Giải đáp một số vướng mắc về pháp luật sở hữu trí tuệ.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

 2. Luật sư tư vấn:

Anh chị tư vấn cho em biết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá khăn ướt ở hai mục sản xuất và kinh doanh. Em cám ơn anh chị.

Chào quý công ty, mình đang muốn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, công ty có thể cho mình biết quy trình và giá cho việc đăng ký các đối tượng sau được không: 1. Mình cần đăng ký nhãn hiệu MOLETTY : cho nhóm hàng hóa số 11 2. Đăng ký kiểu dáng sản phẩm của các hàng hóa mang nhãn hiệu MOLETTY Mình chân thành cảm ơn!

Theo Luật sở hữu trí tuệ thì cá nhân/ tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do mình sản xuất. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Điều 86 quy định: Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

 – Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

 – Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

– Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, gồm các tài liệu sau:

a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

b) Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu

c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

d) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

đ) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Nộp đơn đăng ký KDCN gồm những tài liệu sau:

a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

b) Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp

c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

d) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

đ) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn: Hồ sơ nộp tại Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở tại tp. Hà Nội hoặc tổ chức đại diện của Cục SHTT tại tp.Đà Nẵng và tp. Hồ Chí Minh.

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp tiến hành thẩm định đơn:

– Thẩm định hình thức: tiến hành trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đơn; đơn đăng ký nhãn hiệu bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây:

+ Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức;

+ Đối tượng nêu trong đơn là đối tượng không được bảo hộ;

+ Người nộp đơn không có quyền đăng ký, kể cả trường hợp quyền đăng ký cùng thuộc nhiều tổ chức, cá nhân nhưng một hoặc một số người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn;

+ Đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn 

+ Người nộp đơn không nộp phí và lệ phí.

Nếu đơn không đáp ứng yêu cầu về hình thức thì ra thông báo dự định không chấp nhận đơn hợp lệ và ấn định thời gian để người nộp đơn sửa chữa. Trường hợp không sửa chữa thì thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ; nếu người nộp đơn sửa chữa/ sửa chữa không hợp lệ thì thông báo từ chối đơn

Nếu đơn đăng ký không thuộc các trường hợp trên, thì ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và công bố đơn.

– Thẩm định nội dung đơn trong thời hạn 9 tháng đối với nhãn hiệu và 7 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp kể từ ngày công bố đơn, đơn bị từ chối cấp văn bằng bảo hội khi thuộc các trường hợp sau:

+ Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;

+ Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất 

+ Đơn có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.

Đơn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu/ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp khi không thuộc các trường hợp trên và người nộp đơn nộp lệ phí.

Phí, lệ phí : thực hiện theo quy định của Thông tư 263/2016/TT-BTC.

Hãy giúp tôi phân biệt rõ ba đối tượng: tên doanh nghiệp, tên thương mại và nhãn hiệu. Chân thành cảm ơn.

Theo quy định của Điều 38 Luật Doanh nghiệp thì: Tên doanh nghiệp là tên gọi của tổ chức được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, được gắn tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Theo quy định của Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 thì:

– Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác

 Dưới đây là bảng phân biệt các điểm khác nhau giữa: tên doanh nghiệp, tên thương mại và nhãn hiệu mà bạn có thể tham khảo:

Tiêu chí

phân biệt

Tên thương mại

Nhãn hiệu

Tên doanh nghiệp

Chức năng

phân biệt chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

phân biệt hàng hóa của tổ chức, cá nhân này với tổ chức cá nhân khác

phân biệt giữa các doanh nghiệp.

phân biệt tư cách pháp lý của các doanh nghiệp

Cơ sở xác lập quyền

xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó

thông qua thủ tục đăng ký nhãn hiệu với cơ quan quản lý SHCN

xác lập khi đăng ký doanh nghiệp

Phạm vi bảo hộ

trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh

-bảo hộ trong phạm vi cả nước

-bảo hộ trên thế giới đối với nhãn hiệu nổi tiếng

trong phạm vi cả nước

Thành phần cấu tạo

chứa thành phần mô tả (thông tin về lĩnh vực kinh doanh, sản xuất) và tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi)

gồm chữ cái, từ ngữ, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó

gồm hai thành tố: tên loại hình doanh nghiệp và tên riêng (Công ty Cổ phần sữa Hà Nội)

Thời hạn bảo hộ

Vô thời hạn

10 năm, có thể gia hạn nhiều lần mỗi lần không quá 10 năm

không hạn chế

Pháp luật điều chỉnh

được điều chỉnh bởi pháp luật SHTT

được điều chỉnh bởi pháp luật SHTT

được điều chỉnh bởi pháp luật doanh nghiệp

 

Bên mình có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu logo trên cục sở hữu trí tuệ VN và kết quả trả về là bị trùng với một công ty khác, nhãn hiệu của mình chỉ được bảo hộ phần hình, còn phần chữ không được bảo hộ vì trùng nhóm 35.37 của một công ty khác. Bên mình đăng ký là nhóm 09. Vậy mình hỏi bên bạn là có cách nào giải quyết không ? Nếu có cách giải quyết mà mình muốn Công ty Xin giấy phép đại diện để thực hiện thủ tục thì thời gian và chi phí như thế nào. Mình cảm ơn!

 Điều kiện bảo hộ với nhãn hiệu là phải đáp ứng đồng thời hai yếu tố sau:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Một nhãn hiệu được coi là không có khả năng phân biệt khi thuộc một trong các trường hợp tại điều 74, khoản 2 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009; căn cứ thông tin bạn cung cấp nhãn hiệu mà công ty bạn đăng ký có thể đã không thỏa mãn về khả năng phân biệt: “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên.” 

Để xác định không có khả năng phân biệt trong trường hợp này, cần xem xét đồng thời mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty kia ( Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ và quản lý nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 119/2010/NĐ-CP🙂

– Dấu hiệu trùng (cùng cấu tạo, cách trình bày) hoặc tương tự (cách phát âm, phiên âm với dấu hiệu chữ)

– Gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng, thừa nhận rộng rãi

– Hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu bị nhầm lẫn phải trùng/ tương tự (về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng, có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ đã được bảo hộ)

Vì bạn không cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà công ty kia đã được bảo hộ nhãn hiệu nên có thể chia thành hai trường hợp như sau:

– Thứ nhất, dấu hiệu chữ trong mẫu nhãn hiệu đăng ký của công ty bạn trùng với dấu hiệu chữ của công ty kia, nhưng hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ không trùng/ tương tự; trường hợp này vẫn được bảo hộ là nhãn hiệu.

– Thứ hai, dấu hiệu chữ trong mẫu nhãn hiệu đăng ký của công ty bạn trùng với dấu hiệu chữ của công ty kia và trùng/ tương tự cả về hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trường hợp này công ty bạn sẽ không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Để có thể được bảo hộ nhãn hiệu công ty nên sáng tạo ra mẫu nhãn hiệu có phần chữ khác biệt, không trùng hay tương tự với mẫu nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức đã được bảo hộ nhãn hiệu đối với nhóm hàng hóa số 09 theo Bảng phân loại Nice10.

Đối với yêu cầu Công ty đại diện thực hiện thủ tục đăng ký, bạn vui lòng gọi điện đến số tổng đài tư vấn của Công ty Xin giấy phép:  để được tư vấn cụ thể và cung cấp phí dịch vụ.

Dear anh, chị. Anh/chị cho em xin báo giá, công ty em muốn đăng ký tên thương hiệu, thủ tục ra sao? Trong thời gian bao lâu thì có được giấy chứng nhận thương hiệu. Thanks anh/chị.

 Đối với câu hỏi này, bạn vui lòng gọi điện đến số tổng đài tư vấn của Công ty Xin giấy phép:  để được tư vấn cụ thể và cung cấp phí dịch vụ.

Chào luật sự ! Hiện tại tôi đang có một số thắc mắc mong được giải đáp: Công ty tôi có mua bản quyền 1 phần mềm, hiện tại tôi muốn đăng kí bản quyền thương hiệu. Vậy tôi muốn hỏi thủ tục đăng kí cần những gì và cách thức đăng kí như thế nào?

1. Các tài liệu cần có: 

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

– 02 Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả

– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

2. Cách thức đăng ký

Chủ sở hữu nộp đơn đăng ký hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi chủ sở hữu quyền cư trú/có trụ sở (nơi công ty có trụ sở)

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *