ý tưởng thiết kế mô hình giao thông theo nguyên lý chuyển động liên tục của bộ môn dưỡng sinh. Đến tháng 7-2008, giải pháp “Giao diện mềm nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của anh được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, do Phó Cục trưởng Vũ Văn Hoan ký.

Nhờ sáng kiến này, người đi đường không phải dừng xe chờ đèn đỏ.

Thay vì để chiều đi lại ngược xuôi cắt nhau trực tiếp ở các ngã tư, gần một tháng nay, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chặn ngang nút giao, tận dụng dải phân cách lớn làm đảo chắn, buộc phương tiện giao thông phải chạy theo vòng xuyến. Từ đó bỏ hẳn việc dừng xe chờ đèn xanh-đỏ, xóa được các điểm ùn tắc do chờ đèn tín hiệu. Thế nhưng một doanh nhân ở quận Đống Đa khiếu nại về sáng kiến này vì doanh nghiệp cho rằng đã vi phạm bản quyền.

Sở “xài chùa”?

Anh Phạm Văn Tiệp, là một doanh nhân, vừa gửi đơn khiếu nại lên Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Anh cho biết từ việc tập Yoga, từ lâu anh đã có ý tưởng thiết kế mô hình giao thông theo nguyên lý chuyển động liên tục của bộ môn dưỡng sinh. Đến tháng 7-2008, giải pháp “Giao diện mềm nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của anh được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, do Phó Cục trưởng Vũ Văn Hoan ký. Anh Tiệp đã gửi công trình ấy bằng cả văn bản và đĩa CD tới Bộ Giao thông Vận tải, UBND và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Thậm chí sáng kiến này còn được Tạp chí Giao Thông Vận Tải của Bộ Giao thông Vận tải và Báo Bạn Đường thuộc Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chọn đăng tải như một giải pháp hữu ích trong việc chống ùn tắc giao thông.

>>

Sao chép sẽ phải chịu trách nhiệm

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, anh Tiệp cho rằng giải pháp chống ùn tắc mà Sở Giao thông Vận tải đang triển khai đã “xài chùa” sáng kiến của mình mà không hề hỏi ý kiến tác giả. “Tôi không có ý đòi hỏi quyền lợi vật chất mà chỉ mong người sử dụng sự thừa nhận về danh nghĩa để khuyến khích những người có ý tưởng với sự phát triển của xã hội” – anh Tiệp nói.

Về phía cơ quan Sở, Chánh thanh tra Thạch Như Sỹ cho biết đã nhận được ý kiến khiếu nại này. Ông cũng xác nhận là đã được xem bản phôtô công trình của anh Tiếp nhưng thấy “chẳng có gì mới mà Sở cần phải học tập, tiếp thu”.

Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Vũ Ngọc Hoan, người ký giấy chứng nhận quyền tác giả cho anh Tiệp, lại cho rằng văn bằng của Cục có giá trị bảo hộ quyền tác giả kể cả 50 năm sau khi tác giả mất. “Tất cả những sao chép tác phẩm, công trình mà Cục đã cấp chứng nhận sẽ bị xem xét trách nhiệm liên đới”. Ông Hoan cho hay sẽ xem xét trường hợp anh Tiệp phản ánh.

Luật sư Trần Đình Triển, Đoàn luật sư Hà Nội:

Giao diện khó có thể coi là một phát minh

Về “giao diện mềm” của anh Tiệp khó có thể coi là một phát minh được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, việc Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận là chưa hợp lý, cần xem xét lại.

Luật sư Hà Đăng, Đoàn luật sư Hà Nội:

Chỉ nên coi đó là một ý tưởng

Giải pháp của anh Tiệp chỉ nên coi là một công trình nghiên cứu và nếu cơ quan nhà nước có áp dụng một phần ý tưởng ấy phục vụ mục đích công cộng thì cũng là điều chấp nhận được.

Bà Phan Thị Ngọc Lan, Giám đốc Công ty Sở hữu trí tuệ An Nguyên:

Cần đặt ra ngoại lệ để phục vụ lợi ích cộng đồng

Luật Sở hữu trí tuệ có bảo vệ quyền tác giả, song cũng đặt ra ngoại lệ cho phép nhà nước quyền cưỡng chế thực thi một giải pháp nào đó nhằm phục vụ cho lợi ích cấp thiết của cộng đồng xã hội trong trường hợp không thể thỏa thuận được với tác giả.

(: sưu tầm và biên tập)

3. Tranh chấp bản đối với bản phối âm Karaoke ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Bản phối âm đối với đầu đĩa hát karaoke thì có được xem là bản quyền tác giả không ? Thực tiễn pháp lý đã xảy ra tranh chấp bản quyền về lĩnh vực này chưa ? xin viện dẫn một vụ việc cụ thể?

Cảm ơn!

Trả lời:

Ngày 25-11 – 2009, TAND TP.HCM đã thụ lý vụ Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) kiện Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ-Sản xuất điện tử Cali và Công ty TNHH Thương mại-Dịch vụ Đông Hải. Maseco tỏ ra bức xúc vì cho rằng mình đã phải tốn rất nhiều công sức, chi phí để sáng tạo ra các sản phẩm phối âm MIDI từ các bài hát có sẵn.

Theo đơn kiện, Maseco cho rằng Cali và Đông Hải đã xâm phạm quyền tác giả bài phối âm MIDI Karaoke của mình nên yêu cầu hai công ty trên chấm dứt hành vi xâm phạm, thu hồi toàn bộ số đĩa karaoke đã bán ra thị trường và xin lỗi công khai. Ngoài ra, Cali còn phải bồi thường hơn 8 tỉ đồng, Đông Hải bồi thường gần 4,5 tỉ đồng và thanh toán 380 triệu đồng tiền bản quyền cho Maseco.

Sử dụng không xin phép?

Maseco là nhà sản xuất đầu đĩa thương hiệu Arirang. Năm 2004, Maseco đã được Cục Bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận quyền tác giả cho bài phối âm Maseco Midi Vision từ Vol 1 đến Vol 36 với hơn 3.000 bài hát thể hiện dưới hình thức tập tin định dạng MIDI.

Sự việc trở nên ầm ĩ khi Maseco gửi văn bản tới cơ quan chức năng tố cáo nhiều công ty, trong đó có Cali và Đông Hải đã tự ý sử dụng các sản phẩm phối âm MIDI Karaoke của Maseco để kinh doanh thu lợi. Maseco cũng gửi nhiều văn bản cho Cali và Đông Hải yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm và thu hồi toàn bộ đĩa karaoke đã bán ra thị trường.

Phúc đáp Maseco, Cali khẳng định mình chỉ có chức năng sản xuất các mặt hàng điện tử, không có chức năng sản xuất, phát hành, kinh doanh băng đĩa nên không liên quan gì. Cali chỉ thừa nhận trong quá trình bán các đầu máy karaoke sáu số mang nhãn hiệu California, có bán kèm đĩa nhạc mua lại từ Đông Hải.

Còn Đông Hải thì bảo việc tạo ra sản phẩm phối âm karaoke định dạng tập tin MIDI dựa trên các bài hát có sẵn là khá đơn giản, chỉ cần một nhạc sĩ với một cây organ. Từ năm 2001 đến nay, Đông Hải đã tung ra thị trường gần 3.000 sản phẩm như thế, đều được cấp phép, tem lưu hành của Cục Nghệ thuật biểu diễn và Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch TP.HCM. Việc Maseco quy kết Đông Hải xâm phạm bản quyền là vội vàng bởi từ khi Maseco tố cáo đến nay vẫn chưa có cơ quan nào kết luận đúng sai.

Nhờ tòa phân xử

Không giải quyết xong, Maseco đã ủy quyền cho một công ty luật xúc tiến các thủ tục cần thiết để khởi kiện.

Trong , phía Maseco chỉ đích danh là Đông Hải sản xuất, phát hành trên thị trường đĩa DVD karaoke Vol 11 từ đầu năm nay. Trong đĩa DVD này có sử dụng trái phép các tác phẩm phối âm MIDI mà Maseco là chủ sở hữu quyền tác giả, tốn rất nhiều công sức, chi phí để sáng tạo ra từ các bài hát có sẵn.

Về phần Cali, Maseco cho rằng Cali là doanh nghiệp sản xuất đầu máy DVD Karaoke chuyên dùng cho mục đích sử dụng đĩa MIDI Karaoke Vol 11 của Đông Hải sản xuất, phát hành và đã thu được rất nhiều lợi nhuận. Trong đầu đĩa DVD của Cali có các tác phẩm mà Maseco là chủ sở hữu quyền tác giả hợp pháp. Hành vi phân phối đĩa DVD Midi Karaoke của Cali đã trực tiếp xâm phạm đến quyền phân phối tác phẩm của Maseco, vốn được Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ.

Tiến sĩ luật Lê Nết:

Phải được chủ tác phẩm gốc cho phép

Pháp luật đã quy định người nào sáng tạo ra tác phẩm thì người đó là tác giả của tác phẩm và được pháp luật bảo vệ quyền tác giả. Bên cạnh những tác phẩm nguyên bản (tác phẩm gốc) còn có các tác phẩm phái sinh (dịch, chuyển thể, cải biên, phóng tác… từ tác phẩm gốc). Nếu có sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm gốc thì ai sáng tạo ra một tác phẩm phái sinh là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.

Trong vụ kiện này, giấy chứng nhận quyền tác giả của Maseco có giá trị là chứng cứ nhưng cũng cần xác định rõ khi tiến hành phối âm các bài hát, phía Maseco đã có sự đồng ý của các chủ sở hữu các tác phẩm gốc hay chưa. Đây mới là điều quan trọng.

Nếu Maseco đã được toàn bộ chủ sở hữu các tác phẩm gốc đồng ý thì Maseco là tác giả của các tác phẩm phái sinh. Pháp luật bảo hộ quyền tác giả này cho Maseco. Bất cứ ai khi sử dụng những tác phẩm này đều phải có sự đồng ý của Maseco, nếu không là vi phạm quyền tác giả.

Còn nếu như Maseco chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu các bài hát gốc được phối âm thì chính Maseco là người . Lúc này chỉ có chủ sở hữu của các bài hát gốc mới có quyền kiện chứ Maseco không thể là “người vi phạm đi kiện người vi phạm”.

Chúng ta cũng không loại trừ trường hợp Đông Hải tự phối âm các bài hát trên theo sự cho phép của các chủ sở hữu tác phẩm gốc. Nếu như có sự giống nhau với những bài phối âm của Maseco thì đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tranh chấp sẽ được giải quyết nếu bên nào chứng minh được tác phẩm của bên kia là sự sao chép toàn bộ hay phần lớn tác phẩm của mình. Và trong mọi trường hợp, nếu chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu bài hát gốc mà công ty nào sử dụng bài hát để phối âm thì công ty đó vi phạm quyền tác giả.

(biên tập)

4. Để mua được bản quyền các tác phẩm văn học của các nhà xuất bản Mỹ

Làm thế nào để mua được bản quyền của các tác phẩm văn học nước ngoài, đặc biệt là của các nhà xuất bản của Mỹ đang là câu hỏi đặt ra đối với hầu hết các nhà xuất bản trong nước. Không mua được bản quyền cũng đồng nghĩa với việc các đề tài sách dịch bị đình trệ, và điều thiệt thòi cuối cùng là việc tiếp cận với những văn hoá, khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, thương mại, văn học nước ngoài… của bạn đọc cũng bị chững lại theo.

Vào những năm trước ở một số nhà xuất bản, sách dịch chiếm gần 50 % đề tài thì hiện nay, từ khi Công ước Berne có hiệu lực ở Việt Nam, việc mua bản quyền của các nhà xuất bản (NXB) nước ngoài lâm vào tình trạng khó khăn. Một số nhà xuất bản đã có mối quan hệ từ trước với đối tác thì khá tự tin trong giao dịch về bản quyền. Nhưng cũng có không ít các nhà xuất bản đến giờ vẫn còn lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào trong giao dich để mua bản quyền. Có một số NXB đã gửi thư đến tác giả hoặc các nhà xuất bản nước ngoài nhưng đợi mãi vẫn không có hồi âm, dường như những bức thư đó bị nhầm địa chỉ hoặc rơi vào quên lãng…

Để giúp cho các nhà xuất bản có thể chủ động và thành công trong việc thương thảo về bản quyền, bài viết này xin cung cấp những thông tin liên quan đến giao dịch và điều kiện cơ bản để được phép sử dụng bản quyền tác phẩm của các xuất bản của Mỹ.

Hiện nay, Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ (AAP) có khoảng 310 thành viên, đây là tổ chức thương mại của ngành xuất bản sách của Mỹ. Một trong những chức năng quan trọng nhất của AAP là giúp đỡ việc bảo vệ bản quyền của các thành viên. Để thực hiện công việc quan trọng này, AAP đã thành lập Uỷ ban tư vấn về bản quyền và thực hiện việc cấp phép với mong muốn giúp đỡ cho các tổ chức, cá nhân bản quyền đối với những xuất bản phẩm của các thành viên thuộc AAP có những thông tin đúng và chính xác để thực hiện giao dịch.

Về hồ sơ xin bản quyền, các nhà xuất bản cần tuân thủ theo hai nguyên tắc: Thứ nhất, gửi thư trình bày yêu cầu của nhà xuất bản. Thứ hai, luôn đưa ra một thời hạn nhất định cho yêu cầu ban đầu của nhà xuất bản. Nếu nhà xuất bản có một thời hạn cuối cùng nhưng chủ sở hữu quyền vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu của NXB thì tốt nhất NXB nên gọi điện thoại cho bộ phận chịu trách nhiệm về bản quyền và cấp phép để thông báo về thời hạn của mình. Các NXB cần biết rằng thường thì bộ phận chịu trách nhiệm cấp phép sẽ trả lời đề nghị của NXB, trong vòng từ 4 đến 8 tuần. Quá thời hạn này, nếu NXB không nhận được trả lời thì nên gửi tiếp một bức thư, nhưng đừng gửi bản sao của đề nghị trước đó trừ, khi bản sao có ghi ngày của yêu cầu gốc và được đánh dấu rõ ràng “Bản sao”.

Để giúp cho việc giao dịch bản quyền có hiệu quả, song song với hai yêu cầu trên, các Nhà xuất bản còn cần chú trọng đến việc: “Luôn đưa ra càng nhiều thông tin về tác phẩm và ý định sử dụng càng tốt”. Các thông tin về tác phẩm mà bạn muốn sử dụng bao gồm:

– Tên của tác phẩm mà nhà xuất bản muốn xuất bản.

– Tác giả của tác phẩm mà nhà xuất bản muốn xuất bản.

– Mã số sách quốc tế (ISBN) của tác phẩm mà nhà xuất bản muốn xuất bản.

– Nếu muốn sử dụng phần tài liệu nào đó trong tác phẩm để xuất bản thì chỉ rõ và đưa ra số trang chính xác. (Ví dụ, nếu bạn muốn sử dụng một chương, phần cụ thể từ một tác phẩm, bạn phải nêu ra tiêu đề và tác giả của chương, phần đó).

Các nhà xuất bản cũng cần quan tâm đến tín dụng, khả năng thanh toán. Phải thảo luận cụ thể với bên giữ bản quyền để được phép xuất bản và thủ tục thanh toán chi trả tiền bản quyền.

Thông tin về cách thức nhà xuất bản muốn sử dụng tác phẩm bao gồm 5 vấn đề:

Thứ nhất, tác phẩm này có được sử dụng trong lớp học hay không? Chi rõ tên trường, tên khoá học, học kỳ nào, giáo sư và số học viên trong lớp (ước tính nếu cần thiết), ai sẽ là người tiếp cận với tác phẩm (ví dụ như Sinh viên, độc giả nói chung, …)

Thứ hai, tác phẩm này sẽ được xuất bản hay không? Gồm bất kỳ thông tin nào gắn liền với tác phẩm cuối cùng (như là nhà xuất bản và ngày dự định xuất bản lần đầu). Có bao nhiêu bản được xuất bản? Tất cả có được dùng để bán không? Mỗi bản sẽ có giá bán bao nhiêu? Phần trăm của tác phẩm cuối cùng có bao gồm tài liệu của người nắm quyền lợi hay không?

Thứ ba, tác phẩm này có đồng thời được đưa lên Internet không? Nếu có, phải xác minh những trang mà tác phẩm được đăng tải và nó sẽ được đăng tải trong bao lâu? (ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc). Website này có được bảo vệ bởi mật khẩu không? Nếu như trực tuyến, việc tải tác phẩm, in và sao chép có bị hạn chế hay không? Nếu có thì hạn chế như thế nào?

Thứ tư, tác phẩm sẽ được phân phối trong các khu vực và thị trường nào?

Thứ năm, tác phẩm này có cần được dịch sang các thứ tiếng khác hay không?

Thông qua website của AAP (), các nhà xuất bản sẽ tìm được những liên kết đến trang chủ của các thành viên AAP. Nếu bạn không thể xác định vị trí của các thành viên, có thể liên hệ trực tiếp với Ms. Barbara Meredith ở số điện thoại: +1 (212) 255-0200 số lẻ 223.

Vấn đề đặt ra đối với các NXB là: để mua được bản quyền các tác phẩm văn học của các NXB Mỹ, NXB càng nghiên cứu kỹ trước khi liên hệ về bản quyền thì các NXB nước ngoài nói chung và NXB của Mỹ nói riêng sẽ càng nhanh chóng hồi âm đề nghị hợp tác, mua bản quyền của các nhà xuất bản.

( sưu tầm và biên tập)

5. Tranh chấp bản Quyền – Muốn thắng phải chuẩn bị kỹ

Vụ tranh chấp bản quyền phần mềm Lemon3 coi như đã khép lại, mở đường cho việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin qua con đưềng tòa án.

Sau ba phiên họp với Hội đồng giám định, ông Hoàng Tấn Tài, Giám đốc Công ty TNHH P.C.I, đã phải thừa nhận “có sử dụng phần lớn mã nguồn và tài liệu hướng dẫn của chương trình phần mềm Lemon3 và một số tài liệu bên ngoài của Công ty TNHH Tin học Ŀịnh Gia (DigiNet).

Trong buổi hòa giải tại tòa hồi giữa tháng 10, P.C.I đã chấp nhận yêu cầu của DigiNet:

(1) Công khai xin lỗi và trả lại mã nguồn cho DigiNet, cam kết không lưu trữ mã nguồn và phát tán các tài liệu đã sao chép của DigiNet dưới tên gọi Lever4 hoặc bất cứ tên gọi nào khác;

(2) Bồi thường cho DigiNet một khoản tiền.

Vì thế, theo Chánh tòa kinh tế Tòa án nhân dân Tp.HCM Phạm Xuân Thọ, vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ về phần mềm lần đầu tiên ở Việt Nam bằng con đường tòa án giữa DigiNet và P.C.I sẽ có phán quyết của tòa vào cuối tháng 10 này.

Vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được giới công nghệ thông tin trong và ngoài nước quan tâm đã khép lại. Nhưng theo nhận định của giới luật sư, từ vụ kiện này sẽ mở ra một con đưềng cho các vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ trong thềi gian tới – con đưềng tòa án.

Nhiều doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho rằng, nạn ăn cắp phần mềm hiện nay diễn ra khá phổ biến nhưng vì chuyện kiện tụng quá phức tạp nên các doanh nghiệp thưềng ngại. Với ông Trần Ŀào Anh, Giám đốc Công ty DigiNet, cũng thế, khi phát hiện phần mềm Lemon3 của mình bị P.C.I sao chép thành Lever4, ông Anh “rất phẫn nộ nhưng lại không biết hệ thống pháp luật có giúp mình bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình hay không.

Nhưng vì phần mềm bị sao chép ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, uy tín của DigiNet với khách hàng nên ông Anh chấp nhận “vô phúc đáo tụng đình” – đi tiên phong trong việc giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án. Ông Anh nhớ lại: “Phải mất rất lâu tôi mới hiểu ra vấn đề: phải chứng minh được mình là chủ thật sự của phần mềm. Và càng làm tôi càng thấy rõ: hệ thống pháp luật bảo vệ được tác quyền phần mềm chỉ khi nào tác giả lưu trữ cẩn thận quá trình làm việc sáng tạo của mình”.

Trong tranh chấp sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm, theo ông Anh, việc lưu trữ hồ sơ rất quan trọng. Ông cho biết phải mất hơn một tháng ông mới hoàn tất việc sắp xếp, hệ thống lại hồ sơ. Từ những văn bản phác thảo ý tưởng của phần mềm, lịch phân công các lập trình viên viết từng phần của phần mềm, địa chỉ của các lập trình viên không còn làm ở công ty… đều được thu thập để chứng minh tại tòa. “P.C.I thua vì họ đuối lý – copy thì làm sao có được những tài liệu như DigiNet”, ông Anh nói.

Một kinh nghiệm nữa, theo ông Anh, là phương pháp trình bày tại tòa. Vì tranh chấp liên quan đến phần mềm nên yếu tố kỹ thuật rất phức tạp, nếu trình bày không khéo, tòa sẽ không hiểu. “Nhờ luật sư, tôi đã chọn cách trình bày những nét chính yếu của vụ việc, sau đó tòa yêu cầu chi tiết ở phần nào thì mình đáp ứng yêu cầu của tòa ở phần đó, ông Anh nói.

Hơn nữa, trong quá trình diễn ra vụ tranh chấp, ông Anh cũng liên tục trao đổi với luật sư của mình, ông phải trả lời những câu hỏi phản biện của luật sư kiểu như “anh có gì để chứng minh?”. Vì đã “thuộc bài nên ông Anh trình bày rành mạch – tòa dễ hiểu.

Nhờ có đầy đủ hồ sơ chứng minh phần mềm Lemon3 là của mình, cộng với phương pháp chứng minh rõ ràng dễ hiểu nên vụ việc đã được tòa án giải quyết tương đối nhanh. DigiNet đã thắng kiện, và theo ông Đào Anh, kết quả tương xứng với công sức mà DigiNet bỏ ra để theo đuổi.

(: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

——————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. ;

7. ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *